
"Ước mơ được đi làm, kiếm tiền đã trở thành hiện thực" Hệ thống "Giặt là sẻ chia" tuyển lao động khuyết tật |
Mặc dù Nhà nước đã có nhiều chính sách đặc thù để đảm bảo quyền và lợi ích của người khuyết tật nhưng thực tế họ vẫn gặp rất nhiều thiệt thòi. Đặc biệt là ở những không gian công cộng, những khu vui chơi, giải trí hiện nay, việc tính toán công năng sử dụng dung hòa cho cả người khuyết tật cũng như cộng đồng chung chưa thực sự được lưu tâm.
![]() |
Em Hà Đan (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) rất vui khi trải nghiệm các trò chơi dành cho người khuyết tật. Ảnh: ĐVCC. |
Lần đầu tiên, cộng đồng người khuyết tật của quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) được thỏa thích trải nghiệm một không gian công cộng và nêu lên ý kiến của mình, trong một hoạt động do Mạng lưới Vì Hà Nội đáng sống, ECUE và Doanh nghiệp xã hội Think Playgrounds tổ chức nhân Ngày Quốc tế Người khuyết tật 3/12.
Bà Phạm Thị Hiền - Chủ tịch Hội Người khuyết tật quận Hoàn Kiếm cho biết, đây là lần đầu tiên người khuyết tật được mời tham gia trải nghiệm thực tế để góp ý trực tiếp cho việc thiết kế sân chơi và vườn rừng.
“Tôi thấy việc làm rất ý nghĩa và cần thiết vì khi sân chơi mà người khuyết tật sử dụng được thì người già hay trẻ em cũng sẽ sử dụng được”, bà Hiền cũng cho biết việc cải tạo những không gian công cộng như bờ vở sông Hồng là bằng chứng sống động của việc Đảng ủy, HĐND và UBND quận Hoàn Kiếm hiện thực hóa sự quan tâm của Đảng và Nhà Nước đối với người khuyết tật. Việc tham vấn người khuyết tật cũng là cách thực hiện nguyên tắc “các vấn đề của người khuyết tật thì không thể thiếu sự tham gia của người khuyết tật”.
![]() |
Nụ cười luôn thường trực trên môi khi cậu bé khuyết tật được mẹ dắt tới một nơi công cộng và thoả thích vui chơi như thế này. Ảnh: ĐVCC. |
Câu chuyện trải nghiệm một không gian công cộng không phải ai cũng giống ai. Mỗi người khuyết tật sẽ có những khó khăn riêng, rất cần sự quan tâm, giúp đỡ của cộng đồng. Có rất nhiều ý kiến góp ý của người khuyết tật cho các thiết bị thể thao, thiết kế không gian, bảng thông tin hướng dẫn để làm cho sân chơi dung hợp và phù hợp hơn cho người khuyết tật và trẻ tự kỷ.
Là một người khuyết tật, anh Nguyễn Đức Quyền (ở 23 phố Phúc Tân, phường Phúc Tân) đã thử chơi nhiều thiết bị khác nhau và cho biết, các thiết bị ở đây khá đa dạng.
“Tôi rất thích các thiết bị có thể ngồi để tập luyện. Nếu các ghế ngồi thấp hơn chút thì sẽ rất tốt. Ngoài ra, các đường vào nên làm thoai thoải hơn và nền sân nên làm phẳng hơn để người đi xe lăn có thể thuận tiện di chuyển. Cũng nên có các thiết bị chơi đơn giản cho các cháu tự kỷ có thể tham gia”, anh Quyền rất vui khi tham gia hoạt động trải nghiệm sân chơi, vườn rừng và góp ý cho các đơn vị thi công.
![]() |
Nhiều người khuyết tật rất vui khi tham gia hoạt động trải nghiệm sân chơi, vườn rừng. Ảnh: ĐVCC. |
Theo ông Lê Quang Bình - điều phối viên Vì một Hà Nội đáng sống thì việc tổ chức cho người khuyết tật và trẻ tự kỷ trải nghiệm sân chơi trực tiếp rất cần thiết và hữu ích.
Thứ nhất, đơn vị thiết kế có thông tin để tích hợp ngay vào công trình sân chơi và vườn rừng ở bờ vở.
Thứ hai, người khuyết tật có cơ hội tham gia góp ý, thực hiện quyền của họ.
Thứ ba, cộng đồng dân cư cũng như các bên liên quan học hỏi về nhu cầu của người khuyết tật để từ đó thúc đẩy việc thực hiện các công trình công cộng trong thành phố phù hợp hơn.
Ông Bình cũng cho biết: “Khi tham gia vào các không gian công cộng như công viên, sân chơi, hay vườn rừng... người khuyết tật sẽ có cơ hội bình đẳng để phát triển về thể chất, tinh thần và kết nối xã hội. Từ đó, góp phần cải thiện cơ hội giáo dục, việc làm, và giải trí cũng như khả năng thực hiện các quyền công dân của người khuyết tật”.
Bà Chu Kim Đức - Giám đốc Think Playgrounds, đơn vị chủ trì thiết kế và hỗ trợ cộng đồng quản lý, duy trì Công viên rừng Chương Dương bày tỏ tin tưởng rằng, hoạt động này sẽ góp phần tăng cường tính hòa nhập cho các thiết kế sân chơi ở khu bờ vở cũng như các công viên của Think playgrounds với các cộng đồng đô thị.
Công viên rừng tại bờ vở Sông Hồng là không gian công cộng hiếm hoi của người dân hai phường Chương Dương và Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm. Ước mong của những người dân sống bên bờ sông là có thêm nhiều không gian công cộng như thế này trong thời gian tới. Thế nhưng trong ước mơ chung ấy, người khuyết tật lại có ước mơ riêng mình là họ được hòa nhập. Điều họ cần là được hòa nhập thực sự, được hưởng thụ những không gian chung của cộng đồng mà không cần phải suy nghĩ tới hai từ “rào cản”.
Video: Mong muốn của người khuyết tật và gia đình về sân chơi cho người khuyết tật. Nguồn: ĐVCC
Bà Tredene Dobson - Đại sứ New Zealand, nhà tài trợ Chương trình cho biết: “New Zealand luôn nhất quán trong cam kết hỗ trợ người khuyết tật tại Việt Nam, cũng như cam kết phối hợp với các đối tác trong nước nhằm đảm bảo người khuyết tật có thể tham gia vào đời sống xã hội một cách bình đẳng. Quan trọng nhất là làm sao dỡ bỏ các rào cản đối với người khuyết tật và tăng khả năng tiếp cận của họ với các dịch vụ thiết yếu cũng như không gian công cộng. Chúng tôi rất vui được cộng tác với quận Hoàn Kiếm, Mạng lưới Vì một Hà Nội đáng sống, ECUE và Thinkplaygrounds trong dự án này nhằm giúp người khuyết tật hưởng lợi nhiều hơn từ các không gian công cộng xanh sạch đẹp của Hà Nội”.
Bà Tredene Dobson cũng bày tỏ sự hài lòng với việc tham vấn người khuyết tật và trẻ em tự kỷ tại sân chơi vườn rừng, cũng như sự tham gia của người khuyết tật vào quá trình thiết kế các dự án. “Việc tham gia trực tiếp như vậy sẽ đảm bảo tính bền vững và ý nghĩa thiết thực của các dự án đối với cộng đồng”, bà Tredene Dobson nhấn mạnh.
Nước ta hiện có trên 7 triệu người khuyết tật, chiếm hơn 7,06% dân số từ 2 tuổi trở lên; trong đó người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng chiếm khoảng 28,9%, khoảng 10% người khuyết tật thuộc hộ nghèo và cận nghèo. Số người khuyết tật được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng và cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí đạt trên 1,6 triệu người. Các bệnh viện đa khoa trung ương, tỉnh và huyện đều có khoa phục hồi chức năng, 20 tỉnh/thành phố thành lập được trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập và 107 cơ sở giáo dục chuyên biệt cho trẻ em khuyết tật không đến được trường lớp bình thường, đã thống nhất được ngôn ngữ kí hiệu và chữ nổi Brail trong toàn quốc. Hằng năm, có khoảng 19 nghìn người khuyết tật được dạy nghề tạo việc làm; giới thiệu việc làm cho khoảng trên 20 nghìn lượt người khuyết tật với tỷ lệ thành công đạt trên 50%, khoảng gần 40 nghìn người khuyết tật được vay vốn Quỹ quốc gia về việc làm với lãi suất ưu đãi… |
![]() Tham gia "Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật" sáng 23/11/2023, nhiều người khuyết tật TP Hà ... |
![]() Ông Nguyễn Kim Khôi – Giám đốc Công ty TNHH Xã hội 3/12 cho biết, hiện doanh nghiệp đang tuyển dụng người khuyết tật không ... |
![]() Các huấn luyện viên, vận động viên thể thao người khuyết tật có thành tích xuất sắc được trao tặng Huân chương Lao động hạng ... |
Tin mới hơn

VietinBank cho vay ưu đãi, phát triển nông nghiệp bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Samsung Electronics HCMC CE Complex (SEHC) khởi công dự án điện mặt trời mái nhà

Samsung tiếp tục tổ chức sự kiện SIC TECH DAY 2025 tại Hà Nội
Tin tức khác

An cư từ 200 nghìn đồng/ngày: HDBank biến giấc mơ nhà ở thành hiện thực

So sánh BYD Sealion 6 Premium và Jaecoo J7 PHEV

Xe máy Honda sắp có công nghệ hỗ trợ lái như ô tô

Phó Tổng Giám đốc VietinBank nhận giải thưởng “Nhà lãnh đạo IT của năm"

VietinBank tiên phong triển khai bảo lãnh dự thầu điện tử trên eGP
