Giải pháp đảm bảo sức khỏe, ATVSLĐ cho người lao động khi điều chỉnh giờ làm thêm
An toàn, vệ sinh lao động - 04/06/2022 11:01 ĐỖ THIỆM
Hội thảo đã công bố nhiều kết quả nghiên cứu, khảo sát về những tác động, ảnh hưởng, mối liên hệ giữa thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đến năng suất lao động, an toàn, sức khỏe của người lao động. Ảnh: ĐỖ THIỆM |
Hôị thảo được tổ chức tại thành phố Tuy Hoà (Phú Yên) dưới sự chủ trì của đồng chí Hồ Thị Kim Ngân – Phó Trưởng Ban Quan hệ Lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam. Tham dự Hội thảo có GS.TS Lê Vân Trình - Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuât ATVSLĐ Việt Nam; TS. Vũ Xuân Trung - Phó Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật và Vệ sinh lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam; ông Bùi Đức Nhưỡng – Phó Cục trưởng Cục An toàn lao động, Bộ LĐ-TB&XH; bà Nguyễn Thị Phương Thanh - Đại diện Chương trình BetterWork Việt Nam khu vực phía Nam.
Cùng các đồng chí đại diện lãnh đạo, cán bộ, chuyên viên Ban Quan hệ lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam, LĐLĐ các tỉnh từ Nghệ An đến Bình Thuận, các tỉnh Tây Nguyên và Công đoàn Cao su Việt Nam.
Sát thực và kịp thời
Đồng chí Hồ Thị Kim Ngân – Phó Trưởng Ban Quan hệ Lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam chia sẻ, việc tổ chức các hội nghị, hội thảo nhằm tìm các giải pháp đảm bảo sức khỏe và ATVSLĐ cho người lao động là hoạt động chuyên đề được Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức định kỳ nhân dịp “Tháng Công nhân” và hưởng ứng “Tháng Hành động về ATVSLĐ” hằng năm.
Hội thảo lần này càng có ý nghĩa thiết thực hơn khi chúng ta vừa triển khai thực hiện Nghị quyết số 17/2022/UBTVQH15, ngày 23/3/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV về số giờ làm thêm trong 01 năm, trong 01 tháng của người lao động trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép số giờ làm thêm trong 01 năm trên 200 giờ nhưng không quá 300 giờ ở tất cả các ngành, nghề, công việc, trừ một số đối tượng đặc biệt. Đồng thời, tất cả các trường hợp được làm thêm tối đa 300 giờ trong một năm đều được làm thêm trên 40 giờ trong 01 tháng, nhưng không quá 60 giờ.
GS.TS Lê Vân Trình - Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuât ATVSLĐ Việt Nam trao đổi về những nghiên cứu tác động của việc làm thêm giờ đến an toàn, sức khỏe người lao động. Ảnh: ĐỖ THIỆM |
“Đây là quy phạm pháp luật mới của Nhà nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy phục hồi nền kinh tế sau đại dịch Covid-19, song cũng sẽ tác động lớn đến xã hội ở nhiều khía cạnh, nhất là đối với người lao động và quan hệ lao động trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh ở ngoài khu vực nhà nước” - đồng chí Hồ Thị Kim Ngân nói.
Để vừa thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, vừa đảm bảo an toàn, sức khỏe của người lao động khi giờ làm thêm được điều chỉnh tăng thêm, cùng với tinh thần “Công nhân Việt Nam - Tiên phong, sáng tạo, trách nhiệm, an toàn, thích ứng”, các đại biểu tham dự Hội thảo đã cùng nhau thảo luận, chia sẻ câu chuyện, bài học kinh nghiệm tại các địa phương, ngành, để học hỏi lẫn nhau, cùng với những khuyến nghị của các nhà khoa học để đưa ra các giải pháp phù hợp, nhằm đảm bảo sức khỏe và ATVSLĐ cho người lao động khi điều chỉnh thời giờ làm thêm.
Đi vào đời sống người lao động
Bà Nguyễn Thị Phương Thanh - Đại diện Chương trình BetterWork Việt Nam khu vực phía Nam trao đổi về các nghiên cứu, các chương trình phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong việc đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người lao động. Ảnh: ĐỖ THIỆM |
Tại Hội thảo, những ý kiến của đại diện cơ quan quản lý Nhà nước, nhà khoa học, nhiều kết quả nghiên cứu, khảo sát được công bố đã cung cấp thêm cho cán bộ công đoàn các cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý về tác động, ảnh hưởng, mối liên hệ giữa thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đến năng suất lao động, an toàn, sức khỏe của người lao động.
Theo đó, việc điều chỉnh giờ làm thêm có thể tác động đến người lao động ở nhiều khía cạnh khác nhau, tăng thời gian làm thêm giờ sẽ dẫn đến tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, suy giảm sự chú ý và năng suất lao động của người lao động. Chất lượng công việc vì vậy bị giảm sút, các sản phẩm lỗi sẽ tăng lên.
Cùng với đó, tăng nguy cơ mắc một số bệnh như tim mạch, huyết áp, tiểu đường, sinh non, đau mỏi cơ xương khớp, đau đầu, tăng trầm cảm, rối loạn giấc ngủ; tăng nguy cơ mất an toàn dẫn đến tai nạn và suy giảm sức khỏe thể chất và tâm thần người lao động; tăng tình trạng tai nạn thương tích và tỷ lệ thương tích phải nghỉ việc dẫn đến tăng tỷ lệ người lao động bỏ việc.
Tăng thời gian làm thêm giờ cũng ảnh hưởng đến cuộc sống của người lao động, khiến cho họ không còn thời gian tìm bạn đời; không có thời gian phục hồi, tái tạo sức lao động, sức khỏe sẽ bị hao mòn nhanh dẫn đến giảm tuổi thọ lao động. Những lao động có con nhỏ thì không có thời gian dành cho việc chăm sóc con cái và gia đình…
Lãnh đạo LĐLĐ thành phố Đà Nẵng phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: ĐỖ THIỆM |
Các đại biểu là cán bộ công đoàn của các ngành, các địa phương đã trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, cách làm mới, hiệu quả từ địa phương, cơ sở về công tác đảm bảo sức khoẻ, ATVSLĐ cho người lao động khi tăng thời gian làm thêm giờ, nhất là vấn đề thời gian nghỉ ngơi, nghỉ giữa ca, hay chất lượng bữa ăn ca của người lao động…
Đồng thời cũng phản ánh nhiều tình huống từ thực tiễn hoạt động công đoàn ở cơ sở, cần có sự tham gia, vào cuộc sớm hơn, sâu hơn của các nhà khoa học, các công trình nghiên cứu thực tiễn đời sống công nhân lao động và đề xuất, kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước và Tổng LĐLĐ Việt Nam trong thời gian tới.
Đồng chí Nguyễn Văn Khánh – Trưởng Ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động Công đoàn Cao su Việt Nam đặt câu hỏi: “Công đoàn cần làm như thế nào để đảm bảo sức khoẻ, ATVSLĐ cho người lao động trong cả thời gian làm việc bình thường và trong thời gian làm thêm giờ?".
Cùng chia sẻ, trao đổi về đề tài này, các đại biểu đại diện một số LĐLĐ như Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Đắk Lắk… khẳng định, ngoài những quy định của pháp luật về ATVSLĐ thì yếu tố cốt lõi là kiến thức, kỹ năng của cán bộ công đoàn các cấp về công tác ATVSLĐ. Cán bộ công đoàn có am hiểu về kiến thức pháp luật và kỹ năng, kinh nghiệm thì mới tham gia hiệu quả vào quá trình xây dựng và thực hiện các nội quy, quy chế, quy định nội bộ của doanh nghiệp; hay vững vàng trong thương lượng, ký kết và thực hiện thoả ước lao động tập thể; đặc biệt là tham gia kiểm tra, giám sát quá trình sản xuất, đề xuất, kiến nghị với doanh nghiệp cải thiện, nâng cao điều kiện làm việc, hạn chế nguy cơ gây mất ATVSLĐ cho người lao động…
Đồng chí Nguyễn Văn Nguyên – Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Kon Tum nêu về thực trạng chất lượng bữa ăn ca ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động, nhất là khi làm thêm giờ. Ảnh: ĐỖ THIỆM |
Đồng chí Nguyễn Văn Nguyên – Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Kon Tum nêu vấn đề về thực trạng chất lượng bữa ăn ca của người lao động, hiện nay ở nhiều nơi đã được cải thiện, chất lượng khá tốt, công tác an toàn thực phẩm cũng được kiểm soát theo quy trình chặt chẽ hơn. Nhưng cũng còn không ít nơi bữa ăn ca của người lao động chưa được quan tâm, chú trọng từ khâu quản lý, đảm bảo an toàn thực phẩm đến giá trị, cân bằng dinh dưỡng… ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động khi tham gia lao động, nhất là trong thời gian làm tăng ca.
“Các nhà khoa học, cơ quan quản lý Nhà nước và Tổng LĐLĐ Việt Nam cần sớm nghiên cứu, đưa ra khuyến cáo về thực đơn bữa ăn ca đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho từng vùng, miền, ngành nghề… để có cơ sở cho cán bộ công đoàn và doanh nghiệp tham khảo làm cơ sở thương lượng về bữa ăn ca cho người lao động” – đồng chí Nguyễn Văn Nguyên nói.
|
Cùng thống nhất ý kiến với nhiều đại biểu tham dự Hội thảo, đồng chí Nguyễn Đăng Thành – Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Khánh Hoà chia sẻ, Hội thảo lần này là rất kịp thời và ý nghĩa thiết thực, giúp cho tổ chức Công đoàn các cấp và cán bộ công đoàn được cung cấp nhiều thông tin về quy định pháp luật mới, về những cơ sở khoa học, kết quả nghiên cứu khảo sát từ việc làm, đời sống của người lao động. Đặc biệt là những kinh nghiệm hay, cách làm hiệu quả từ thực tiễn, ở cơ sở đã được chia sẻ, lan toả trong đội ngũ cán bộ công đoàn trực tiếp làm công tác ATVSLĐ của các địa phương, các ngành.
“Đây là những kiến thức khoa học, kỹ năng thực tiễn và kinh nghiệm quý giá, rất cần thiết cho cán bộ công đoàn, nhất là cán bộ công đoàn cơ sở, nhằm phát huy vai trò, hiệu quả đại diện, bảo vệ và chăm lo, đảm bảo sức khỏe và ATVSLĐ cho người lao động trong tình hình mới. Tổng LĐLĐ Việt Nam cần duy trì và tăng cường hơn nữa các hội nghị, hội thảo ý nghĩa như thế này, đồng thời mở rộng đối tượng tham gia đến tận cán bộ công đoàn sơ sở” - đồng chí Nguyễn Đăng Thành bày tỏ.
Bức xúc vấn đề nhà ở cho người lao động Hiện tình trạng người lao động, nhất là người lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất ăn ở tạm bợ, nay thuê ... |
Có cồn vẫn lái xe và những mạng người oan khốc "Liên quan đến vụ xe hơi tông chết 3 người trong cùng gia đình ở thành phố Bắc Giang, cơ quan công an xác định ... |
Công việc độc hại, nặng nhọc, nhiều nhóm cán bộ y tế chưa được hưởng phụ cấp tương xứng Theo phản ánh của Viện Chiến lược và Chính sách y tế (Bộ Y tế), mặc dù làm công việc độc hại, nguy hiểm nhưng ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 30/10/2024 08:06
Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí
Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí lần thứ X năm 2024 đã cho thấy sự quan tâm của chuyên môn và công đoàn các cấp trong ngành về ATVSLĐ.
An toàn, vệ sinh lao động - 29/10/2024 18:31
Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi - hình thức tuyên truyền thiết thực của Công đoàn
Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí lần thứ X năm 2024 không chỉ là sân chơi dành cho người làm công tác ATVSLĐ trong ngành mà còn là hình thức tuyên truyền thiết thực, hiệu quả, hấp dẫn cho người sử dụng lao động và người lao động.
An toàn, vệ sinh lao động - 29/10/2024 10:44
"Cuộc thi trực tuyến giúp tôi nhận ra nơi làm việc là ngôi nhà thứ hai"
Anh Nguyễn Minh Phương - CĐCS Công ty TNHH Phân tích thời gian thực (RTA) chia sẻ cảm nhận về cuộc thi trực tuyến "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ".
Người lao động - 17/10/2024 14:00
Đánh giá cao cuộc thi tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động
Ban chỉ đạo Tháng hành động về ATVSLĐ Trung ương đánh giá cao cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” năm 2024 do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức.
Người lao động - 16/10/2024 18:42
Siết chặt quản lý quan trắc môi trường tại cơ sở lao động
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động. Theo đó, đề xuất quy định quản lý hoạt động quan trắc môi trường lao động tại cơ sở lao động.
Người lao động - 10/10/2024 13:43
Công nhân Công ty CP Phân lân Ninh Bình tử vong khi sửa máy: Cần nâng cao ý thức an toàn lao động
Mới đây, công nhân Đào Sỹ T. của Công ty CP Phân lân Ninh Bình đã gặp tai nạn nghiêm trọng khi sửa chữa máy nghiền xích. Dù được đưa đi cấp cứu ngay sau đó, anh T. không qua khỏi.