Đánh giá nguy cơ rủi ro ATVSLĐ: Có bắt buộc đưa vào nội quy, quy trình làm việc?
Phóng sự điều tra

Đánh giá nguy cơ rủi ro ATVSLĐ: Có bắt buộc đưa vào nội quy, quy trình làm việc?

HOÀNG LINH
Tác giả: HOÀNG LINH
Bạn Dương Đình Khang (Bình Thuận) hỏi: Tôi hiện là trưởng ban an toàn của công ty chế biến thủy sản, theo quy định công ty phải tổ chức đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), xin hỏi việc tổ chức đánh giá có bắt buộc đưa vào nội quy, quy trình làm việc không và đánh giá này được thực hiện vào những thời điểm nào?
Đánh giá nguy cơ rủi ro ATVSLĐ: Có bắt buộc đưa vào nội quy, quy trình làm việc?
Chế biến thủy sản tại Công ty TNHH Bắc Đẩu (TP. Đà Nẵng). Ảnh: P. Cúc.

Trả lời: Theo nội dung thư, công ty bạn chuyên lĩnh vực chế biến thủy sản, đây là một trong những ngành, nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã quy định tại Điều 8, Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2016:

“Điều 8. Ngành, nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

1. Khai khoáng, sản xuất than cốc, sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế.

2. Sản xuất hóa chất, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic.

3. Sản xuất kim loại và các sản phẩm từ kim loại.

4. Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim.

5. Thi công công trình xây dựng.

6. Đóng và sửa chữa tàu biển.

7. Sản xuất, truyền tải và phân phối điện.

8. Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản.

9. Sản xuất sản phẩm dệt, may, da, giày.

10. Tái chế phế liệu.

11. Vệ sinh môi trường”.

Về tổ chức đánh giá nguy cơ rủi ro ATVSLĐ có bắt buộc đưa vào nội quy, quy trình làm việc?

Tại Mục 1, Điều 3 của Thông tư này đã yêu cầu:

“Điều 3. Tổ chức đánh giá nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ.

1. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các ngành nghề quy định tại Điều 8

Thông tư này, người sử dụng lao động áp dụng bắt buộc việc đánh giá nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ và đưa vào trong nội quy, quy trình làm việc”.

Căn cứ theo Mục 2, Điều 3, Thông tư 07 việc đánh giá nguy cơ rủi ro sẽ được triển khai vào các thời điểm sau:

“2. Việc đánh giá nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ thực hiện vào các thời điểm sau đây:

a) Đánh giá lần đầu khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh;

b) Đánh giá định kỳ trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh ít nhất 01 lần trong một năm, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác. Thời điểm đánh giá định kỳ do người sử dụng lao động quyết định;

c) Đánh giá bổ sung khi thay đổi về nguyên vật liệu, công nghệ, tổ chức sản xuất, khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất ATVSLĐ nghiêm trọng”.

Đánh giá nguy cơ rủi ro ATVSLĐ: Có bắt buộc đưa vào nội quy, quy trình làm việc?
Kiểm tra an toàn máy móc trước khi làm việc tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Nông sản Vina (Kon Tum). Ảnh: Hoàng Thanh.

Bên cạnh đó, tại Mục 3, Điều 9 của Thông tư này cũng nêu rõ số lần đánh giá nguy cơ rủi ro ATVSLĐ ở doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

“Điều 9. Tự kiểm tra ATVSLĐ

3. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các ngành nghề quy định tại Điều 8

Thông tư này, người sử dụng lao động phải tổ chức kiểm tra toàn diện ít nhất 01 lần trong 06 tháng ở cấp cơ sở sản xuất, kinh doanh và 01 lần trong 03 tháng ở cấp phân xưởng, tổ, đội sản xuất hoặc tương đương”.

Có thể thấy, đối với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp việc đánh giá nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ phải được đưa vào trong nội quy, quy trình làm việc. Và thời điểm, số lần đánh giá cũng được quy định rất cụ thể tại các điều 3, 9 của Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH.

Bạn Nguyễn Lương Ngọc (Đại Từ - Thái Nguyên) hỏi: Xin quý Tạp chí cho biết, quy định bao lâu thì phải lập kế hoạch ATVSLĐ cho công ty, những nội dung chủ yếu của kế hoạch là gì? Khi lập kế hoạch có phải thông qua hoặc lấy ý kiến của Ban Chấp hành Công đoàn trong công ty không?

Trả lời: Thời gian và nội dung kế hoạch ATVSLĐ được nêu rõ tại Mục 1 và 3, Điều 76, Luật ATVSLĐ năm 2015 như sau:

“Điều 76. Kế hoạch ATVSLĐ

1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch ATVSLĐ. Đối với các công việc phát sinh trong năm kế hoạch thì phải bổ sung nội dung phù hợp vào kế hoạch ATVSLĐ.

3. Kế hoạch ATVSLĐ phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Biện pháp kỹ thuật an toàn lao động và phòng, chống cháy, nổ;

b) Biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động, phòng, chống yếu tố có hại và cải thiện điều kiện lao động;

c) Trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động;

d) Chăm sóc sức khỏe người lao động;

đ) Thông tin, tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về ATVSLĐ.

Ngoài ra, theo Điều 10, Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH, ngày 15/5/2016 có quy định cụ thể về thống kê, báo cáo công tác ATVSLĐ:

Đánh giá nguy cơ rủi ro ATVSLĐ: Có bắt buộc đưa vào nội quy, quy trình làm việc?
Khám sức khỏe định kỳ cho công nhân Công ty Cổ phần Xi măng Xuân Thành (Hà Nam). Ảnh: X. Thanh.

“Điều 10. Thống kê, báo cáo về công tác ATVSLĐ

1. Người sử dụng lao động phải mở sổ thống kê các nội dung cần phải báo cáo về công tác ATVSLĐ. Các số liệu thống kê phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật, làm căn cứ theo dõi, phân tích, đưa ra các chính sách, giải pháp đối với công tác ATVSLĐ.

2. Người sử dụng lao động phải báo cáo về công tác ATVSLĐ định kỳ hằng năm với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế (trực tiếp hoặc bằng fax, bưu điện, thư điện tử) theo mẫu được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này. Báo cáo phải gửi trước ngày 10 tháng 01 của năm sau.

3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp tình hình thực hiện công tác ATVSLĐ của các cơ sở sản xuất, kinh doanh đóng trên địa bàn, gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này trước ngày 25 tháng 01 hằng năm”.

Việc lập kế hoạch ATVSLĐ có phải thông qua công đoàn không?

Cũng tại Điều 76 Luật ATVSLĐ 2015, căn cứ theo quy định của Mục 2 thì:

“2. Việc lập kế hoạch ATVSLĐ phải được lấy ý kiến Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở và dựa trên các căn cứ sau đây:

a) Đánh giá rủi ro về ATVSLĐ tại nơi làm việc; việc kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp;

b) Kết quả thực hiện công tác ATVSLĐ năm trước;

c) Nhiệm vụ, phương hướng kế hoạch sản xuất, kinh doanh và tình hình lao động của năm kế hoạch;

d) Kiến nghị của người lao động, của tổ chức Công đoàn và của đoàn thanh tra, đoàn kiểm tra”.

Có thể thấy, với các quy định trên thì hằng năm công ty bạn phải xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch ATVSLĐ. Đồng thời, báo cáo với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế theo mẫu được quy định lại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH. Và việc lập kế hoạch ATVSLĐ bắt buộc phải lấy ý kiến Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở.

Nhiều biện pháp dự phòng để giảm thiểu rủi ro cho người lao động ngành Y tế Nhiều biện pháp dự phòng để giảm thiểu rủi ro cho người lao động ngành Y tế

Công tác ATVSLĐ cho NLĐ ngành Y tế đứng trước thách thức và những khó khăn lớn trong việc phòng, chống dịch Covid-19. Thực tế ...

Bảo đảm ATVSLĐ tại nơi làm việc: Người sử dụng lao động có trách nhiệm thế nào? Bảo đảm ATVSLĐ tại nơi làm việc: Người sử dụng lao động có trách nhiệm thế nào?

Bạn Nguyễn Thị Giang (Quế Võ - Bắc Ninh): Tôi hiện là công nhân công ty sản xuất bao bì, tôi thấy, công ty thường ...

Kiểm soát rủi ro gắn với văn hóa an toàn lao động Kiểm soát rủi ro gắn với văn hóa an toàn lao động

Xác định tầm quan trọng của công tác phòng ngừa rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN), thời gian qua, ...

Tin mới hơn

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Vừa qua, Công đoàn cơ sở (CĐCS) Bệnh viện Đa khoa Hạnh Phúc - An Giang đã có đơn gửi các cơ quan chức năng tỉnh An Giang về việc bảo vệ quyền lợi người lao động tại bệnh viện này.
Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Bác sĩ Lê Khắc Thu - Trưởng khoa Khám bệnh, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, đang rơi vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan" khi sau thời gian điều trị bệnh, ông chưa được bố trí công việc trở lại.
Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu

Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu

Dù bác sĩ Lê Khắc Thu đã gửi đơn trình báo về việc đi làm trở lại hơn 2 tuần qua, tới nay lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên Huế) vẫn chưa phản hồi, bố trí công việc cụ thể.

Tin tức khác

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Nhiều lần người lao động yêu cầu được ký hợp đồng lao động, nhưng công ty vẫn phớt lờ. Nghiêm trọng hơn, công ty còn nợ lương người lao động kéo dài nhiều tháng khiến cuộc sống của họ vô cùng khốn đốn…
Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Mặc dù cơ quan chức năng vào cuộc trong vụ tranh chấp lao động tại Công ty TNHH Outcubator Việt Nam, yêu cầu doanh nghiệp đối thoại và giải quyết quyền lợi của người lao động nhưng việc thỏa thuận giữa hai bên đi vào bế tắc.
Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Nữ lao động là trụ cột chính trong gia đình, việc bị nợ lương đã khiến cuộc sống của cô lâm vào cảnh túng quẫn.
Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Sáng nay (15/11), đại diện Công ty TNHH Outcubator Việt Nam đã tới làm việc với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận Tây Hồ (Hà Nội) về vụ tranh chấp lao động xảy ra tại công ty này.
Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?

Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định bác sĩ Lê Khắc Thu có đủ sức khỏe để làm việc. Tuy nhiên, thực tế chứng minh điều ngược lại.
Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm

Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm

Kết thúc thời gian thử việc 1 tháng vào ngày 30/8, nhưng hơn 2 tháng sau, anh T. (Thanh Oai, Hà Nội) mới được thanh toán lương sau nhiều lần đòi quyền lợi.
Xem thêm