DN không chi trả công tác phí khi NLĐ thường xuyên di chuyển quận, huyện có đúng không?
Sổ tay pháp luật - 18/06/2024 08:01 Văn Quân
Công tác phí là khoản chi phí để trả cho người đi công tác trong nước. Ảnh minh hoạ. |
Đây là thắc mắc của người lao động (NLĐ) gửi về Tạp chí Lao động và Công đoàn.
Trả lời vấn đề này, Luật sư Đỗ Hữu Đĩnh, Giám đốc Công ty Luật TNHH Việt Kim cho biết: Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 40/2017/TT-BTC ngày 28/04/2017 của Bộ Tài chính quy định chung về công tác phí thì: “Công tác phí là khoản chi phí để trả cho người đi công tác trong nước, bao gồm: Chi phí đi lại, phụ cấp lưu trú, tiền thuê phòng nghỉ nơi đến công tác, cước hành lý và tài liệu mang theo để làm việc (nếu có).”
Tuy nhiên quy định về chế độ công tác phí tại Thông tư này áp dụng cho đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng theo quy định của pháp luật làm việc tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức hội sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước hỗ trợ.
Hiểu đơn giản là sử dụng nguồn chi từ ngân sách nhà nước để chi chế độ cho NLĐ thuộc khối Nhà nước.
Còn lại, đối với NLĐ trong DN (thuộc khối tư nhân – ngoài Nhà nước) không sử dụng ngân sách Nhà nước, thì pháp luật lao động hiện hành không có quy định cụ thể mà phải dựa theo sự thoả thuận của 2 bên.
Khoản 1 Điều 16 Bộ Luật Lao động 2019 quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động:
“1. Người sử dụng lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người lao động về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu”.
"Có thể thấy vấn đề về công tác phí được xem như thông tin về điều kiện làm việc mà NLĐ cần được biết. Tại thời điểm giao kết hợp đồng lao động các bên sẽ thỏa thuận rõ với nhau về vấn đề này là “tự túc” hay “được cấp”, luật sư cung cấp thêm.
Như vậy, để xác định được vấn đề về công tác phí thì bạn cần thực hiện các công việc sau:
1. Rà soát lại quy định tại hợp đồng lao động về điều kiện làm việc như thế nào, có đề cập đến vấn đề công tác phí, phụ cấp xăng xe đi lại hay không?
2. Trường hợp hợp đồng lao động không quy đinh hoặc quy định không rõ ràng thì cần căn cứ vào các tài liệu khác của DN như: Thỏa ước lao động tập thể, quy chế tài chính, nội quy, quy định công ty về định mức, điều kiện và chế độ hưởng công tác phí (nếu có);
3. Trường hợp quy chế, quy định nội bộ của DN không quy định về chế độ công tác phí thì căn cứ vào điều kiện làm việc thực tế để tiến hành đối thoại, đề xuất và thỏa thuận với DN về việc hưởng chế độ công tác phí phù hợp.
Luật sư Đỗ Hữu Đĩnh, Giám đốc Công ty Luật TNHH Việt Kim
Công ty chỉ cho phép người lao động đi vệ sinh trong thời gian 3-5 phút có đúng không? Câu hỏi trên là thắc mắc của độc giả, người lao động gửi về Tạp chí Lao động và Công đoàn. |
Tạm chuyển NLĐ làm công việc khác so với hợp đồng lao động cần theo nguyên tắc nào? Người sử dụng lao động khi tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động là nội dung được ... |
Trình độ thạc sĩ nhưng NLĐ chỉ được nhận lương theo bậc cử nhân có đúng không? Doanh nghiệp bắt buộc phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động để tuyển dụng lao động và thỏa thuận lương ... |
Tin cùng chuyên mục
Sổ tay pháp luật - 01/12/2024 08:43
Xử lý bồi thường thiệt hại tài sản do người lao động làm mất như thế nào?
Trường hợp người lao động vẫn không chịu bồi thường, người sử dụng lao động có thể áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật đối với người lao động.
Sổ tay pháp luật - 30/11/2024 18:28
Cách tính trợ cấp thôi việc năm 2024 được quy định như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật lao động 2019 quy định về trợ cấp thôi việc thì khi hợp đồng lao động chấm dứt, người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
Pháp luật lao động - 29/11/2024 10:15
Công ty có phải trả tiền lãi đối với số tiền chậm trả lương cho người lao động?
Chị Nguyễn Thị A là Giám đốc công ty B, chuyên gia công hàng thủ công xuất khẩu. Theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, Công ty B sẽ trả lương cho người lao động theo kỳ hạn một tháng một lần vào ngày 30 hàng tháng. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh, không xuất khẩu được hàng nên công ty gặp khó khăn về tài chính, không trả lương đúng hạn cho NLĐ. Chị A muốn hỏi công ty có phải trả tiền lãi đối với số tiền chậm trả lương cho người lao động không? NLĐ có được phép khởi kiện khi công ty không trả lương cho mình không?
Pháp luật lao động - 27/11/2024 05:50
Doanh nghiệp muốn người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng có vi phạm pháp luật không?
Công ty A ký kết hợp đồng lao động với 100 lao động nữ với nội dung công việc lắp ráp dây kéo túi xách da, nhưng do nhu cầu mở rộng sản xuất, kinh doanh nên công ty có kế hoạch chuyển lao động sang làm việc khác. Công ty A muốn hỏi việc chuyển lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng đã ký kết có vi phạm pháp luật không?
Pháp luật lao động - 18/11/2024 06:07
7 trường hợp phải tổ chức đối thoại theo Bộ luật Lao động năm 2019
Bộ luật Lao động năm 2019 quy định 7 trường hợp khi có vụ việc phải tổ chức đối thoại. Người sử dụng lao động, người lao động và cán bộ công đoàn cần biết những quy định này để thực hiện đúng pháp luật, đảm bảo quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động.
Sổ tay pháp luật - 16/11/2024 08:39
Những điều cần biết về đối thoại tại nơi làm việc theo pháp luật lao động
Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 01/02/2021 đã có những quy định cụ thể về đối thoại tại nơi làm việc. Quy định này nhằm đảm bảo quyền, nghĩa vụ của các bên và xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.