Những bước tiến quan trọng về quyền được bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động
An toàn, vệ sinh lao động - 02/06/2022 20:02 TS. ĐỖ THỊ LAN CHI - Trường Đại học Công đoàn
Hội nghị đánh giá 5 năm thực hiện Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 do Liên đoàn Lao động TP. Hải Phòng tổ chức, tháng 8/2021. Ảnh: Mỹ Hạnh. |
1. Thành tựu đấu tranh lâu dài của nhân loại
Sản xuất công nghiệp đã thay đổi cách thức làm việc của con người. Vào thời kỳ đầu, có quan niệm cho rằng con người phải thích nghi và tự phù hợp với thiết bị, do vậy các điều kiện làm việc của con người rất tồi tệ; họ không được đảm bảo về vấn đề ATVSLĐ. NLĐ bị làm việc quá sức, thời gian làm việc kéo dài, đồng lương ít ỏi, mức sống không đảm bảo, số lượng NLĐ bị bệnh tật, bị chấn thương và chết trong quá trình lao động tăng cao, tuổi thọ của NLĐ bị suy giảm nghiêm trọng; đời sống của NLĐ bị đẩy xuống bần cùng.
Theo ước tính của Hội đồng An toàn quốc gia Anh, có 18.000-21.000 công nhân đã chết vì chấn thương tại nơi làm việc vào năm 1912. Trong khoảng những năm 1890-1904, ước tính cứ 1.000 NLĐ thì có khoảng 32 người chết mỗi năm vì vấn đề ATVSLĐ; chưa kể người bị tai nạn chấn thương hoặc bệnh tật không thể tham gia làm việc được. Điều đặc biệt là, khi NLĐ bị chết hoặc bị thương, đau ốm buộc phải ngừng việc, họ không được bất cứ một khoản bồi thường, trợ cấp nào và người chủ không phải chịu trách nhiệm gì. Quyền được làm việc trong một môi trường an toàn của NLĐ không được xem xét đến.
An toàn tại nơi làm việc rất quan trọng đối với mỗi NLĐ. Ai cũng đều mong muốn được làm việc trong một môi trường an toàn và được bảo vệ. Mỗi NLĐ đều mong muốn rời nhà đi làm vào buổi sáng với tâm trạng tốt và trở về nhà vào buổi tối với sức khỏe tốt. Sức khỏe và an toàn là yếu tố then chốt đối với tất cả các lĩnh vực lao động. Do vậy, điều quan trọng là phải tạo ra một môi trường làm việc an toàn. Đây là một trong những quyền về con người mà NLĐ được thụ hưởng. Vấn đề này cần được pháp luật quy định và bảo vệ.
Những đạo luật đầu tiên về an toàn và sức khỏe đã được phê chuẩn vào năm 1877 tại Anh. Năm 1911, Luật bồi thường cho NLĐ đầu tiên của Hoa Kỳ được ban hành. Một năm sau, Hội đồng Quốc gia về An toàn Công nghiệp, nay được gọi là Hội đồng An toàn Quốc gia, được thành lập để thu thập dữ liệu và khởi động các chương trình phòng ngừa tai nạn. Năm 1970, Hoa Kỳ thông qua Đạo luật An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp (SKNN) và thành lập Cơ quan Quản lý An toàn và SKNN (OSHA) để thông qua, điều chỉnh và duy trì các tiêu chuẩn và quy định về sức khỏe và an toàn. Tám năm sau, Canada thực hiện các bước tương tự khi thông qua đạo luật ATVSLĐ và thành lập Trung tâm An toàn và SKNN Canada (CCOHS). Các mục tiêu của CCOHS là “vì sự tiến bộ của nơi làm việc an toàn và lành mạnh và ngăn ngừa thương tích, bệnh tật và tử vong liên quan đến công việc”.
Cán bộ an toàn Công ty Điện lực Điện Biên phổ biến an toàn lao động cho đội công tác trước khi ra hiện trường. Ảnh: Hoàng Bắc. |
Đạo luật ATVSLĐ được tạo ra nhằm đảm bảo an toàn và điều kiện làm việc cho NLĐ bất kể chức danh và ngành nghề.
Thông thường, NLĐ phải chịu đựng các tình trạng đau đớn và suy nhược do làm việc với các loại hóa chất khác nhau. Người ta biết rất ít về sự nguy hiểm của những hóa chất này cho đến khi Bộ Lao động Hoa Kỳ bắt đầu công bố các nghiên cứu điển hình về các trường hợp tử vong và thương tích liên quan đến một số ngành nghề nhất định sau Thế chiến thứ Hai, Hiệp hội các nhà sản xuất hóa chất bắt đầu xuất bản bảng dữ liệu an toàn hóa chất và Bộ Lao động Hoa Kỳ đã xuất bản một loạt hồ sơ về các hóa chất nguy hiểm. Bảng dữ liệu an toàn vật liệu hiện đại được phát triển sau đó vào năm 1960, lần đầu tiên được sử dụng trong các quy định về an toàn hàng hải. Đến năm 1987, tất cả người sử dụng lao động (NSDLĐ) được yêu cầu cung cấp thông tin liên quan đến các hóa chất được sử dụng tại nơi làm việc.
Ngày nay, các quy trình về sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc rất quan trọng đối với sức khỏe của cả NLĐ và NSDLĐ, vì thiệt hại về người là không thể lường trước và không thể chịu đựng được.
2. Quan điểm của tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về ATVSLĐ
Là một tổ chức chuyên môn của Liên Hợp Quốc, với mục đích nhằm cải thiện điều kiện lao động và nâng cao mức sống trên toàn thế giới, Hiến chương của ILO tuyên bố: "Một nền hòa bình lâu dài và toàn diện chỉ có thể có được với một xã hội công bằng", trên nguyên tắc hoạt động quan hệ 3 bên trong lao động: Chính phủ - Chủ - Thợ, bảo đảm ổn định xã hội, hòa bình, tăng trưởng kinh tế và quyền con người. Những mục tiêu chính mà ILO đưa ra gồm: Cam kết tuân thủ các quyền tự do của con người, như quyền tự do phát triển và liên kết để phát triển tinh thần và vật chất cho mình trong một môi trường tự do, tôn trọng lẫn nhau, an toàn và bình đẳng; xúc tiến việc làm, giúp các nước thành viên tạo được môi trường lao động có năng suất cao và tự do lựa chọn việc làm; quy định số giờ làm việc và bảo vệ công nhân khỏi mắc những bệnh nghề nghiệp (BNN), cải thiện môi trường và điều kiện lao động, bảo đảm công bằng xã hội.
Tập huấn xử lý tình huống do tai nạn lao động, kỹ năng sơ cấp cứu cho cán bộ công đoàn và an toàn vệ sinh viên do Liên đoàn Lao động Quận 8 (TP. Hồ Chí Minh) tổ chức. Ảnh: Trương Đăng. |
Để thực hiện các mục tiêu và nguyên tắc trên, ILO đã xây dựng một bộ luật lao động và thông qua một loạt các công ước, khuyến nghị về lao động như Công ước số 1 (1919) quy định số giờ làm việc một tuần không quá 44 giờ; Công ước số 255 (1981) quy định các tiêu chuẩn về an toàn lao động và sức khỏe tại nơi làm việc; Công ước số 161 (1985) quy định các dịch vụ nhằm bảo đảm duy trì sức khỏe cho NLĐ trong những điều kiện cụ thể; Công ước số 182 (1999) về những hình thức tồi tệ đối với lao động trẻ em; Công ước về An toàn và SKNN số 155 (1981) và Khuyến nghị (số 164) kèm theo đưa ra những nguyên tắc cơ bản đối với chính sách và chiến lược ở cấp quốc gia và cấp doanh nghiệp nhằm thúc đẩy an toàn, SKNN và cải thiện môi trường làm việc. Công ước cũng xác định trách nhiệm của NSDLĐ, quyền của NLĐ và tổ chức đại diện của NLĐ, các yêu cầu về thông tin, đào tạo và huấn luyện. Nghị định thư 2002 (số 155) bổ sung các quy định cụ thể về việc thống kê và báo cáo tai nạn lao động (TNLĐ) và BNN; Công ước về Dịch vụ Y tế Lao động số 161 (1985) và Khuyến nghị (số 171) kèm theo hỗ trợ việc thành lập cơ sở cung cấp dịch vụ y tế lao động ở cấp doanh nghiệp. Đơn vị này có chức năng tư vấn cho NSDLĐ, NLĐ và tổ chức đại diện của NLĐ tại doanh nghiệp về việc duy trì môi trường làm việc an toàn và đảm bảo sức khỏe; Công ước về Khung thúc đẩy chính sách an toàn, SKNN số 187 (2006) và Khuyến nghị (số 197) kèm theo thúc đẩy văn hóa phòng ngừa về an toàn và sức khỏe thông qua xây dựng và thực thi các chính sách, hệ thống và chương trình quốc gia về an toàn, SKNN. Theo Khuyến nghị số 197, các quốc gia cần thực hiện những biện pháp phù hợp nhằm bảo vệ mọi NLĐ, nhất là lao động trong các ngành có nguy cơ cao và nhóm lao động dễ bị tổn thương, như lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức, lao động di cư và lao động trẻ. Khuyến nghị cũng khuyến khích sử dụng phương pháp tiếp cận có tính đến yếu tố về giới khi thiết kế hệ thống quốc gia, nhằm bảo vệ cả nữ giới và nam giới.
Tuyên truyền về công tác ATVSLĐ tại Công ty TNHH Future of Sound Vina ở Cụm công nghiệp Phúc Ứng, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang). Ảnh: Báo Tuyên Quang. |
3. Pháp luật của Việt Nam về đảm bảo ATVSLĐ
Kế thừa, phát triển pháp luật về ATVSLĐ của nước ta từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, Chương IX Bộ luật Lao động năm 1994 đã tập hợp, hoàn thiện và điều chỉnh mọi hoạt động trong lĩnh vực ATVSLĐ. Đến Bộ luật Lao động năm 2012, tại Chương IX đã bổ sung nghĩa vụ của NLĐ và của NSDLĐ, các chế độ, chính sách và quản lý về ATVSLĐ nhằm góp phần ổn định sản xuất, tạo điều kiện cho mối quan hệ lao động được hài hòa và ổn định... Bộ luật Lao động năm 2019 vẫn giữ nguyên chương IX về ATVSLĐ và quy định rõ việc tuân thủ theo Luật ATVSLĐ. Sau gần 30 năm thi hành, các quy định ATVSLĐ của Bộ luật Lao động cơ bản đã đi vào cuộc sống, góp phần bảo đảm an toàn, sức khỏe NLĐ, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong công tác phòng ngừa TNLĐ, BNN, cải thiện điều kiện lao động.
Năm 2015 Việt Nam đã ban hành Luật ATVSLĐ và luật có hiệu lực thi hành vào 1/7/2016. Đây là một bước tiến lớn trong việc thực hiện quyền được đảm bảo về ATVSLĐ của NLĐ ở Việt Nam và cũng là xu thế của thế giới.
Phát triển kinh tế nhưng phải đảm bảo mọi người được làm việc trong điều kiện ATVSLĐ Đó là phát biểu của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Đào Ngọc Dung tại lễ phát động Tháng ... |
An toàn, vệ sinh lao động ở các mỏ đá: Doanh nghiệp phải chủ động cải thiện Khai thác, chế biến đá (KTCBĐ) ở Việt Nam phát triển tương đối mạnh. Đến cuối 2019, gần 2.400 giấy phép khai thác đá (KTĐ) ... |
Bảo vệ quyền, lợi ích cho người lao động: Những khó khăn, hạn chế của tổ chức Công đoàn Bài viết này, tác giả chỉ ra một số khó khăn, hạn chế và đề xuất một số giải pháp nâng cao vai trò của ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 30/10/2024 08:06
Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí
Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí lần thứ X năm 2024 đã cho thấy sự quan tâm của chuyên môn và công đoàn các cấp trong ngành về ATVSLĐ.
An toàn, vệ sinh lao động - 29/10/2024 18:31
Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi - hình thức tuyên truyền thiết thực của Công đoàn
Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí lần thứ X năm 2024 không chỉ là sân chơi dành cho người làm công tác ATVSLĐ trong ngành mà còn là hình thức tuyên truyền thiết thực, hiệu quả, hấp dẫn cho người sử dụng lao động và người lao động.
An toàn, vệ sinh lao động - 29/10/2024 10:44
"Cuộc thi trực tuyến giúp tôi nhận ra nơi làm việc là ngôi nhà thứ hai"
Anh Nguyễn Minh Phương - CĐCS Công ty TNHH Phân tích thời gian thực (RTA) chia sẻ cảm nhận về cuộc thi trực tuyến "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ".
Người lao động - 17/10/2024 14:00
Đánh giá cao cuộc thi tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động
Ban chỉ đạo Tháng hành động về ATVSLĐ Trung ương đánh giá cao cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” năm 2024 do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức.
Người lao động - 16/10/2024 18:42
Siết chặt quản lý quan trắc môi trường tại cơ sở lao động
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động. Theo đó, đề xuất quy định quản lý hoạt động quan trắc môi trường lao động tại cơ sở lao động.
Người lao động - 10/10/2024 13:43
Công nhân Công ty CP Phân lân Ninh Bình tử vong khi sửa máy: Cần nâng cao ý thức an toàn lao động
Mới đây, công nhân Đào Sỹ T. của Công ty CP Phân lân Ninh Bình đã gặp tai nạn nghiêm trọng khi sửa chữa máy nghiền xích. Dù được đưa đi cấp cứu ngay sau đó, anh T. không qua khỏi.