
Tình người... bắt rắn! “Vật giống súng” của ông Sướng Bó củi và con rắn |
![]() |
Cán bộ ngành văn hóa Thừa Thiên - Huế ngày đầu tiên mặc áo dài đi làm. Ảnh: T.P |
Những bộ áo dài mà ngành văn hóa ở Huế đang giới thiệu để cho bàn dân thiên hạ biết với những “người mẫu” khoác lên người đẹp không? Đẹp chứ! Nếu thân hình tôi mỹ miều như thế tôi cũng muốn diện vào đến nơi công quyền và tạo ra điều gì đấy mới mẻ, ít nhất là về trang phục. Tiện không? Điều này thì tôi không chắc vì nếu tiện có lẽ cha ông ta ngày xưa đã chẳng chuyển sang âu phục như bây giờ.
Nhưng có đẹp hay tiện hoặc không thì hạ hồi phân giải và có mặc, có thử, có đi đến công sở dần dà rồi mới trả lời được những tranh cãi hiện giờ. Tuy nhiên điều mà tôi quan tâm hơn cả là “Chiếc áo có làm nên... công chức?”.
Công chức đến nơi làm với những bộ quần áo đẹp đẽ, chỉnh tề và nghiêm túc là điều mà bất kỳ cơ quan công quyền nào cũng cần có và nên hướng tới. Nhưng sẽ tốt hơn, hay hơn và thiết thực hơn khi họ làm việc, phục vụ người dân và thực hiện chức trách ngày một chu đáo, đầy đủ hơn. Dù gì thì đi làm là vì công việc và áo dài khăn đóng như một “trang trí” cho mọi thứ sinh động hơn mà thôi.
Tôi thích đọc những dòng như thế này hơn tin áo dài đang tràn ngập: “Thay vì “2 tại chỗ” chỉ tiếp nhận và trả kết quả tại Bộ phận một cửa như mô hình đang thực hiện thì Thừa Thiên - Huế đã thí điểm “4 tại chỗ” gồm tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt và trả kết quả”.
Tôi mong những “quyết tâm” sau đây đi vào hiện thực hơn chỉ trên văn bản: “Việc này góp phần bảo đảm các thủ tục hành chính được giải quyết thuận tiện, nhanh chóng, cắt giảm chi phí, thời gian của công dân, tổ chức; công khai, minh bạch quá trình giải quyết hồ sơ, ngăn chặn tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, quan liêu”.
Tôi ủng hộ những tư duy như thế này: "Việc nhân viên Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh mặc áo dài nhằm nhắc nhở cho thế hệ sau không quên trang phục truyền thống của dân tộc, vừa là tiên phong quảng bá hình ảnh áo dài Việt Nam. Nhiều quốc gia trên thế giới cũng đang khuyến khích người dân mặc trang phục truyền thống khi đi làm như Malaysia, Indonesia...". Tuy nhiên tôi và có lẽ rất nhiều người nữa vẫn xem trọng kết quả mà những nhân viên ấy mang lại từ công việc, nhiệm vụ của họ hơn là mặc cái gì!
Những tà áo dài hay bộ trang phục truyền thống của nam công chức, nữ nhân viên ở Thừa Thiên Huế hay rồi tỉnh thành nào đó sẽ làm theo cũng chỉ là lạ rồi quen mắt theo thời gian và cũng bớt được chú ý dần.
Nhưng kết quả của công việc, thái độ của công chức, cách thức người dân được đối xử... sẽ là những tiêu chí mà dân chúng sẽ theo sát dài lâu, xem xét hàng ngày và chờ đợi những kết quả tốt đẹp năm này qua năm khác.
Sẽ còn những trái chiều bất tận và ý kiến xuôi ngược. Nhưng tôi tin khi mặc bất cứ thứ gì miễn là phù hợp với công sở mà cán bộ, công chức phục vụ đất nước này tốt hơn, hành xử với người dân tử tế, đàng hoàng hơn thì họ sẽ được ủng hộ.
Còn ngược lại, những tiếng thở dài, nỗi chán chường và cả nhiều điều phê phán nặng nề sẽ phải nhận bởi “Chiếc áo không làm nên... công chức”.
![]() Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 9/9, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã vượt con số 27,7 triệu, hơn 900 ... |
![]() Gần đây, các hội nhóm công nhân xôn xao rủ nhau tới các quán ăn vặt "nhất định phải thử" gần khu công nghiệp. Trong ... |
![]() Một năm học mới lại bắt đầu. Người công nhân đã "méo mặt" với dịch bệnh, công việc, các khoản chi tiêu, nay lại ... |
Đọc nhiều
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Thìa sữa trong viện

Kinh hoàng sữa giả

“Miếng cơm” từ cây gạo
Tin tức khác

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu
