
![]() |
Nhiều người tưởng niệm bé V.A. trước sân chung cư Sài Gòn Pearl . Ảnh: A.H. (Zing.vn) |
Hôm qua, Cà phê tối của Cuộc sống an toàn đã lên tiếng với góc nhìn “Im lặng là đồng lõa” xung quanh vụ việc người tình của cha hành hạ bé gái đến chết đang gây chấn động dư luận. Chúng ta phải cùng nhau lên tiếng để bé được yên nghỉ, người còn sống an lòng và những đứa trẻ an toàn hơn trong chính ngôi nhà của mình. Nhưng chỉ lên tiếng mà không hành động thì sẽ còn nhiều đứa trẻ vô tội bị bạo hành dã man.
Ngôi nhà nơi tưởng là an toàn, ấm áp và hạnh phúc của trẻ thơ đôi khi lại là nơi chôn vùi tất cả như thế đấy. Nếu như hàng xóm láng giềng hay cấp quản lý sở tại vì những lý do nào đó hoặc đơn giản chỉ là thờ ơ thì sự im lặng của chính những người thân cô bé chính là đồng lõa với cái ác vô cùng tận. Cứ sau mỗi vụ án tương tự, sau những ồn ào ầm ĩ và giận dữ đòi trừng phạt thích đáng kẻ ác thì một thời gian nào đó, chẳng cần lâu hay xa gì lại xảy ra điều như vậy!
Tôi nghĩ những dòng này đáng để suy ngẫm: “Mỗi một tai ương cho con trẻ, chúng ta thấy mình vô tâm. Chúng ta trách trả nhau về sự im lặng trước trái ngang bất bình. Cuộc sống đô thị thật sự khiến chúng ta dễ dàng lướt qua một thân phận, một sự bất công trước mặt. Chuyện trong bốn bức bê tông khiến nó càng thêm khu biệt. Con người ngày càng xa cách nhau và ít rung động, càng phai nhạt lòng nhân. Mỗi chuyện xảy ra dù nghiêm trọng đến đâu cũng đều dễ dàng khoát tay không phải của mình…".
Ác phụ kia lòng dạ như lang sói chắc chắn phải trả giá đắt không nói làm gì và dù sao với bé gái mất oan nghiệt cũng là người dưng nước lã. Nhưng cha bé lại để cho người tình đánh đập, bạo hành, đối xử với con mình dã man như thế thì tôi không hiểu nổi! Trên đời này có gì quý giá bằng con cái, thậm chí cha mẹ có thể hi sinh mạng sống mình để chúng sống vậy mà gã lại nhẫn tâm để con mình bị hành hạ đến chết như thế?
Hàng xóm miễn bàn, mẹ ruột bị ngăn cản gặp con không nói. Cha với con cùng nhà, ruột thịt máu mủ, con mình đau da thịt mình cứ như ai cắt thì cớ gì gã lại làm ngơ khi mà con bị đánh la hét láng giềng còn biết? "Thú dữ" còn không nỡ “ăn thịt” tại sao lại có kẻ vô cảm và dửng dưng với con ruột mình như vậy? Lẽ ra ngôi nhà ấy phải là nơi che chở, bao dung với bé vậy mà bỗng chốc lại thành “địa ngục” của mấy năm cuộc đời ngắn ngủi, xấu số!
Không chỉ kêu gọi nhau đừng im lặng hay gọi ngay Tổng đài 111 khi biết trẻ bị bạo hành, chúng ta hãy dạy những đứa trẻ biết về bạo hành và kỹ năng phản kháng để khi cần tự chúng có thể biết bấu víu vào đâu.
Người lớn cũng cần học về ranh giới giữa giáo dục và bạo lực. Đừng nói là những đứa trẻ xa lạ, ngay với con mình, chưa chắc chúng ta đã dạy đúng cách. Phạt thế nào để những đứa trẻ hiểu rằng chúng ta cũng tổn thương khi la rầy hoặc phạt chúng, điều đó mới thật quý giá. Đừng đem sự hằn học của cuộc đời và những bực tức, giận dữ của bản thân trút lên đầu những đứa trẻ.
Chúng ta cũng từng là những đứa trẻ, quan chức hay thường dân cũng từng có một tuổi thơ. Thời thơ ấu đó ước mong, thương yêu hay căm ghét điều gì có khi hằn sâu đến hàng chục năm sau. Mình không muốn và không chịu được thì đừng bắt những đứa trẻ phải chấp nhận những đau khổ câm nín.
Hội đoàn không ít, luật pháp cũng nhiều và đủ thứ thiết chế, quy định đã được dựng lên để trẻ thơ được an toàn không chỉ trong chính ngôi nhà của chúng. Giờ đây, điều cả người lớn lẫn trẻ con cần có là sẽ thực thi những thứ trên như thế nào để không còn những cái chết đau lòng tái diễn?
![]() Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam với Võ Nguyễn Quỳnh Trang, để ... |
![]() Gia cảnh của Trương Quang Duy (14 tuổi) bị bạo hành đến mức phải bỏ trốn khỏi quán bánh xèo đang làm thuê, khiến |
![]() “Mẹ ơi con xin lỗi, con xin mẹ xin giảm án cho chồng con đi, con xin mẹ. Cuộc đời con chẳng ý nghĩa gì ... |
Đọc nhiều
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Thìa sữa trong viện

Kinh hoàng sữa giả

“Miếng cơm” từ cây gạo
Tin tức khác

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu
