Đi chơi Tết và                                                         chúc Tết
Đời sống

Đi chơi Tết và chúc Tết

Minh Hoàng
Tác giả: Minh Hoàng
Đi chơi Tết và chúc Tết là nét văn hóa lâu đời làm nên bản sắc ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Đó cũng là dịp sum họp, thăm thú người thân, tao nên sức hấp dẫn mãnh liệt của Tết
Mùng Sáu Tết - vào mùa lễ hội Cành lộc đền chùa đầu xuân Phong tục Tết cổ truyền: Những điều cần biết về bàn thờ cúng Thần Tài - Ông Địa
Đi chơi Tết và                                                         chúc Tết
Đi chơi Tết và chúc Tết là nét đẹp truyền thống của văn hóa dân tộc. Ảnh dantri.com.vn

Một trong những điều làm nên sức hấp dẫn trường tồn của Tết Nguyên đán là ở chỗ, nó trở thành dấu mốc, điểm hẹn được báo trước 365 ngày để các thành viên mỗi gia đình đoàn viên. Xưa thế và nay cũng vậy. Người ta sinh ra, lớn lên, trưởng thành rồi tỏa đi bốn phương sinh cơ lập nghiệp. Tết trở thành dịp để sum vầy, gặp gỡ. Ngay cả anh em ruột thịt trong một gia đình, có khi cũng chỉ tụ họp được đông đủ vào mỗi dịp Tết.

Và không chỉ vậy, Tết còn là dịp để tri ân, thăm hỏi láng giềng, hàng xóm gần gụi “tối lửa tắt đèn có nhau”. Cả năm bận rộn, ra đụng vào chạm, nhưng mỗi người đều tất bật với công việc của mình, ít có thời gian thư thái chuyện trò. “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”, người hàng xóm trong những tình huống cụ thể có khi quan trọng với mỗi người hơn cả anh em ruột thịt.

Đi chơi Tết và                                                         chúc Tết
Đi chơi Tết và chúc Tết mà đẹp nhất là hình ảnh các thế hệ trong một gia đình sum vầy. Ảnh thegioigiadinh.com.vn

Vì thế, sau giao thừa, có nơi bà con hàng xóm tổ chức chúc tụng xóm giềng ngay thời khắc đầu tiên. Nhà nọ kéo qua nhà kia, lượng người mỗi lúc một đông, đến nhà cuối xóm có khi gia chủ không còn chỗ để ngồi. Mỗi nhà đều mời khách chén rượu, bánh kẹo và dành những lời tốt đẹp nhất chúc tụng nhau. Người già được chúc khỏe mạnh, sống lâu trăm tuổi; người trẻ được chúc làm ăn tấn tới, công danh, tài lộc dồi dào. Trẻ nhỏ được chúc học hành giỏi giang. Các cháu nhỏ nhất được chúc hay ăn chóng lớn… Cuộc chúc tụng vui vẻ có thể kéo dài đến mờ sáng ngày mùng một.

Những người có chức sắc, giữ cương vị nhất định ở tổ phố, xóm thôn có khi chúc “vĩ mô” hơn, nào là cầu cho thế giới hòa bình, nước nhà ấm no; cầu mưa thuận gió hòa, bà con lối xóm làm ăn bằng năm bằng mười năm cũ; nào là cầu thôn tổ, xóm làng đoàn kết, phấn đấu năm mới đạt danh hiệu nọ, thành tích kia. Trên hết là không khí hồ hởi, phấn khởi về một năm nhiều hứa hẹn.

Đi chơi Tết và                                                         chúc Tết
Đi chơi Tết nội ngoại, chúc Tết ông bà... Hình ảnh thường thấy ở mọi gia đình ngày Tết. Ảnh saodieu.vn

Nhưng chúc Tết sau giao thừa chỉ diễn ra ở một số nơi. Phổ biến là chúc Tết, xông nhà ngày mùng một. Những người đi chúc Tết sớm thường được gia chủ mời đích danh, do hợp tuổi, do vợ chồng hạnh phúc, thuận hòa, ăn nên làm ra, có thể mang lại cho gia chủ tài lộc trong năm mới. Còn lại, hầu hết không đi chúc Tết sáng ngày mùng một, do lo ngại gia chủ kiêng kỵ mình không hợp tuổi. Người có tang, “đứt gánh” lỡ dở vợ chồng càng kiêng triệt để.

Để nói về thứ tự chúc Tết xưa, các cụ có câu “Mùng một Tết cha, mùng hai Tết mẹ, mùng ba Tết thầy”. Nay tục này đã ít nhiều phai nhạt. Có khi trong ngày mùng một, người ta tranh thủ chúc Tết hàng xóm sát vách trước rồi mới đi chúc ông bà bên nội. Thường ông bà nội đều ở gần con trai hoặc ở cùng con trai, việc chúc tụng diễn ra đơn giản, đầm ấm. Sau đó, nhiều người đi chúc tụng xóm làng gần, rồi tối về mới chuẩn bị đi chúc bên ngoại - thường ở xa hơn - vào mùng hai.

Đi chơi Tết và                                                         chúc Tết
Đi chơi Tết và chúc Tết người thân, hàng xóm, láng giềng; nhưng ấm áp nhất là đoàn tụ ông bà nội ngoại. Ảnh danviet.vn

Đi hết nội ngoại, nhiều người lên lịch đi thăm, chúc Tết họ hàng gần xa. Việc đi Tết lúc này không tùy tiện, ngẫu nhiên mà thường được gắn với những sự kiện trong năm của người được đến chúc. Như trong năm ông bác họ cất nhà chưa đến được; bà cô họ gả chồng con đúng dịp bận đã không đi; hay ông cậu họ ốm đau đã lâu chưa thể đến thăm; hoặc nữa, nhân con cháu ông bác làm lễ thượng thọ cho vợ chồng ông bác…

Nhiều dòng họ nhân dịp này cũng họp họ. Đó lại là một việc các thành viên không thể không đi. Họp họ thường làm sau mùng 5 và trước Rằm tháng Giêng tại nhà ông trưởng họ. Có họ làm 5 năm một lần, có họ làm định kỳ hàng năm. Tại đó, dòng họ kiểm điểm các việc đã làm năm qua, các việc cần làm năm tới. Những việc đáng khen, những việc đáng chê; những khoản đóng góp. Đây là nề nếp rất nên duy trì. Cháu con có dịp ôn lại truyền thống, cảm thấy tự hào, trách nhiệm hơn.

Đi chơi Tết và                                                         chúc Tết
Thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước đi chơi Tết và chúc Tết người thân, duy trì truyền thống dân tộc. Ảnh thanhnien.vn

Ngoại trừ thanh niên, các bạn trẻ chưa vướng bận gia đình, dễ tụ họp, theo nhau đi chúc tụng đôi khi không cần biết đối tượng là ai và ở đâu; còn lại, hầu hết người Việt trưởng thành đều dành những ngày Tết quý giá, những lời chúc đẹp nhất cho gia đình, hàng xóm láng giềng và những người thân yêu. Có lẽ điều đó đã góp phần làm nên sức sống vĩnh hằng của cái Tết.

Trốn tránh khai báo - Có tội với đồng bào Trốn tránh khai báo - Có tội với đồng bào

Sáng nay (8/2), TP HCM bất ngờ công bố thêm 24 ca nhiễm Covid-19 và Hà Nội lại có thêm ca nhiễm mới được mô ...

Đề nghị tạo điều kiện thuận lợi để CNLĐ được hoàn tiền mua vé Đề nghị tạo điều kiện thuận lợi để CNLĐ được hoàn tiền mua vé

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa có văn bản số 1623/TLĐ gửi Bộ Giao thông – Vận tải về việc tạo điều kiện ...

Công nhân khủng hoảng tinh thần vì lo nhiễm Covid-19 tại một công ty ở Hải Dương Công nhân khủng hoảng tinh thần vì lo nhiễm Covid-19 tại một công ty ở Hải Dương

Trong 3 ngày liên tiếp (5/2 - 7/2/2021), khoảng 3.000 công nhân lao động tại Công ty TNHH Vietory (Công ty Vietory) ở Hải Dương ...

Tin mới hơn

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khi nền kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp và tiến hành phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, văn hóa công nhân là chủ đề đặc biệt được quan tâm, trong đó có mục tiêu đóng góp cho tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết chia sẻ quan điểm của tác giả về xây dựng văn hóa công nhân, đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam bắt đầu chuyển sang phát triển bền vững hiện nay.
Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Sửa đổi quy định về điều kiện tuổi của thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trong Luật BHXH 2024 là lời hồi đáp đầy nhân văn dành cho hàng triệu người lao động và gia đình họ, những người đã âm thầm cống hiến cả cuộc đời cho sự phát triển của đất nước.
Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Với nhiều người lao động, đặc biệt là công nhân nghỉ hưu không hẳn là “dấu chấm hết” cho một hành trình làm việc, mà có khi lại là khởi đầu cho một giai đoạn mới đầy trăn trở: “Tiếp tục cống hiến hay dừng lại”?

Tin tức khác

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Trong hành trình mưu sinh, người công nhân không chỉ đối mặt với sự khắc nghiệt của dây chuyền sản xuất, mà còn phải “vật lộn” với những căn bệnh hiểm nghèo, mãn tính kéo dài tháng năm.
Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Giữa hàng triệu lượt nghỉ ốm mỗi năm của người lao động, đã từng có biết bao buổi làm dang dở, những lần gắng gượng trở lại ca vì sợ bị trừ lương, mất chuyên cần hay mất bảo hiểm y tế.
Công nhân và việc học tập suốt đời

Công nhân và việc học tập suốt đời

“Học tập suốt đời” là tên bài viết được hưởng ứng rộng rãi và tạo tiếng vang lớn của Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây. Vấn đề này được nhìn nhận như một trong những giải pháp, yêu cầu tối quan trọng để phát huy tiềm năng, sức sáng tạo của con người Việt Nam, trong đó có đội ngũ công nhân lao động, góp phần thực hiện thắng lợi khát vọng vươn mình của dân tộc.
Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Giữa những con số xuất khẩu hàng tỷ USD mỗi năm của ngành điều Việt Nam, ít ai để ý rằng đằng sau thành công ấy là những đôi tay chai sạn, những giọt mồ hôi rơi giữa xưởng nóng và những câu chuyện đời thầm lặng của người lao động. Từ những người phụ nữ ngồi bó gối bên rổ điều sống để tách vỏ, đến những công nhân vận hành dây chuyền sản xuất hiện đại, họ chính là những mắt xích bền bỉ góp phần đưa hạt điều Việt Nam có mặt tại hơn 90 quốc gia trên thế giới.
Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Giữa nhịp sống tất bật nơi các khu công nghiệp, hàng triệu nữ công nhân vẫn âm thầm lao động, cống hiến và hy sinh, mang trên vai không chỉ gánh nặng mưu sinh mà còn cả giấc mơ làm mẹ.
Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Không còn phải rời xưởng sớm để nộp một tờ đơn. Không còn mất công cả buổi để đi xin xác nhận giấy tờ. Không còn cảnh ngồi hàng giờ trước cánh cửa cơ quan BHXH với ánh mắt lo lắng.
Xem thêm