Để không xảy ra ngừng việc: Kinh nghiệm từ công đoàn có hơn 3 vạn đoàn viên

Công đoàn - MINH ANH

Cán bộ công đoàn cơ sở phải nắm bắt được những bức xúc của người lao động, tăng cường đối thoại và giải quyết những mâu thuẫn nhen nhóm dù là nhỏ nhất.

Đó là những kinh nghiệm mà đồng chí Đinh Sỹ Phúc – Chủ tịch Công đoàn Công ty Taekwang Vina (TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) đúc kết sau hơn chục năm làm thủ lĩnh công đoàn tại doanh nghiệp có trên 32.000 công nhân.

Chúng tôi bắt đầu câu chuyện với dấu mốc “lịch sử” năm 2010, khi Công ty Taekwang Vina chỉ trong một năm có tới 2 cuộc đình công lớn, kéo dài.

Cuộc đầu diễn ra tháng 1, với 8.000 công nhân tham gia, họ yêu cầu công ty công khai thang bảng lương, có chế độ thai sản phù hợp với công nhân nữ, không trừ tiền công nhân nghỉ bệnh, công bố mức thưởng Tết... Tháng 12 năm ấy, một cuộc đình công lại nổ ra, số lượng công nhân tham gia lần này tăng hơn 2.000 so với lần trước, và mục tiêu là tăng lương, nâng cao chất lượng bữa ăn, công bố mức thưởng Tết,…

Năm 2011, đồng chí Đinh Sỹ Phúc được bầu làm Chủ tịch Công đoàn Công ty Taekwang Vina. Từ đó đến nay, quan hệ lao động trong công ty luôn giữ được sự hài hòa, ổn định.

Ngăn ngừa ngừng việc tập thể: Tăng cường trao đổi thông tin và đối thoại với công nhân

Taekwang Vina luôn được đánh giá là doanh nghiệp có môi trường làm việc hài hòa, ổn định. Ảnh: CĐCC

Lắng nghe, đối thoại để tìm ra giải pháp

Đồng chí Đinh Sỹ Phúc ví von doanh nghiệp nơi mình làm việc như một xã hội thu nhỏ, bởi số lượng công nhân “khủng”, họ lại đến từ nhiều vùng miền, với những tôn giáo khác nhau, cá tính khác nhau.

Đồng chí Đinh Sỹ Phúc cho biết, mỗi khi doanh nghiệp có các chính sách mới về lương thưởng, giờ làm mà công nhân thấy chưa thỏa đáng… cũng có thể gây ra bức xúc và mâu thuẫn.

Theo quan điểm của Chủ tịch Công đoàn Taekwang Vina, giải pháp tối ưu nhất là không để xảy ra xung đột chứ không phải để xảy ra rồi mới giải quyết. Vì vậy, phải thường xuyên đối thoại, và muốn đối thoại thì phải nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của công nhân lao động.

Đây là một thách thức lớn khi mà số lượng công nhân quá đông. Làm sao đi đến từng phân xưởng, tổ sản xuất nhỏ để hiểu được công nhân? Để giải bài toán này, đồng chí Phúc đã thành lập mạng lưới tuyên truyền của công đoàn đến với từng bộ phận, cá nhân…

Ngăn ngừa ngừng việc tập thể: Tăng cường trao đổi thông tin và đối thoại với công nhân

Đối thoại thường xuyên và định kỳ giúp doanh nghiệp, công đoàn và người lao động hiểu nhau hơn. Ảnh: CĐCC

“Từ tổ sản xuất nhỏ nhất, đến dây chuyền, đến bộ phận, phân xưởng… đều có “đội chân rết tuyên truyền” của công đoàn. Chính mạng lưới này sẽ giúp công đoàn và doanh nghiệp nắm được những tâm tư, tình cảm, những bức xúc, những hoàn cảnh khó khăn, ma chay, hiếu, hỉ… của từng người lao động. Như vậy thì công đoàn công ty mới kịp thời có các phương án can thiệp, động viên, hỗ trợ… cho người lao động”, đồng chí Phúc chia sẻ.

Theo thủ lĩnh Công đoàn Taekwang Vina, để hiểu người lao động thì không gì hiệu quả hơn bằng việc phải lắng nghe. “Khi người lao động bức xúc, chúng ta cứ chú tâm lắng nghe, đừng bàn đến đúng sai mà hãy để cho người lao động tin tưởng giãi bày. Sau đó, nếu đúng, chúng ta tiếp thu và có những trả lời thỏa đáng, còn nếu sai, chúng ta sẽ phân tích để cho người lao động hiểu rõ hơn vấn đề”.

“Trên tinh thần đó, Công đoàn Taekwang Vina đã đưa ra các kế hoạch để tổ chức được công tác truyền thông đa dạng và mang tính hai chiều, mà ở đây chúng tôi gọi là Hệ thống tiếp nhận thông tin đa chiều. Để làm được điều này, Công đoàn Taekwang Vina đã xây dựng được mạng lưới từ công đoàn cơ sở đến công đoàn bộ phận, tổ trưởng công đoàn”, đồng chí Phúc nói.

Hằng ngày, tổ trưởng công đoàn lắng nghe, nắm bắt được những tâm tư của đoàn viên, người lao động trong khu vực mình phụ trách. Mỗi tháng công đoàn sẽ phải có các cuộc họp với đoàn viên, người lao động. Những vấn đề nhỏ, tổ trưởng công đoàn giải quyết, còn những vấn đề lớn sẽ được báo cáo cho công đoàn cơ sở để có thể kịp thời xử lý...

Ngăn ngừa ngừng việc tập thể: Tăng cường trao đổi thông tin và đối thoại với công nhân

Công đoàn đến tận từng bộ phận, phân xưởng để lắng nghe tâm tư của người lao động. Ảnh: CĐCC

Đồng chí Đinh Sỹ Phúc cho biết, sự khởi đầu khá khó khăn khi cán bộ công đoàn ở các bộ phận hầu như đều kiêm nhiệm nên rất thiếu kinh nghiệm công đoàn. Do đó, Công đoàn Công ty phải tổ chức tập huấn thường xuyên, tạo điều kiện cho công đoàn bộ phận nắm bắt được công tác công đoàn và những kỹ năng cần thiết như nghe và nói.

Nhưng theo đồng chí Phúc, điều quan trọng là cán bộ công đoàn phải luôn chân thành khi trao đổi với công nhân. Như vậy công nhân mới tin tưởng, chia sẻ, nêu ý kiến…

“Các thắc mắc, bức xúc của người lao động cần được giải đáp ngay lập tức, vì như thế, người lao động thấy được ý kiến của mình được lắng nghe, được tôn trọng và sau đó sẽ thêm tin tưởng vào công đoàn, vào doanh nghiệp”, Chủ tịch Công đoàn Công ty Taekwang Vina nói.

Không chỉ vậy, ở Công đoàn Công ty Taekwang Vina còn có thêm một nhóm chuyên phụ trách quan hệ lao động. Nhóm này, ngoài các công việc chuyên môn thì hằng ngày cử người đi tiếp xúc từ vài chục đến cả trăm công nhân lao động để nắm tình hình. Ngoài chia sẻ ở nơi làm việc, những người trong nhóm còn thường tìm đến phòng trọ của công nhân, vừa là để nắm bắt tình hình thực tế cuộc sống của công nhân, nhưng cũng là cách để gần gũi công nhân hơn.

Ngăn ngừa ngừng việc tập thể: Tăng cường trao đổi thông tin và đối thoại với công nhân

Công đoàn quan tâm đến những việc nhỏ nhất cho đoàn viên, người lao động. Ảnh: CĐCC

Công đoàn còn đề xuất Ban Lãnh đạo Công ty dùng các hệ thống truyền thông như loa phát thanh, thùng thư góp ý, email nội bộ, facebook, zalo,… Đặc biệt, mỗi tháng đều có 1 video về công đoàn được phát trên các màn hình công cộng đặt trong công ty để tuyên truyền bằng hình ảnh.

Công đoàn Công ty còn thành lập Fanpage, luôn có cán bộ công đoàn tương tác với các ý kiến của đoàn viên, người lao động. Đây là cách lắng nghe kịp thời, trả lời kịp thời giữa công đoàn và công nhân.

Đồng chí Đinh Sỹ Phúc cho rằng: “Nếu muốn tạo một môi trường làm việc hài hòa, đảm bảo quyền lợi cho người lao động và tạo sự phát triển cho doanh nghiệp thì sự đối thoại là rất cần thiết. Từ thực tế của Taekwang Vina đã cho thấy rõ điều đó. Nhưng muốn đối thoại thì chúng ta phải lắng nghe. Thế nên, chúng tôi luôn chủ động tìm đến với công nhân, đem đến cho công nhân sự chân thành để nhận lại sự tin tưởng”.

Quy chế giải quyết mâu thuẫn "không có vùng cấm"

Đồng chí Đinh Sỹ Phúc cho biết, để giải quyết vấn đề được hiệu quả hơn, Công đoàn Công ty Taekwang Vina đã xây dựng những quy chế giải quyết thắc mắc, khiếu nại của người lao động. Quy chế này được Ban Lãnh đạo Công ty phê duyệt và “không có vùng cấm” nghĩa là sẵn sàng giải quyết mọi tranh chấp kể cả với chuyên gia nước ngoài.

Cụ thể, trong trường hợp người lao động có những tranh chấp, những bức xúc gì đối với chuyên gia nước ngoài thì họ có thể ý kiến lên công đoàn và công đoàn được quyền giải quyết theo từng cấp bậc.

Công đoàn Taekwang đã từng xử lý các chuyên gia nước ngoài bằng hình thức kỷ luật khi thực hiện không đúng quy định của doanh nghiệp với người lao động…

“Việc làm này giúp cho niềm tin của người lao động với Công đoàn Công ty gần như tuyệt đối. Mọi ý kiến của người lao động đều được lắng nghe, mọi việc làm đều được ghi nhận… tất cả được xử lý, giải quyết kịp thời theo quy trình, họ cũng không sợ bị trù dập”, đồng chí Đinh Sỹ Phúc nói.

Hạn chế đình công tập thể bằng việc tăng cường đối thoại, nắm bắt tâm tư người lao động

Đồng chí Đinh Sỹ Phúc trao 5 chỉ vàng từ chương trình quay số may mắn đầu năm 2024 do Công đoàn cơ sở Công ty Taekwang Vina tổ chức cho công nhân Trần Thị Lệ Hoàng. Ảnh: CĐCC

Bên cạnh đó, lãnh đạo Công ty Taekwang Vina cũng thường xuyên xuất hiện tại các buổi gặp mặt, trao đổi với người lao động, hiểu rõ hơn các mong muốn của người lao động. Ở chiều ngược lại, người lao động cũng thấy được sự quan tâm của lãnh đạo Công ty đối với bản thân mình.

Việc đảm bảo phúc lợi cho người lao động cũng là cách để Công ty Taekwang Vina luôn giữ vững quan hệ lao động hài hòa, ổn định. Hằng năm, công đoàn tham mưu lãnh đạo doanh nghiệp đầu tư nguồn kinh phí để chăm lo cho các chương trình phúc lợi, để người lao động yên tâm làm việc, gắn bó và cống hiến, không phát sinh những mâu thuẫn dẫn tới tranh chấp lao động...

Được giữ nguyên tiền thưởng, công nhân đình công ở Bình Dương đã quay lại làm việc Được giữ nguyên tiền thưởng, công nhân đình công ở Bình Dương đã quay lại làm việc

Sáng nay (8/7), công nhân Công ty Cổ phần Green River Furniture, chuyên sản xuất gỗ ở phường Uyên Hưng, thành phố Tân Uyên, tỉnh ...

Cuộc ngừng việc của công nhân Công ty Viet Glory Cuộc ngừng việc của công nhân Công ty Viet Glory

Sau 5 ngày ngừng việc, sáng nay (6/10) có khoảng 1.000 công nhân Công ty TNHH Viet Glory (Diễn Châu, Nghệ An) trở lại nhà ...

Vụ hơn 5.000 công nhân VietGlory đình công: Hơn 1.000 công nhân đã đi làm trở lại Vụ hơn 5.000 công nhân VietGlory đình công: Hơn 1.000 công nhân đã đi làm trở lại

Liên quan đến vụ hơn 5.000 công nhân tại Công ty TNHH VietGlory (Nghệ An) đã bỏ về không làm việc vào chiều ngày 2/10 ...

Đình công đúng luật, công nhân phải tuân thủ quy định như thế nào? Đình công đúng luật, công nhân phải tuân thủ quy định như thế nào?

Theo quy định tại Bộ luật Lao động năm 2019 thì đình công là: “Sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Ban Công đoàn Quốc phòng “tiếp sức” cho cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên vùng lũ

Hoạt động Công đoàn -

Ban Công đoàn Quốc phòng “tiếp sức” cho cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên vùng lũ

Ban Công đoàn Quốc phòng vừa phối hợp với các đơn vị tổ chức thăm, hỗ trợ Nhân dân và tặng quà cán bộ, chiến sỹ tham gia khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

Cô hiệu trưởng giàu lòng nhân ái của thành phố Gia Nghĩa

Hoạt động Công đoàn -

Cô hiệu trưởng giàu lòng nhân ái của thành phố Gia Nghĩa

Tôi xin phép được trích dẫn câu nói của Giáo sư Đặng Thai Mai: “Con người đến với cuộc sống từ nhiều nẻo đường, trên muôn vàn cung bậc phong phú nhưng tiêu điểm mà con người hướng đến vẫn là con người” để chia sẻ câu chuyện về một “người truyền lửa” – cô giáo Hà Thị Hảo – Hiệu trưởng Trường THCS Phan Bội Châu, thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông.

Tín dụng ưu đãi giúp công nhân tránh bẫy “tín dụng đen”

Công đoàn -

Tín dụng ưu đãi giúp công nhân tránh bẫy “tín dụng đen”

Bằng việc mở rộng các chính sách cho vay ưu đãi, thủ tục đơn giản sẽ giúp người lao động tiếp cận những nguồn vốn hợp pháp - từ đó tránh bẫy “tín dụng đen” đang đem lại nhiều hệ lụy cho xã hội.

Nâng cao kỹ năng thương lượng tập thể về tiền lương

Công đoàn -

Nâng cao kỹ năng thương lượng tập thể về tiền lương

Giúp cán bộ công đoàn hiểu rõ, hiểu sâu về tiền lương trong doanh nghiệp để thương lượng tập thể là mục tiêu mà Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề ra tại lớp tập huấn đang được tổ chức ở Đà Nẵng.

Ghi chép về một thầy giáo - Chủ tịch Công đoàn gương mẫu, tận tụy

Hoạt động Công đoàn -

Ghi chép về một thầy giáo - Chủ tịch Công đoàn gương mẫu, tận tụy

Thầy giáo Phạm Văn Chức - Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ (xã Quang Minh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang) là một nhà giáo tiêu biểu, tận tụy và hết mình vì sự nghiệp giáo dục.

Góp ý dự thảo Luật Việc làm: Vì mục tiêu việc làm tốt, thu nhập cao cho người lao động

Hoạt động Công đoàn -

Góp ý dự thảo Luật Việc làm: Vì mục tiêu việc làm tốt, thu nhập cao cho người lao động

Chiều 19/9, tại Hà Nội diễn ra Hội nghị lấy ý kiến dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) dưới sự chủ trì của đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam.

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam Video

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025 Tôi công nhân

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 có thể kéo dài 9 ngày, từ 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ (tức 25/1-2/2/2025).

Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động

Đồng chí Lê Thị Kim Huệ, Chủ tịch LĐLĐ quận Đống Đa, TP Hà Nội chia sẻ về những kinh nghiệm đổi mới hoạt động công đoàn, chăm lo thiết thực cho đoàn viên và người lao động.

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam Infographic

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam

Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam thống nhất phối hợp thực hiện 5 nội dung chính giai đoạn 2024 - 2030 với các nội dung sau:
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam Video

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam

Đọc thêm

Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Công đoàn -

Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn, người lao động có vai trò quan trọng đối với việc góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Ý nghĩa của hoạt động tuyên truyền, vận động này còn góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, tích cực lao động, học tập và công tác, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Tăng phúc lợi để công nhân không vướng bẫy “tín dụng đen”

Công đoàn -

Tăng phúc lợi để công nhân không vướng bẫy “tín dụng đen”

Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Đồng Nai xác định việc nâng cao phúc lợi, cải thiện đời sống cho đoàn viên, người lao động là giải pháp tốt nhất giúp họ tránh xa bẫy “tín dụng đen”.

Công nhân Đồng Nai học cách tránh bẫy “tín dụng đen”

Công đoàn -

Công nhân Đồng Nai học cách tránh bẫy “tín dụng đen”

Chương trình “Điểm hẹn công nhân tháng 9” với chủ đề: “Tài chính thông minh – Tránh “Bẫy” tín dụng đen”, do Tạp chí Lao động và Công đoàn, Vụ Truyền thông Ngân hàng Nhà nước, LĐLĐ tỉnh Đồng Nai và một số đơn vị phối hợp thực hiện. Qua đó, nhằm giúp công nhân có thêm kiến thức, để tránh rơi vào bẫy “tín dụng đen” vốn đang là một vấn đề nhức nhối.

Trực tiếp "Điểm hẹn công nhân tháng 9": Tài chính thông minh - tránh bẫy "tín dụng đen"

Hoạt động Công đoàn -

Trực tiếp "Điểm hẹn công nhân tháng 9": Tài chính thông minh - tránh bẫy "tín dụng đen"

Tạp chí Lao động và Công đoàn và Vụ Truyền thông Ngân hàng Nhà nước phối hợp cùng LĐLĐ tỉnh Đồng Nai tổ chức chương trình "Điểm hẹn công nhân tháng 9", chủ đề Tài chính thông minh - tránh bẫy "tín dụng đen".

Cô giáo Trần Thị Thúy Ái - Chủ tịch Công đoàn đầy tâm huyết, “giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Hoạt động Công đoàn -

Cô giáo Trần Thị Thúy Ái - Chủ tịch Công đoàn đầy tâm huyết, “giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Cô giáo Trần Thị Thúy Ái – Chủ tịch Công đoàn Trường Mẫu giáo Vị Bình (xã Vị Bình, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang) là người chị, người đồng chí, một lãnh đạo Công đoàn có tấm lòng ấm áp bao dung, gần gũi luôn lắng nghe những chia sẻ của các công đoàn viên.

“Công đoàn Công ty CP Nước sạch Quảng Ninh chính là điểm tựa của em…”

Hoạt động Công đoàn -

“Công đoàn Công ty CP Nước sạch Quảng Ninh chính là điểm tựa của em…”

Nhiều hoàn cảnh khó khăn của Công đoàn ngành Xây dựng Quảng Ninh như gia đình chị Bùi Thị Hạt, đoàn viên Công đoàn Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng Ninh đã được các cấp Công đoàn sẻ chia. Và Công đoàn đã thực sự trở thành chỗ dựa tin cậy của người lao động.

Phó Chủ tịch Công đoàn luôn trăn trở và chăm lo cho người lao động

Hoạt động Công đoàn -

Phó Chủ tịch Công đoàn luôn trăn trở và chăm lo cho người lao động

Hiện nay, tôi đang công tác tại Phòng Tổ chức hành chính – Chi nhánh Luyện đồng Lào Cai – Vimico- cái nôi ươm mầm và chắp cánh ước mơ cho nhiều thế hệ cán bộ công nhân viên. Ở đây có một lãnh đạo Công đoàn với tác phong gần gũi, nụ cười hiền lành, dễ mến. Chị là Mai Thị Thu Phương, Phó Phòng Tổ chức Hành chính – Phó Chủ tịch Công đoàn của Chi nhánh.

Công đoàn Trường Mẫu giáo Hiệp Mỹ Đông làm tốt vai trò kết nối và chia sẻ

Hoạt động Công đoàn -

Công đoàn Trường Mẫu giáo Hiệp Mỹ Đông làm tốt vai trò kết nối và chia sẻ

Trong nhiều năm qua, Công đoàn Trường Mẫu giáo Hiệp Mỹ Đông (xã Hiệp Mỹ Đông, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh) chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động; gặt hái nhiều thành tích và được Công đoàn cấp trên đánh giá cao.

Công đoàn Cần Thơ chung tay hỗ trợ đồng bào miền Bắc sau bão lũ

Công đoàn -

Công đoàn Cần Thơ chung tay hỗ trợ đồng bào miền Bắc sau bão lũ

Hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng LĐLĐ Việt Nam, các cấp Công đoàn TP Cần Thơ vừa phát động và kêu gọi đoàn viên, người lao động chung tay hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3.

Cô Huỳnh Kim Diệu - người “truyền lửa” nhiệt huyết của Công đoàn Trường THCS Đông Thuận

Hoạt động Công đoàn -

Cô Huỳnh Kim Diệu - người “truyền lửa” nhiệt huyết của Công đoàn Trường THCS Đông Thuận

Nhiều năm qua, Công đoàn Trường THCS Đông Thuận (huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ) không ngừng phát triển và trở thành điểm tựa cho viên chức, lao động. Để đạt được những thành tích đó, không thể không nhắc đến vai trò của cô Huỳnh Kim Diệu - Chủ tịch Công đoàn trường.