Hà Nội nới lỏng điều kiện hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19
Người lao động

Hà Nội nới lỏng điều kiện hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

Duy Chương
Tác giả: Duy Chương
UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 5073 về sửa đổi, bổ sung một số điều tại Quyết định số 3642 ngày 21/7/2021 của UBND Thành phố về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội. Quyết định số 5073 có hiệu lực từ ngày 2/12/2021.
Hà Nội nới lỏng điều kiện hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19
Quyết định số 5073 mở rộng đối tượng, nới lỏng điều kiện hỗ trợ người lao động (Ảnh minh họa)

Theo đó, nếu như trước đây, Hà Nội chỉ hỗ trợ các trường hợp F0, F1 đã kết thúc điều trị, hoàn thành cách ly tại nhà; các trường hợp F0, F1 đã kết thúc điều trị, hoàn thành cách ly tại cơ sở y tế, cơ sở cách ly trước ngày Quyết định số 3642 có hiệu lực; các trường hợp F0, F1 đang cách ly tại cơ sở được chọn làm nơi cách ly tập trung trên địa bàn (ngoài các cơ sở cách ly tập trung đang giao Sở Y tế, Công an Thành phố, Bộ Tư lệnh Thủ đô quản lý).

Thì hiện nay, đối tượng hỗ trợ bao gồm cả trường hợp F0, F1 hoàn thành cách ly tại khách sạn, resort... Thời gian hoàn thành cách ly trước khi Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực.

Điều này đồng nghĩa với việc các trường hợp F0, F1 đã kết thúc điều trị trước ngày 7/7/2021 cũng được hỗ trợ, thay vì trước ngày 21/7 như trước đây.

Đáng chú ý, chính sách hỗ trợ đối với trẻ em và người đang điều trị Covid-19, cách ly y tế có hỗ trợ thêm đối với trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật.

Chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động; chính sách hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương... cũng được điều chỉnh, bổ sung theo hướng đơn giản thủ tục, tăng trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị chức năng.

Cũng theo Quyết định số 5073, hộ kinh doanh bị ảnh hưởng sâu bởi dịch Covid-19 thuộc đối tượng hỗ trợ là hộ có đăng ký kinh doanh và có trong danh bạ của cơ quan thuế thay vì chỉ quy định chung chung. Hộ kinh doanh được hỗ trợ bổ sung đối tượng người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp...

Những quy định mới sẽ tạo điều kiện để Hà Nội có thêm nhiều người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do Covid-19 được tiếp cận, thụ hưởng các chính sách, nguồn lực hỗ trợ an sinh xã hội.

Tổng LĐLĐ Việt Nam làm việc với Tỉnh ủy Nam Định về xây dựng thiết chế Công đoàn Tổng LĐLĐ Việt Nam làm việc với Tỉnh ủy Nam Định về xây dựng thiết chế Công đoàn

Một nội dung quan trọng được thảo luận trong buổi làm việc giữa đoàn công tác của Tổng LĐLĐ Việt Nam và Tỉnh ủy - ...

Thiếu lao động dịp cuối năm, nhiều doanh nghiệp ở Bình Dương ra đường tuyển dụng gấp Thiếu lao động dịp cuối năm, nhiều doanh nghiệp ở Bình Dương ra đường tuyển dụng gấp

Sau đợt dịch Covid-19 lần thứ 4, các doanh nghiệp tại Bình Dương đang hồi phục và tăng tốc sản xuất dịp cuối năm nhưng ...

Công nhân chật vật đi đòi nợ Bảo hiểm xã hội sau khi nghỉ việc Công nhân chật vật đi đòi nợ Bảo hiểm xã hội sau khi nghỉ việc

Hàng trăm công nhân sau thời gian dài nghỉ việc tại Công ty TNHH May Minh Hoàng 2 (KCN Điện Nam - Điện Ngọc, Quảng ...

Tin mới hơn

Học để làm chủ công việc, làm chủ cuộc đời

Học để làm chủ công việc, làm chủ cuộc đời

Trong nhà xưởng, công trường, dây chuyền sản xuất, có hàng nghìn máy vận hành ngày đêm. Nhưng “cỗ máy” lớn nhất, bền bỉ nhất, chính là trí tuệ và đôi tay của người lao động. Nếu không học, không cập nhật tri thức công nhân sẽ bị “bỏ lại” trong “guồng quay” khắc nghiệt của thời đại.
Đội ngũ công nhân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đội ngũ công nhân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Đảng ta đã xác định tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia; định vị lại và khuyến khích phát huy vai trò của kinh tế tư nhân, huy động mọi nguồn lực cho phát triển; cùng với đó là sắp xếp lại hệ thống bộ máy tổ chức, bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao - trong đó, việc phát huy vai trò của đội ngũ công nhân có vai trò vô cùng quan trọng.
Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khi nền kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp và tiến hành phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, văn hóa công nhân là chủ đề đặc biệt được quan tâm, trong đó có mục tiêu đóng góp cho tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết chia sẻ quan điểm của tác giả về xây dựng văn hóa công nhân, đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam bắt đầu chuyển sang phát triển bền vững hiện nay.

Tin tức khác

Công nhân Việt Nam và hành trình không nghỉ

Công nhân Việt Nam và hành trình không nghỉ

50 năm sau ngày đất nước thống nhất, đã qua rồi cái thời khó khăn gian khổ, khi công nhân phải vật lộn với từng miếng cơm manh áo trong những nhà máy xí nghiệp cũ kỹ. Giờ đây, công nhân Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ, trở thành những người tiên phong trong kỷ nguyên công nghiệp 4.0, làm chủ công nghệ hiện đại, vận hành những hệ thống tự động hóa tinh vi, và là lực lượng không thể thiếu trong nền kinh tế số đang phát triển mạnh mẽ…
Học để hoàn thiện nhân cách, làm giàu trí tuệ

Học để hoàn thiện nhân cách, làm giàu trí tuệ

Chưa bao giờ thế giới thay đổi nhanh như hôm nay. Công nghệ phát triển mỗi giờ, mỗi phút. Một kỹ năng có thể lạc hậu chỉ sau vài năm. Một công nghệ có thể thay đổi cả ngành nghề. Trong dòng xoáy ấy, nếu không học, người lao động sẽ lạc nhịp, tụt hậu, thậm chí bị đào thải.
Những cơ hội học tập “trong tầm tay” cho công nhân thời đại mới

Những cơ hội học tập “trong tầm tay” cho công nhân thời đại mới

"Học để không bị bỏ lại phía sau" - thông điệp từ Tổng Bí thư Tô Lâm càng trở nên cấp thiết khi thị trường lao động liên tục biến động. Vậy, người công nhân cần trang bị những gì và học như thế nào trong bối cảnh mới? Những giải pháp học tập linh hoạt, thiết thực đang mở ra nhiều cơ hội hơn bao giờ hết để người lao động nâng cao năng lực, khẳng định giá trị bản thân.
Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Sửa đổi quy định về điều kiện tuổi của thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trong Luật BHXH 2024 là lời hồi đáp đầy nhân văn dành cho hàng triệu người lao động và gia đình họ, những người đã âm thầm cống hiến cả cuộc đời cho sự phát triển của đất nước.
Học để không bị bỏ lại phía sau

Học để không bị bỏ lại phía sau

Cách mạng số đang định hình lại sâu sắc thị trường lao động việc làm, đặt ra yêu cầu cấp bách để thích ứng. Để không chỉ tồn tại mà còn kiến tạo giá trị bền vững, người lao động cần phát huy mạnh mẽ tinh thần học tập suốt đời, với sự đồng hành, tiếp sức chiến lược và hiệu quả từ tổ chức Công đoàn.
Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Với nhiều người lao động, đặc biệt là công nhân nghỉ hưu không hẳn là “dấu chấm hết” cho một hành trình làm việc, mà có khi lại là khởi đầu cho một giai đoạn mới đầy trăn trở: “Tiếp tục cống hiến hay dừng lại”?
Xem thêm