Giải pháp tăng chất lượng nguồn nhân lực và năng suất lao động
Người lao động - 24/11/2022 09:03 MINH ANH
Tốc độ tăng năng suất lao động không đạt chỉ tiêu
Báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội vừa qua có nêu tốc độ tăng năng suất lao động nước ta năm 2022 dự kiến chỉ đạt 4,7 - 5,2%, không đạt chỉ tiêu 5,5% như kế hoạch. Trong khi đó, Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025 có đặt rõ mục tiêu tốc độ tăng năng suất lao động bình quân trên 6,5%/năm.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp dẫn đến việc chất lượng nguồn nhân lực và năng suất lao động tại Việt Nam chưa cao. Ảnh minh họa. |
Theo TS. Nguyễn Thúy Quỳnh, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Bộ Tài chính, để hiện thực hóa mục tiêu trên, Chính phủ giao Bộ LĐ-TB&XH chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương nghiên cứu hoàn thiện khung pháp luật về phát triển thị trường lao động, nghiên cứu xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật Việc làm trình Chính phủ và Quốc hội xem xét theo hướng phù hợp với các hình thái việc làm mới, quan hệ lao động mới trong kỷ nguyên kỹ thuật số, kinh tế số, kinh tế chia sẻ.
“Thực tế, vài năm trở lại đây tốc độ tăng năng suất lao động của Việt Nam là tương đối cao. Năm 2016 và 2017 là 6,2%, năm 2018 và năm 2019 là 6,6%, năm 2020 gần 4%, năm 2021 dự kiến đạt 4,7 - 5,2%.
Kết quả trên là do tỷ lệ lao động qua đào tạo của chúng ta tăng lên; chuyển dịch cơ cấu lao động theo nhóm ngành với xu hướng tỷ trọng của nhóm ngành Nông, lâm nghiệp - thủy sản có mức năng suất lao động thấp nhất đã giảm xuống. Trong khi, tỷ trọng của nhóm ngành Công nghiệp - xây dựng có mức năng suất lao động cao nhất đã tăng (từ 22,8% lên 33,1%), tỷ trọng của nhóm ngành dịch vụ có mức năng suất lao động cao thứ hai cũng đã tăng lên (từ 33,6% lên 37,7%)”, TS. Nguyễn Thúy Quỳnh chia sẻ.
Nguyên nhân chính dẫn đến năng suất lao động chững lại là tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp; một số ngành, lĩnh vực, vùng miền tỷ lệ này còn chênh lệch nhiều. Bên cạnh đó là sự hạn chế về chất lượng đào tạo, cơ cấu đào tạo giữa lý thuyết và thực tế, kết hợp giữa cơ sở đào tạo và cơ sở sử dụng. Tỷ trọng trình độ công nghệ thấp của công nghiệp chế biến, chế tạo của chúng ta cũng còn lớn. Đặc biệt là còn tình trạng trong nông, lâm nghiệp - thủy sản có một số nơi, ngành vẫn còn “lấy công làm lãi”; trong công nghiệp còn tình trạng công nghiệp hỗ trợ yếu…
|
Lao động khu vực nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn nhân lực. Ảnh minh họa |
Giải pháp thúc đẩy đào tạo chất lượng nguồn nhân lực
Số liệu từ Bộ LĐ-TB&XH cho thấy, ngoài tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, chất lượng lao động cũng có sự chênh lệch rất lớn giữa các vùng.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp/chứng chỉ đạt cao nhất ở vùng Đồng bằng sông Hồng (36,96%), tiếp đến là vùng vùng Đông Nam Bộ (28,34%), vùng Trung du và miền núi phía Bắc (25,99%), vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (25,75%); thấp nhất là 2 vùng Tây Nguyên (16,51%) và vùng Đồng bằng sông Cửu Long (14,61%).
Con số chung của cả nước hiện mới chỉ đạt trên 26%. Nguyên nhân của tình trạng trên chính là do quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đô thị chưa đồng bộ, chưa tính đến phát triển nguồn nhân lực của từng vùng, miền, địa phương.
Theo TS. Nguyễn Thúy Quỳnh, trong giai đoạn tới, các đơn vị đào tạo, quản lý cần định hướng giáo dục theo nhu cầu nhằm tạo ra sự cân bằng trong đào tạo và sử dụng nhân lực ở các ngành nghề, vùng, miền và các thành phần kinh tế, tránh lãng phí không cần thiết khi đào tạo lao động có bằng cấp mà không được sử dụng hay sử dụng sai so với nội dung đào tạo. Hệ thống giáo dục quốc dân cần được hoàn thiện theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập.
“Để rút ngắn khoảng cách về trình độ học vấn cũng như trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn, các chương trình mục tiêu quốc gia cần được xây dựng cơ chế hỗ trợ người dân vùng nông thôn, các dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa… Đầu tư cho giáo dục - đào tạo cần được tăng cường bằng nhiều nguồn khác nhau, trong đó đầu tư từ ngân sách Nhà nước cần tăng lên, đồng thời huy động nhiều hơn, tốt hơn sức dân thông qua đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, xây dựng xã hội học tập”, TS. Nguyễn Thúy Quỳnh nhấn mạnh.
Nhìn nhận năng suất lao động thấp bắt nguồn từ trình độ nguồn nhân lực còn thấp, ThS. Nguyễn Anh Vũ, chuyên gia tài chính cao cấp, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, cho rằng kỹ năng của người lao động là vấn đề chính cần phải khắc phục cải thiện. Hiện nay bản thân người lao động (kể cả người được đào tạo và chưa qua đào tạo) tính kỷ luật lao động phần lớn vẫn chưa cao. Tính tuân thủ kỷ luật lao động thấp, thiếu chặt chẽ dẫn đến trình độ thấp. Trình độ lao động thấp dẫn đến việc lao động Việt Nam không làm được việc ở vị trí then chốt, vị trí tạo ra giá trị cao.
“Vấn đề tiếp theo cần giải quyết nằm ở chính sách và chiến lược. Thực tế, hiện nay cơ cấu nền kinh tế Việt Nam đang đặt lao động phải làm việc ở khu vực không tạo ra được giá trị cao còn nhiều. Ví dụ như lao động ở khu vực nông nghiệp, chiếm tỷ trọng cao 40% lực lượng lao động, trong khi giá trị ngành Nông nghiệp tạo ra chỉ có 15%. Ngược lại, trong các ngành Công nghiệp thu hút nhiều lao động, nhưng lao động Việt Nam chủ yếu nằm ở khâu gia công, chế biến, lắp ráp, vị trí làm việc yêu cầu rất thấp, đặt ra tình thế lao động Việt Nam làm việc không đòi hỏi trình độ cao, năng suất thấp, không có điều kiện nâng cao trình độ. Đây là những vấn đề cần giải quyết bên cạnh việc gia tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo, lao động có trình độ cao”, ThS. Nguyễn Anh Vũ nói.
Việt Nam cần “nâng tầm, tăng chất" lực lượng lao động Hiện nay, Việt Nam đang "chập chững" bước vào giai đoạn hậu "dân số vàng", tiềm ẩn nhiều thách thức, bên cạnh đòi hỏi bức ... |
Chất lượng nguồn nhân lực thấp làm giảm năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Chất lượng nguồn nhân lực thấp dẫn tới năng suất lao động ở các ngành nghề trong nước dù đã được cải thiện nhưng vẫn ... |
Tập trung nâng cao chất lượng sáng kiến giai đoạn 2 Chương trình “01 triệu sáng kiến” Trên quan điểm tập trung vào chất lượng, không chạy theo số lượng, LĐLĐ huyện Như Thanh đã khắc phục những khó khăn của giai ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 09/11/2024 16:41
Phòng trọ tối thiểu 5m2/người: Công nhân vừa mừng vừa lo
Được ở trong phòng trọ rộng rãi, thoáng mát là điều ai cũng mong muốn. Nhưng với công nhân lao động sẽ đi kèm với nỗi lo chi phí thuê trọ tăng cao, vì “tiền nào của nấy”…
Người lao động - 06/11/2024 19:48
Lao động nhập cư và làn sóng “bỏ phố về quê”
Nhiều năm gần đây, người lao động nhập cư ở nhiều thành phố, đô thị lớn dần có xu hướng quay trở về quê hương làm việc. Có nhiều yếu tố tác động đến quyết định này, trong số đó là quan điểm “muốn về gần nhà” và sự thay đổi trong chính sách thu hút nhân lực của các địa phương.
Người lao động - 06/11/2024 13:43
Hàng trăm công nhân tham gia Giải chạy tiếp sức Ekiden lần thứ 2
Công ty TNHH Khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc vừa tổ chức Giải chạy tiếp sức Ekiden lần thứ 2, thu hút sự tham gia của vận động viên tại 17 doanh nghiệp.
Đời sống - 04/11/2024 18:36
Sống xa cha mẹ, con công nhân dễ sống khép kín, thiếu tự tin
Có đến 30,2% trẻ em từ độ tuổi 0 đến dưới 16 là con của công nhân đang phải sống xa cha mẹ. Điều này khiến trẻ đối mặt với nguy cơ thiếu thốn tình cảm và giảm khả năng phát triển toàn diện.
Đời sống - 03/11/2024 12:02
Vay lãi suất thấp, công nhân bị loại vì… thu nhập cao!
“Tôi nghĩ thu nhập càng cao thì càng dễ vay vốn, vì có đủ khả năng trả nợ, đằng này hồ sơ của tôi lại bị loại”, một nam công nhân chia sẻ khi nói về những quy định mới thuộc Thông tư 33 của Ngân hàng Nhà nước.
Người lao động - 01/11/2024 20:11
Dồn tiền bán đất ở quê hơn 1 năm vẫn chưa mua được chung cư Hà Nội
Nhiều năm tích góp, thậm chí bán đất ở quê để nuôi hy vọng mua nhà ở Hà Nội, nhưng người lao động vẫn chật vật vì số tiền gom được không “kịp” theo tốc độ tăng của giá nhà.
- Thu hút thợ hồ, hớt tóc vào tổ chức Công đoàn
- Công đoàn Vietcombank hướng đến “Trọng đức, gần gũi, biết cảm thông và sẻ chia”
- Bố già Vito Corleone và bài học kỷ luật cho giới trẻ trước tình trạng đua xe
- AI Talk - “Góc nhìn từ quá khứ”
- Thầy Nguyễn Văn Thỏn: Ước muốn công đoàn trường là địa chỉ của hạnh phúc