Giải pháp phòng, hành vi chống quấy rối tình dục đối với lao động nữ
Đời sống - 16/07/2022 15:22 ThS. LẠI SƠN TÙNG - Học viện Cảnh sát Nhân dân
Giải pháp phòng, chống hành vi QRTD đối với lao động nữ tại nơi làm việc. Ảnh minh họa. |
Tỷ lệ lớn LĐN bị QRTD
Khoản 9, Điều 3 Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019 quy định: “QRTD tại nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà NLĐ thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động (NSDLĐ)”.
Nhằm cụ thể hóa hơn những nội dung được quy định trên, Khoản 1, Điều 84 Nghị định số 145/2020/ NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về điều kiện lao động và quan hệ lao động (QHLĐ) có nêu rõ, QRTD có thể xảy ra dưới dạng trao đổi như đề nghị, yêu cầu, gợi ý, đe dọa, ép buộc đổi quan hệ tình dục lấy bất kỳ lợi ích nào liên quan đến công việc; hoặc những hành vi có tính chất tình dục không nhằm mục đích trao đổi, nhưng khiến môi trường làm việc trở nên khó chịu và bất an, gây tổn hại về thể chất, tinh thần, hiệu quả công việc và cuộc sống của người bị quấy rối.
Kết quả của một số nghiên cứu, khảo sát cho thấy, hơn 53% LĐN được hỏi xác nhận họ đã bị QRTD hoặc chứng kiến hành vi QRTD; gần 87% cho rằng nạn nhân thường là nữ công nhân. Đa số nạn nhân bị QRTD là LĐN ở độ tuổi từ 18 đến 30. Phần lớn nạn nhân chỉ bắt đầu tìm kiếm sự trợ giúp khi họ bị quấy rối nghiêm trọng trong thời gian dài. Trong đó, có tới 80% nạn nhân được hỏi không hiểu rõ hành vi nào mới được xem là QRTD. Nhiều người cho rằng chỉ khi phát sinh quan hệ tình dục hoặc sờ soạng mới được coi là QRTD; còn những hành vi gọi điện, nhắn tin, chia sẻ hình khiêu dâm…thì chưa phải.
Đã có nhiều vụ việc QRTD tại nơi làm việc gây bức xúc trong dư luận và đối với LĐN. Có thể kể đến vụ việc một nữ chuyên viên Phòng Tài chính kế hoạch huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị tố cáo bị nam đồng nghiệp giở trò đồi bại ngay tại phòng làm việc trong giờ hành chính. Tuy nhiên, nam công chức chỉ bị xử lý theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình và buộc cho thôi việc.
Vụ việc nêu trên là một trong số rất nhiều vụ QRTD đối với LĐN tại nơi làm việc xảy ra trong thời gian qua. Thực tế cũng cho thấy, trước những diễn biến phức tạp do dịch bệnh Covid-19 gây ra, để đảm bảo sản xuất, kinh doanh, nhiều doanh nghiệp đã phải chuyển đổi hình thức sản xuất, kinh doanh sang mô hình “3 tại chỗ”. Trong một môi trường như vậy, các LĐN sẽ gặp nhiều khó khăn, bất tiện và nguy cơ bị QRTD rất dễ xảy ra.
Cán bộ Công đoàn Khu kinh tế tỉnh Quảng Bình tuyên truyền và tư vấn pháp luật cho công nhân Công ty TNHH xuất nhập khẩu công nghiệp Trường Thành. Ảnh: PHÚ CƯỜNG. |
Điều đáng nói, không phải vụ việc nào nạn nhân cũng sẵn sàng báo cáo lãnh đạo và tố cáo đến các cơ quan có thẩm quyền về việc mình bị QRTD tại nơi làm việc. Bởi xuất phát từ tâm lý ngại va chạm của nạn nhân mặc dù bản thân họ rất muốn trừng trị người gây ra hành vi QRTD đối với mình. Thay vì việc tố cáo thì họ thường chọn cách im lặng, không muốn chia sẻ vì mặc cảm, xấu hổ; cũng không dám kể lại hành vi mình bị QRTD cho bạn bè, đồng nghiệp để làm bằng chứng do sợ ảnh hưởng đến danh dự cá nhân, sợ bị trả thù... Bên cạnh đó, bản thân các nạn nhân có thể còn thiếu thông tin về thế nào là hành vi QRTD tại nơi làm việc, trong đó những hành vi nào là hành vi có tính chất tình dục và quy trình báo cáo, xử lý khi có trường hợp bị QRTD xảy ra.
Một số khuyến nghị
Trước thực trạng QRTD đối với LĐN tại nơi làm việc nêu ở trên, để nâng cao hiệu quả phòng, chống hành vi QRTD đối với LĐN tại nơi làm việc, theo chúng tôi, mỗi cá nhân, tổ chức và các cơ quan có thẩm quyền cần thực hiện tốt một số nội dung sau đây.
Xác định rõ thế nào là hành vi QRTD: Khoản 1, Điều 84 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ đã phần nào cụ thể hóa hành vi QRTD tại nơi làm việc, nhưng nhiều hành vi không được nêu cụ thể tại quy định này như gọi điện, nhắn những tin nhắn có yếu tố kích thích tình dục, chia sẻ hình khiêu dâm…có được coi là hành vi có tính chất tình dục hay không thì chưa được cụ thể hóa một cách chi tiết.
Do đó, các cơ quan có thẩm quyền cần có văn bản hướng dẫn một cách thật chi tiết việc xác định thế nào là hành vi có tính chất tình dục nhằm nhận diện một cách thống nhất hành vi QRTD tại nơi làm việc. Liên ngành tư pháp Trung ương hoặc Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao cần sớm nghiên cứu, hình sự hóa hành vi QRTD tại nơi làm việc trong một số trường hợp nhất định để tăng tính răn đe của pháp luật đối với những người có hành vi sai phạm.
Hành động ngay lập tức: Khi xuất hiện bất cứ cáo buộc nào về QRTD tại nơi làm việc, NSDLĐ phải hành động ngay lập tức nhằm đảm bảo cho người được cho là nạn nhân không sợ bị trả thù hoặc không cảm thấy yêu cầu của họ bị lờ đi hay bị coi thường. Mỗi một tổ chức, doanh nghiệp căn cứ vào cơ cấu, tổ chức có thể thành lập một bộ phận chuyên môn để giải quyết triệt để các trường hợp QRTD tại nơi làm việc; ban hành các quy định nhằm thúc đẩy, thực hiện và giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về QRTD để đưa vào nội quy lao động, TƯLĐTT hoặc các quy chế, quy định hợp pháp khác của tổ chức, doanh nghiệp. Khi xây dựng các quy định cụ thể nêu trên, doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với tổ chức Công đoàn nhằm đảm bảo sự đồng thuận và thực thi có hiệu quả các quy định này.
Đối với tổ chức Công đoàn: Cần phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc tham gia vào việc xây dựng và thực thi pháp luật đối với các quy định cụ thể về QRTD tại nơi làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Định kỳ hằng năm, tổ chức Công đoàn của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cần phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nói chung, về QRTD tại nơi làm việc nói riêng tới các doanh nghiệp, tới NSDLĐ và NLĐ về pháp luật, chính sách phòng, chống QRTD tại nơi làm việc.
Tham mưu cho người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp xây dựng quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo khi có hành vi QRTD tại nơi làm việc, nếu phát hiện có hành vi sai phạm thì chuyển thông tin, tài liệu đến các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định nhằm tạo ra một môi trường làm việc an toàn đối với LĐN.
Thúc đẩy bình đẳng giới và chống quấy rối tình dục lao động nữ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa phối hợp với Cơ quan Phụ nữ Liên hợp quốc (UNWomen) tổ chức Hội thảo ... |
Quấy rối tình dục có thể bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động Theo bà Trịnh Thị Thanh Hằng, Trưởng ban Nữ công Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, rất nhiều hành vi cụ thể biểu hiện ... |
Quấy rối tình dục nơi làm việc, hành vi ám ảnh người lao động Quấy rối tình dục tại nơi làm việc từ lâu đã được quan tâm bởi đây là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng