Doanh nghiệp lao đao, ngân hàng vẫn lãi khủng!
Cà phê tối - 11/01/2021 18:30 Phan Bình
Viettel cần tôn trọng Quốc hiệu Việt Nam Thắt chặt biên giới để phòng, chống dịch Tiết kiệm cái uy |
Bất chấp ảnh hưởng của Covid-19, nhiều ngân hàng vẫn lãi “khủng”. Ảnh minh họa. |
Chủ tịch HĐQT Vietcombank Nghiêm Xuân Thành cho biết dù phải dành hơn 3.700 tỷ đồng lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay, Vietcombank vẫn ghi nhận lãi trước thuế trên 23.000 tỷ năm vừa qua! Đây là con số khá bất ngờ vì tương đương với 2019, năm không có những biến động kinh khủng như 2020 và trước đây ít tháng không nhiều người nghĩ ngân hàng hàng đầu Việt Nam này lại lợi nhuận ấn tượng như thế trong bối cảnh khó khăn bộn bề của khá nhiều ngành nghề.
Nhiều ngân hàng khác cũng đã thông báo những khoản lợi nhuận khổng lồ. VietinBank cho biết năm 2020 ngân hàng vượt xa các chỉ tiêu kế hoạch năm đặt ra. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế ngân hàng riêng lẻ 16.450 tỷ đồng (tăng hơn 40% so với gần 11.500 tỷ của năm 2019). BIDV cũng đã tổng kết hoạt động với lợi nhuận năm 2020 ở mức hơn 9.000 tỷ đồng, trong đó riêng ngân hàng mẹ đạt 8.515 tỷ…
Không chỉ TOP đầu hay những ngân hàng đàn anh mà không ít những ngân hàng phía sau cũng vừa báo lãi hàng ngàn tỷ đồng. TPBank đạt lợi nhuận trước thuế tăng 11% đạt hơn 4.200 tỷ đồng. MSB, trong thông tin mới công bố ngày 5/1, lợi nhuận trước thuế ước đạt 2.500 tỷ đồng. Mới tính 11 tháng, ACB đã có lợi nhuận trước thuế đạt 8.723 tỷ đồng, VIB trong 10 tháng đã hoàn thành kế hoạch lợi nhuận cả năm với hơn 4.570 tỷ đồng…
Những con số vui vẻ của khá nhiều ngân hàng ấy được xướng lên “bên cạnh” việc hơn 20.000 doanh nghiệp giải thể chỉ tính đến tháng 9/2020 hay 32 triệu người bị ảnh hưởng xấu từ đại dịch Covid-19 quả là nghịch lý. Tiến sĩ Cấn Văn Lực “giải thích” thế này: “Tác động của dịch Covid-19 đến hệ thống ngân hàng thường có độ trễ so với doanh nghiệp. Trong khi doanh nghiệp, người dân sẽ chịu ảnh hưởng ngay khi dịch bùng phát thì ngân hàng sẽ chịu ảnh hưởng sau, khi khách hàng không thể thanh toán nợ đến hạn. Đây cũng là nguyên nhân trực tiếp phát sinh thêm nợ xấu trong hệ thống thời gian qua và dự kiến còn tiếp diễn trong năm tiếp theo”.
Còn một số chuyên gia kinh tế khác lại cho rằng con số lãi khá lớn như thế chưa phản ánh đúng “sức khỏe” của ngành Ngân hàng như TS Nguyễn Trí Hiếu phát biểu trên các báo. Đánh giá lợi nhuận ngân hàng tăng năm nay một phần vì lãi suất đầu vào đã giảm đáng kể. Trong khi ấy, lãi suất cho vay không giảm tương xứng giúp biên lợi nhuận ngành cao hơn cả năm trước.
Bên cạnh đó, ngay từ đầu năm, các ngân hàng đã được Ngân hàng Nhà nước cho phép không chuyển nhóm nợ với phần dư nợ bị ảnh hưởng bởi Covid-19, từ đó các ngân hàng không phải trích lập dự phòng rủi ro nhiều như thực tế.
Nhưng với số đông và thực tế doanh nghiệp đang gánh, người vay phải chịu thì những khoản lãi khổng lồ ấy đang bổ lên vai họ dù tất cả đang ngụp lặn trong năm khó khăn nhất gần 20 năm qua. Ngân hàng có tuyên bố giảm lãi, hỗ trợ hay chia sẻ thế nào thì những con số biết nói ấy đã “thay lời muốn nói” cho cả hai bên.
Dường như các khoản lợi nhuận hàng ngàn tỷ của cả ngân hàng lớn hay nhỏ là câu trả lời rõ ràng nhất rằng ngân hàng đã “đồng hành” với doanh nghiệp ra sao, san sẻ với khách vay thế nào.
Làm ăn phải có lãi và tiền trong tay ngân hàng, chịu được thì vay không thôi nhưng rồi sẽ thế nào khi ngân hàng cứ rộn ràng những con số tươi đẹp còn khách hàng vẫn lao đao với vô vàn khó khăn? Liệu có bền lâu và “công bằng” khi “kẻ ăn không hết người lần không ra” và thương trường đã cho thấy sẽ chẳng vui vẻ gì về mai sau nếu chỉ một bên khỏe khoắn còn bên kia ngược lại.
Cuối năm 2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt vấn đề với các ngân hàng “năm nay, chia sẻ với người dân thế nào, giảm lãi suất làm sao, cho vay các đối tượng thế nào, chứ không phải lợi nhuận kếch xù bao nhiêu”. Có lẽ đó cũng là điều mà doanh nghiệp và cả khách hàng nhỏ lẻ muốn “gửi gắm” đến các ngân hàng, nhất là dù thời thế thế nào, dịch bệnh ra sao thì muốn sống “an toàn” lâu dài cùng nhau cũng nên chia sẻ thực sự chứ không chỉ trên bàn hội nghị.
Chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch chăm lo Tết cho đoàn viên, người lao động Với mục tiêu “Để mọi đoàn viên, người lao động đều có Tết”, Công đoàn Thông tin và Truyền thông Việt Nam (TTTTVN) đang chủ ... |
Nghệ An có 418 doanh nghiệp tổ chức thương lượng, ký kết TƯLĐTT trong năm 2020 Năm 2020, LĐLĐ tỉnh Nghệ An đã tập trung chỉ đạo LĐLĐ các huyện, thành, thị, công đoàn ngành triển khai thực hiện tốt việc ... |
Viettel cần tôn trọng Quốc hiệu Việt Nam Chiều 7/1, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel đã công bố định vị lại thương hiệu Viettel, với bộ nhận diện ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 23/11/2024 15:28
Đằng sau những sắc thuế!
Kỳ họp Quốc hội lần thứ 8 sẽ biểu quyết về Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) vào ngày 26/11. Theo dự thảo luật (sửa đổi), các hàng hóa, dịch vụ của hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao, biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành phim và chiếu phim đang hưởng thuế VAT 5% sẽ tăng lên 10%.
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.