"Dù đổi mới theo hướng nào, mục tiêu cuối cùng của công đoàn vẫn là phục vụ đoàn viên"
Hoạt động Công đoàn - 23/10/2022 08:32 NGỌC TÚ
Trong phát biểu đề dẫn Hội thảo, đồng chí Trần Văn Thuật – Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, tổ chức công đoàn ngành hiện đang gặp phải một số vấn đề cấp bách: Số lượng đoàn viên đang giảm nhanh và sâu do tái cơ cấu, chuyển đổi nhanh hình thức sở hữu; Công đoàn ngành Trung ương khó khăn trong chỉ đạo công đoàn ngành địa phương; quan hệ chỉ đạo công đoàn cơ sở (CĐCS) giữa ngành, địa phương còn nhiều vướng mắc; do yêu cầu chuyên môn cao nên lựa chọn cán bộ chủ chốt của công đoàn ngành khó khăn; việc tiếp thu kinh nghiệm quốc tế về hoạt động công đoàn ngành còn hạn chế.
Dưới sự chủ trì của các đồng chí Trần Văn Thuật, đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam và Viện trưởng Viện Chủ nghĩa Xã hội Khoa học (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) Phạm Thị Hoàng Hà, các đại biểu tham luận nhiều ý kiến, đề xuất giải pháp về đổi mới mô hình tổ chức, hoạt động của công đoàn ngành và công đoàn địa phương.
Toàn cảnh Hội thảo “Đổi mới mô hình tổ chức và hoạt động của công đoàn ngành trong tình hình mới” - Ảnh: NGỌC TÚ |
Rà soát, đánh giá lại nhiệm vụ của công đoàn ngành
Trong Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới, có đề ra yêu cầu: “Tiếp tục nâng cao hiệu quả mô hình tổ chức Công đoàn 4 cấp, kết hợp chặt chẽ giữa công đoàn địa phương và công đoàn ngành; tập trung nâng cao chất lượng CĐCS và cấp trên cơ sở, nhất là CĐCS trong các doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước; Công đoàn khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao... Củng cố, phát triển công đoàn ngành, nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn địa phương; có mô hình phù hợp thu hút, tập hợp, bảo vệ người lao động ở khu vực phi chính thức. Nghiên cứu, điều chỉnh nhiệm vụ của các cấp công đoàn theo hướng tập trung vào các nhiệm vụ cốt lõi, phù hợp với đặc thù từng cấp và sự phát triển của thị trường lao động”.
Ông Nguyễn Mạnh Cường – nguyên Vụ trưởng Vụ hợp tác quốc tế, Bộ LĐ-TB & XH cho rằng nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn Việt Nam trong khu vực doanh nghiệp đã thay đổi căn bản kể từ khi Việt Nam chuyển sang kinh tế thị trường XHCN, trong đó nhiệm vụ quan trọng nhất là đại diện và bảo vệ quyền lợi của người lao động trong quan hệ lao động. Nhiệm vụ trọng tâm của các công đoàn ngành trong khu vực doanh nghiệp do đó cũng thay đổi đổi theo.
Ông Cường đề xuất: “Cần rà soát, đánh giá lại nhiệm vụ của công đoàn ngành và dù tổ chức mô hình công đoàn ngành theo hướng nào thì mục tiêu cuối cùng của công đoàn vẫn là phục vụ đoàn viên, người lao động. Đồng thời CĐCS và đoàn viên có quyền lựa chọn công đoàn cấp trên”.
Công đoàn ngành, nghiệp đoàn nghề nghiệp đóng vai trò cơ bản và phổ biến trong quan hệ lao động. Xu hướng liên kết phổ biến của người lao động là liên kết theo nghề vì dễ tìm thấy tiếng nói chung trong thương lượng tập thể với người sử dụng lao động. Ở chiều ngược lại, người sử dụng lao động cũng có xu hướng liên kết theo ngành để tạo lên những mặt bằng chung về tiền lương, về điều kiện lao động. Vì vậy, theo xu hướng chung ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, các cơ chế đối thoại, thương lượng tập thể và giải quyết tranh chấp lao động chủ yếu diễn ra ở cấp ngành, nghề.
TS. Nguyễn Duy Phúc – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ nêu ý kiến: Công đoàn ngành nên tập trung vào vai trò đại diện, bảo vệ quyền lợi người lao động theo quan hệ lao động còn các LĐLĐ địa phương nên tập trung thực hiện nhiệm vụ chính trị trong tuyên truyền, giám sát, tổ chức thi đua; phối hợp với công đoàn ngành chăm lo cho người lao động.
Trao đổi về vấn đề này, đồng chí Trần Quang Huy – Chủ tịch Công đoàn ngành Công thương cho rằng, công đoàn ngành địa phương thực hiện được cả 2 nhiệm vụ nêu trên.
Tuy nhiên, việc đổi mới mô hình tổ chức và hoạt động của công đoàn ngành trong tình hình mới vừa phải đảm bảo tính thống nhất với thể chế và hệ thống chính trị của Việt Nam, vừa phải đảm bảo việc vận hành hiệu quả trong bối cảnh kinh tế thị trường và phù hợp với xu thế của phong trào công đoàn quốc tế. Cùng với đó là tập trung xây dựng các công đoàn ngành địa phương và xác định mối quan hệ chỉ đạo phù hợp của các cấp công đoàn…
Tổ chức Đảng ở đâu, tổ chức Công đoàn ở đó
Trên cơ sở tình hình thực tiễn và đặc thù của TP. Hồ Chí Minh và đề xuất của các công đoàn ngành địa phương, đồng chí Lê Thị Kim Thúy – Phó Chủ tịch LĐLĐ TP. Hồ Chí Minh đề xuất sắp xếp các công đoàn theo ngành nghề trực thuộc và theo hướng mở, linh hoạt, năng động phù hợp với tinh thần Nghị quyết 02-NQ/TW, đảm bảo theo chủ trương của Ban Thường vụ Thành ủy “tổ chức Đảng ở đâu, tổ chức Công đoàn ở đó”, đồng thời phù hợp với thực tiễn hoạt động trên địa bàn Thành phố.
Mô hình tổ chức và hoạt động của công đoàn địa phương trong mối quan hệ với công đoàn ngành hiện nay chưa chặt chẽ, lỏng lẻo, không có sự kết nối liên thông liên kết để đạt mục tiêu chung là tập hợp, chăm lo, đoàn viên, người lao động.
Để thời gian tới mô hình tổ chức và hoạt động giữa công đoàn địa phương và công đoàn ngành có chất lượng tốt hơn, hiệu quả cao hơn, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Nghệ An Kha Văn Tám kiến nghị giảm tải cho công đoàn cấp huyện những nhiệm vụ không cần thiết hoặc ít liên quan đến tổ chức công đoàn. Về lâu dài các CĐCS các doanh nghiệp có tính chất ngành nghề đặc thù thì chuyển cho công đoàn ngành quản lý như dệt may, cao su...
Hội thảo thu hút 23 lượt trao đổi, trong đó có một số vấn đề đặt ra cần nghiên cứu là yếu tố quyết định của công đoàn ngành là bảo vệ đoàn viên trong ngành thông qua thỏa ước lao động tập thể; CĐCS được lựa chọn công đoàn cấp trên; hoạt động công đoàn trong từng ngành nghề đòi hỏi những đặc thù riêng của ngành nghề như điều kiện - môi trường làm việc, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, chế độ, chính sách liên quan đến đặc tính của ngành; mô hình công đoàn ngành theo vùng; cơ cấu lại tổ chức bên trong của công đoàn ngành; tất cả CĐCS đều được liên kết theo công đoàn địa phương;…
Kết quả của hội thảo là căn cứ khoa học để sửa đổi Điều lệ Công đoàn Việt Nam và Luật Công đoàn năm 2012.
Gửi gắm kỳ vọng vào hai tân Bộ trưởng Y tế và Giao thông vận tải là hai lĩnh vực rất quan trọng và thiết thực của đời sống xã hội, có ảnh hưởng ... |
Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 6 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Tạp chí Lao động và Công đoàn trân trọng giới thiệu tới bạn đọc toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 6 ... |
Quan tâm đến công tác phụ nữ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Mới đây, tại trụ sở Chính phủ ở Thủ đô Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì một Hội nghị quan trọng ... |
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 23/11/2024 16:09
Công đoàn MICCO: Dành những gì tốt nhất cho người lao động
Nhiều năm qua, Công đoàn Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Việt Bắc – MICCO (Đông Triều, Quảng Ninh) đã thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình trong việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên, người lao động; tiếp tục nâng cao chất lượng và tích cực đổi mới phương thức, cách thức tổ chức các hoạt động; tạo điều kiện tốt nhất để người lao động an tâm công tác và cống hiến.
Hoạt động Công đoàn - 23/11/2024 08:51
Anh Nguyễn Thành Nhân - 25 năm gắn bó với Trường THPT Ngô Gia Tự
Hơn 25 năm qua, anh Nhân là một phần không thể thiếu của tập thể Trường THPT Ngô Gia Tự (xã Thạnh Đức, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh).
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 18:44
Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
Với hơn một thập kỷ gắn bó với Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Bắc Trung Bộ - MICCO, anh Bùi Công Quyền đã trở thành một phần không thể thiếu của đội ngũ lái xe. Nhưng phía sau tay lái ấy là một người đàn ông với những trăn trở, khát vọng vượt xa khỏi công việc hằng ngày.
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 17:04
LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
Dự kiến hơn 38.000 đoàn viên, người lao động khó khăn được LĐLĐ tỉnh Long An hỗ trợ, chăm lo Tết.
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 16:11
Công đoàn góp sức xây dựng nông thôn mới
Những năm qua, các cấp Công đoàn tỉnh Long An đã tích cực hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới bằng những việc làm thiết thực, góp phần làm cho diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc…
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 08:44
Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
Căn bệnh trầm cảm sau sinh đã biến tôi từ con người năng động, lạc quan trở thành người sống khép kín, đầy sợ hãi. Tình thương ấm áp, bao dung như người mẹ của cô Huỳnh Lan Phương, nguyên Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Phan Văn Trị (phường 07, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh) đã giúp tôi có một sự sống mới.