
![]() |
Người thân và cư dân chung cư Sài Gòn Pearl thắp nến tưởng niệm bé V.A. Ảnh: T.Q (VOV.VN) |
Đau lòng và giận dữ là cảm xúc chung của những người theo dõi vụ việc. Trang, vợ sắp cưới của bố V.A đã có một bảng thời gian biểu cho bé thật khắc nghiệt với biết bao việc nhà. Câu chuyện “mẹ ghẻ”- con riêng đầy cay đắng những tưởng chỉ có trong cổ tích nay ứng nghiệm giữa đời.
Đáng nói, khi khám nghiệm thi thể bé V.A, công an phát hiện nhiều dấu bầm tím nghi do bạo hành. Hàng xóm cũng đã phản ánh về những âm thanh la hét từ căn hộ chung cư được cho là của bé V.A và người trút đòn roi xuống em được cho là Trang.
Có rất nhiều bên liên quan tới vụ việc này. Mẹ đẻ V.A đã không được gặp con cả năm. Bố V.A không hiểu vì lý gì hàng xóm cũng nghe thấy tiếng con kêu than mà mình lại không can thiệp. Ngay hàng xóm, những người tối qua đã thắp nến tưởng niệm em hôm qua và chia sẻ với báo chí về những thanh âm đau đớn trong căn hộ, cũng chỉ im lặng khi vụ việc đang diễn ra.
Đúng sai, phải trái về mặt pháp lý sẽ được lực lượng chức năng giải quyết thấu đáo. Nhưng, cái chết của một đứa trẻ nghi vì bạo hành không phải chỉ ngăn chặn bằng những cuốn lịch. Vụ việc đau lòng trên còn cần mỗi con người cần nhìn lại bản thân, đối diện với phiên tòa của lương tâm, để khi gặp những cảnh tương tự sẽ đưa ra những hành động đúng đắn.
Martin Luther King từng nói: "Trong thế giới này, chúng ta không chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của người tốt".
Đành rằng hành động của Trang là ác, là xấu. Nhưng sự im lặng đáng sợ đến từ tất cả các bên khi biết nhiều hoặc nghe phong thanh từ vụ việc. Đó là sự im lặng của người cha, mẹ đẻ của bé. Những người lúc này có lẽ cũng rất đau xót nhưng họ không thể không có trách nhiệm trong câu chuyện.
Đáng sợ hơn, đó là sự im lặng của “những bà hàng xóm”, những người rất nhanh buôn chuyện này, chuyện kia sau lưng nhưng khi cần hành động thì họ lựa chọn im lặng. Một bức màn vô hình từ lâu đã được lập ra từ định kiến. Đó là không can thiệp vào chuyện của nhà khác. Bức màn này đã vô hình bịt miệng cả những người đang bất bình nhưng lại ngại nhiều chuyện. Sự im lặng ấy như một sự đồng lõa.
Câu chuyện có thể sẽ rất khác nếu một ai đó động lòng trắc ẩn mà nhấc máy gọi tới Tổng đài điện thoại Quốc gia Bảo vệ trẻ em 111. Con số 111 cũng đầy ý nghĩa nhắc nhớ về điều quan trọng nhất với mỗi cộng đồng người: đó là bảo vệ trẻ nhỏ. Sau câu chuyện này, hi vọng cộng đồng cùng nhớ về "ba số 1" ấy mỗi khi tai nghe mắt thấy những hành động ngược đãi trẻ em.
Đau buồn hơn, bé V.A không phải trường hợp cá biệt. Theo thống kê năm 2019 của UNICEF: ở Việt Nam, 68,4% trẻ em từng bị cha mẹ, người chăm sóc bạo lực tại nhà, xếp thứ 27 trên 75 quốc gia.
Gần 70% trẻ em bị bạo hành! Ngoài những vụ việc cha mẹ đánh con với quan điểm cũ kỹ “thương con cho roi cho vọt”, nhiều vụ bạo hành nghiêm trọng đã diễn ra. Đến lúc này, đánh trẻ nói riêng hay xâm phạm cơ thể người khác với bất cứ lý do nào đều cần phải ngăn chặn. Mỗi gia đình mang văn hóa riêng, song, chúng ta cần gặp nhau ở việc nói không với bạo lực.
Chúng ta không thể dạy con em hiền hòa bằng đòn roi. Chúng ta không thể dạy các em về lẽ phải ở đời khi im lặng trước tiếng trẻ em hàng xóm bị đánh. Chúng ta không thể căm phẫn trên mạng xã hội về vụ việc V.A để rồi về nhà chúng ta lại vụt vun vút con em mình.
Chúng ta không thể im lặng nữa, và chúng ta cũng không được ra đòn với các em nữa!
![]() Liên tiếp các clip bạo lực học đường trên mạng xã hội thu hút sự quan tâm của hàng nghìn người. Có anh chị ... |
![]() Một nửa phụ nữ bị chồng bạo lực chưa bao giờ kể với bất kỳ ai. Gần như tất cả phụ nữ (90,4%) bị chồng ... |
![]() Bạo lực gia đình là một vấn nạn xã hội của cả thế giới, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, nhất là phụ nữ. ... |
Đọc nhiều
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Thìa sữa trong viện

Kinh hoàng sữa giả

“Miếng cơm” từ cây gạo
Tin tức khác

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu
