Đề xuất chế độ thâm niên nghề của ngành Y tế như ngành Giáo dục
Công đoàn

Đề xuất chế độ thâm niên nghề của ngành Y tế như ngành Giáo dục

HÀ VY
Tác giả: HÀ VY
Công đoàn Y tế Việt Nam đang đề nghị Chính phủ xem xét nâng chế độ thâm niên nghề của ngành Y tế như ngành Giáo dục, về lâu dài là bằng với lực lượng vũ trang…
Tổ chức hội nghị quán triệt, thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TW của Bộ Chính trị Quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Đề xuất chế độ thâm niên nghề của ngành Y tế như ngành Giáo dục
Nhân viên y tế Bệnh viện Bạch Mai tiễn nhau vào Nam chống dịch Covid-19. Ảnh: HÀ QUÂN

Từ đầu năm 2021 đến hết 6 tháng đầu năm 2022 đã có gần 10.000 bác sĩ, nhân viên y tế trên cả nước xin thôi việc, bỏ việc. Một số tỉnh, thành phố có số lượng viên chức thôi việc, bỏ việc cao như: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, An Giang, Đà Nẵng…

Chính sách tiền lương, phụ cấp không thu hút

Đồng chí Trịnh Tố Tâm - Chủ tịch Công đoàn ngành Y tế Hà Nội cho biết, Ban Tổ chức cán bộ (Sở Y tế Hà Nội) thống kê từ năm 2021 đến nay toàn ngành Y tế Hà Nội có 532 người xin nghỉ việc, 82 người xin chuyển công tác (năm 2021); 226 người xin nghỉ việc và 17 người chuyển công tác (trong 4 tháng đầu năm 2022), tổng cộng là 900 người. Số nhân viên y tế nghỉ việc, chuyển công tác chủ yếu là ở khối bệnh viện và có tay nghề. Trong số này, chủ yếu là bác sĩ.

Không riêng Hà Nội, tình trạng nhân viên y tế thôi việc, chuyển công tác còn diễn ra ở nhiều tỉnh, thành phố khác. Theo Công đoàn Y tế Việt Nam, tính từ đầu năm 2021 đến 6 tháng đầu năm 2022 có tổng số 9.397 viên chức y tế xin thôi việc, bỏ việc. Trong đó có 8.620 viên chức y tế thuộc quyền quản lý của các sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; 777 viên chức y tế thuộc thẩm quyền quản lý của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế.

Trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến gần chục nghìn viên chức y tế thôi việc, bỏ việc, đầu tiên là do chế độ tiền lương, phụ cấp chưa tương xứng với sức lao động, nhất là đối với viên chức làm việc tại các cơ sở y tế dự phòng và y tế cơ sở.

Y, bác sĩ phải học 6 năm và sau 18 tháng thực hành mới được cấp chứng chỉ hành nghề. Trong khi các ngành học khác chỉ mất 4 đến 5 năm. Hệ số lương của y, bác sĩ được tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp công lập là 2,34 (nhân mức lương cơ sở). Cộng thêm phụ cấp ưu đãi nghề 40%, thu nhập của y, bác sĩ là khoảng hơn 4,8 triệu đồng/tháng (chưa trừ đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế). Trong khi đó, mức thu nhập của y, bác sĩ tại các cơ sở y tế ngoài công lập cao hơn gấp 3 đến 4 lần, thậm chí có nơi cao gấp 5 đến 6 lần.

Nhân viên y tế nghỉ việc và đề xuất giữ chân người lao động của Công đoàn
Tiễn nhân viên y tế vào Nam chống dịch. Ảnh: HÀ QUÂN

Một số đơn vị sự nghiệp y tế được giao tự chủ kinh phí chi thường xuyên gặp rất nhiều khó khăn vì giá dịch vụ y tế cho người có thẻ Bảo hiểm y tế chưa tính đủ các yếu tố cấu thành. Thêm vào đó, dịch bệnh Covid-19 khiến lượng bệnh nhân đến khám, chữa bệnh giảm. Nguồn thu của đơn vị cũng như thu nhập nhân viên y tế theo đó cũng giảm mạnh.

Tại các cơ sở y tế công lập, nhân viên y tế làm việc với cường độ cao, thời gian kéo dài, đối mặt với nguy hiểm. Từ khi dịch Covid-19 bùng phát đến nay đã có hơn 2.300 nhân viên y tế bị lây nhiễm. Có bác sĩ không thể về nhà, chỉ vài lần đứng trước cổng vẫy tay chào con mới tròn 10 tháng tuổi; có nữ hộ sinh mang thai 20 tuần đã ra đi mãi mãi vì dịch bệnh...

Những vi phạm pháp luật trong đấu thầu mua sắm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế đã ảnh hưởng đến việc thiếu thiết bị hiện đại để triển khai các kỹ thuật cao, thiếu thuốc, thậm chí thiếu cả các vật tư tiêu hao, các dụng cụ, trang thiết bị thông thường, thiết bị bảo hộ cần thiết. Điều đó góp phần đẩy nhanh xu hướng dịch chuyển của viên chức y tế sang lĩnh vực y tế tư nhân...

Chế độ đãi ngộ tốt hơn

"Hiện tại, các cơ sở y tế công lập, đặc biệt là khối bệnh viện đã thực hiện tự chủ chi thường xuyên 100%, 2 năm dịch Covid-19 bùng phát dẫn đến nguồn thu bị hạn chế. Covid-19 là bệnh nhóm A, việc điều trị bệnh nhân được chi trả từ ngân sách Nhà nước, bệnh nhân không phải chi trả. Ngân sách Nhà nước lại chưa chuyển tiền cho các đơn vị nên các đơn vị phải tạm ứng nguồn thu để đáp ứng cho điều trị bệnh nhân Covid-19. Thu nhập tăng thêm của nhân viên y tế không có, đời sống nhân viên y tế vất vả hơn” - đồng chí Trịnh Tố Tâm chia sẻ.

Theo PGS. TS Phạm Thanh Bình - Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam, để nhân viên y tế tận tâm công hiến thì cần sớm nâng mức hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức làm chuyên môn y tế dự phòng và y tế cơ sở từ 40% đến 70% lên mức 100%.

Công đoàn Y tế Việt Nam cũng đề nghị Chính phủ cấp kinh phí để hỗ trợ, động viên cho cán bộ, viên chức ngành Y tế theo hình thức: Mỗi người 1 tháng lương hiện hưởng theo ngạch, bậc hoặc hỗ trợ với mức từ 1 đến 2 lần mức lương cơ sở. Xem xét nâng lương khởi điểm bậc 2 đối với bác sĩ mới ra trường để thu hút nguồn đầu vào, chế độ thâm niên nghề của ngành Y tế như ngành Giáo dục, lâu dài là bằng lực lượng vũ trang… Đảng, Chính phủ cho phép Bộ Y tế tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế kể cả giá dịch vụ khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế. Từ đó khuyến khích các đơn vị sự nghiệp y tế nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng nguồn thu sự nghiệp, tăng thu nhập cho cán bộ, viên chức y tế.

Nhân viên y tế nghỉ việc và đề xuất giữ chân người lao động của Công đoàn
Nhân viên y tế của Bệnh viện Phổi Trung ương trong giờ ăn trưa. Ảnh: Bệnh viện Phổi Trung ương

Các cấp công đoàn cũng tham mưu với chuyên môn có giải pháp thiết thực quan tâm, chăm lo người lao động bằng các hoạt động văn hóa, thể thao, tổ chức bữa ăn dinh dưỡng đảm bảo sức khỏe...

Chuyên gia nói gì về sự cố tại nhà máy Miwon khiến 4 người tử vong? Chuyên gia nói gì về sự cố tại nhà máy Miwon khiến 4 người tử vong?

GS.TS Lê Vân Trình - Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật (KHKT) An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) Việt Nam nhận định, vụ ...

Công lý cho bé V.A. và lời cảnh tỉnh cho người lớn Công lý cho bé V.A. và lời cảnh tỉnh cho người lớn

Phiên tòa được chờ đợi - vụ xử hai kẻ hành hạ bé V.A. ở TP. HCM đến chết dù được hoãn lại để ...

Thu phí ưu tiên check-in sân bay: Tạm dừng là đúng! Thu phí ưu tiên check-in sân bay: Tạm dừng là đúng!

Một số hãng hàng không đã đưa ra dịch vụ ưu tiên check-in ở sân bay để khách hàng có thể làm thủ tục nhanh ...

Tin mới hơn

Kết quả chăm lo phúc lợi đoàn viên của Công đoàn Việt Nam trong quý I/2025

Kết quả chăm lo phúc lợi đoàn viên của Công đoàn Việt Nam trong quý I/2025

Trong quý I năm 2025, tổ chức Công đoàn Việt Nam đã phát huy rõ nét vai trò là chỗ dựa tin cậy, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động.
Chăm sóc sức khỏe đoàn viên, người lao động tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2025 - 2030

Chăm sóc sức khỏe đoàn viên, người lao động tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2025 - 2030

Giai đoạn 2025 - 2030, LĐLĐ tỉnh Bắc Giang cùng Sở Y tế tỉnh ký kết chương trình phối hợp chăm sóc sức khoẻ cho đoàn viên, người lao động trên địa bàn.
Công đoàn Long An – Điểm tựa cho đoàn viên, người lao động nhập cư

Công đoàn Long An – Điểm tựa cho đoàn viên, người lao động nhập cư

Giữa vùng công nghiệp phát triển sôi động, nơi hàng trăm ngàn lao động nhập cư đang ngày ngày mưu sinh, tổ chức Công đoàn tỉnh Long An như một người bạn đồng hành thầm lặng nhưng bền bỉ, mang đến sự chở che, sẻ chia và cả những tia hy vọng ấm áp cho những phận người xa quê.

Tin tức khác

Hiệu quả chương trình phúc lợi của Công đoàn TP. HCM

Hiệu quả chương trình phúc lợi của Công đoàn TP. HCM

Nhờ vào những chính sách phúc lợi thiết thực, Công đoàn TP.HCM đã không ngừng củng cố mối quan hệ gắn bó giữa người lao động và doanh nghiệp, tạo ra những giá trị lâu dài cho cả hai bên.
Phúc lợi của 32.000 công nhân lao động tại Công ty CP TKG Taekwang Vina

Phúc lợi của 32.000 công nhân lao động tại Công ty CP TKG Taekwang Vina

Tại Công ty CP TKG Taekwang Vina (KCN Biên Hòa 2, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai), Trung tâm Phúc lợi Công đoàn đã ra đời như một mô hình sáng tạo và thiết thực nhằm mang đến cho 32.000 công nhân những mặt hàng thiết yếu với giá ưu đãi.
Chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động Thủ đô Quý I/2025

Chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động Thủ đô Quý I/2025

Các cấp Công đoàn trên địa bàn TP Hà Nội đã thực hiện các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động với tinh thần trách nhiệm, để người lao động yên tâm làm việc, tránh tranh chấp,...
Một chữ “thêm” trong thỏa ước: Nâng bước đời công nhân

Một chữ “thêm” trong thỏa ước: Nâng bước đời công nhân

Giữa một buổi trưa oi ả tại Công ty TNHH Chí Hùng, tỉnh Bình Dương, chị Nguyễn Thị Ngọc Hà, Chủ tịch CĐCS Công ty – vẫn miệt mài rà lại các điều khoản trong bản thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) vừa được doanh nghiệp ký kết đầu quý. “Có vài câu chữ tưởng nhỏ, nhưng ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi người lao động. Công đoàn không cẩn thận thì công nhân chịu thiệt”, chị Hà nói.
Giải pháp trọng tâm nâng cao phúc lợi đoàn viên

Giải pháp trọng tâm nâng cao phúc lợi đoàn viên

Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam yêu cầu các cấp công đoàn tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm nâng cao hiệu quả công tác chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động.
6 nhóm chỉ tiêu về chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động đến năm 2030

6 nhóm chỉ tiêu về chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động đến năm 2030

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang đã ký ban hành Nghị quyết 07/NQ-BCH của Ban Chấp hành về “Tập trung nguồn lực chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động trong tình hình mới”.
Xem thêm