Công đoàn tham gia đẩy lùi ma túy tại “điểm nóng” vùng Tây Bắc
Hoạt động Công đoàn

Công đoàn tham gia đẩy lùi ma túy tại “điểm nóng” vùng Tây Bắc

Ý YÊN
Tác giả: Ý YÊN
Các cấp công đoàn tỉnh Điện Biên tích cực tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác phòng, chống, đấu tranh với các loại tội phạm nhất là tội phạm ma túy, những tác hại trực tiếp và hệ lụy của nghiện hút, chích, sử dụng các loại ma túy tổng hợp.

Người nghiện ma túy tiềm ẩn gia tăng ở vùng thấp

Điện Biên là một trong những tỉnh “điểm nóng” về buôn bán, sử dụng trái phép các chất ma túy. Hoạt động của tội phạm ma túy tại địa phương này diễn biến phức tạp, người nghiện ma túy vẫn còn cao chính là nguồn lây nhiễm HIV lớn nhất cho cộng đồng.

Mặc dù cuộc đấu tranh phòng, chống tệ nạn ma túy trong CNVCLĐ đạt được kết quả nhất định, song tình hình tội phạm ma túy còn diễn biến phức tạp, các đối tượng rất tinh vi, xảo quyệt. Chúng lợi dụng những kẽ hở của pháp luật và chính sách nhân đạo của Nhà nước trong xử lý tội phạm về ma túy để dụ dỗ lôi kéo cả người già, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con nhỏ vào việc vận chuyển, mua bán ma túy.

Công đoàn tham gia đẩy lùi ma túy tại “điểm nóng” vùng Tây Bắc
Công nhân Điện Biên tham gia tập huấn về phòng, chống ma tuý. Ảnh: TRẦN NGA

Theo đồng chí Lầu Thị Thanh Hương, Phó Chủ tịch thường trực LĐLĐ tỉnh Điện Biên, các điểm, tụ điểm ma tuý phức tạp trên dọc tuyến biên giới tại tỉnh này chưa được triệt phá triệt để. Số người nghiện ma tuý còn nhiều, tuy đã được cai nghiện hằng năm nhưng giảm không đáng kể, tỷ lệ tái nghiện cao.

Ghi nhận tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh Điện Biên, tính đến ngày 11/11/2022 có 435 người đang cai nghiện ma túy, trong đó nam chiếm 96,32%; người có nghề nghiệp chiếm 83,44% (363 người); số người nghiện sử dụng heroine chiếm 94,25% (410 người); người nghiện sử dụng ma túy tổng hợp chiếm 3,45% (15 người)... Người nghiện từ đủ 18 tuổi đến 30 tuổi là 132 người (chiếm 30,34%); trên 30 tuổi là 303 người (chiếm 69,65%).

Phó Chủ tịch thường trực LĐLĐ tỉnh Điện Biên cho hay, bên cạnh việc hút thuốc phiện là hủ tục mang tính tập quán đã có từ lâu ở vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thì từ nhiều năm nay khu vực đông dân cư ở các huyện, thị xã, thành phố số người sử dụng ma túy tổng hợp, heroine ngày càng tăng cao, gây tác hại nhiều mặt về kinh tế, văn hóa, xã hội.

“Số người nghiện ma tuý không chỉ ở trong đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao, vùng trước đây có trồng cây thuốc phiện, mà còn tiềm ẩn gia tăng ở những vùng thấp, trong học sinh, sinh viên, cán bộ viên chức. Tệ nạn ma túy đang làm suy thoái nhân cách, phẩm giá, tàn phá cuộc sống của nhiều gia đình; gây ra những hậu quả nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội, an ninh trật tự và an toàn xã hội”, đồng chí Lầu Thị Thanh Hương nhấn mạnh.

Công đoàn đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống ma túy

Ngay từ đầu năm 2022, LĐLĐ tỉnh Điện Biên đã ban hành kế hoạch về việc tuyên truyền công tác phòng, chống ma túy, tội phạm, mại dâm, đảm bảo an ninh trật tự trong CNVCLĐ. Chỉ đạo các cấp công đoàn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng trong đoàn viên, CNVCLĐ; tích cực tuyên truyền chương trình kế hoạch của tỉnh về công tác phòng, chống ma túy, trọng tâm là việc tổ chức có hiệu quả Kết luận của Ban Bí thư Trung ương về Chỉ thị 21-CT/TW ngày 26/3/2008 của Bộ Chính trị “Về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới”.

Các cấp công đoàn tỉnh Điện Biên tích cực tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác phòng chống ma túy, những tác hại trực tiếp và hệ lụy của nghiện hút, chích, sử dụng các loại ma túy tổng hợp.

Công đoàn tham gia đẩy lùi ma túy tại “điểm nóng” vùng Tây Bắc
Đồng chí Lầu Thị Thanh Hương - Phó Chủ tịch thường trực LĐLĐ tỉnh Điện Biên phát biểu khai mạc Hội nghị tập huấn công tác phòng, chống ma túy trong công nhân lao động năm 2022 - Ảnh: TRẦN NGA

Thông qua các hội nghị tập huấn, các buổi sinh hoạt công đoàn hay các ngày kỷ niệm lớn của đất nước, tỉnh, các cấp công đoàn tỉnh Điện Biên tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục tới cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ về chính sách pháp luật của Nhà nước; Luật Phòng, chống ma túy; tác hại của ma túy, HIV/AIDS... bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp.

Anh Lò Văn Hải, công nhân Công ty CP Cơ khí nông nghiệp và Xây dựng Điện Biên cho biết, sau Hội nghị tập huấn, bản thân lĩnh hội được nhiều kiến thức cơ bản về công tác phòng, chống ma tuý và cách nhận biết các chất ma túy thường gặp. Đồng thời, sẽ là tuyên truyền viên tích cực tuyên truyền đến đồng nghiệp, bạn bè, người thân trong gia đình tự bảo vệ mình, từ đó có trách nhiệm tham gia xây dựng môi trường sống lành mạnh, an toàn không có ma tuý và thực hiện tốt các quy định của pháp luật về lao động.

Công đoàn tỉnh Điện Biên cũng tổ chức các hoạt động hưởng ứng "Tháng hành động phòng, chống ma túy"; "Ngày toàn dân phòng chống ma túy 26/6” và các đợt cao điểm phòng, chống ma túy ở địa phương. Đẩy mạnh phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, chú trọng xây dựng và nhân rộng mô hình cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học không có tội phạm và tệ nạn về ma túy; kết hợp thực hiện chương trình "Xây dựng xã, phường, thị trấn không có tệ nạn ma túy" với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư"; phong trào “Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”. Tuyên truyền vận động cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ tích cực thực hiện phong trào toàn dân tham gia phát hiện, tố giác tội phạm. Triển khai thực hiện có hiệu quả dự án "Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống ma túy tại xã, phường, thị trấn".

“100% cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ ký cam kết không vi phạm các tệ nạn xã hội, đảm bảo an ninh trật tự, đồng thời tổ chức ký giao ước thi đua, đăng ký xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp không có người mắc các tệ nạn xã hội. Đồng thời duy trì hiệu quả các mô hình, dự án "Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống ma túy tại xã, phường, thị trấn" gắn với thông điệp "CNVCLĐ tỉnh Điện Biên nói không với ma túy"”, đồng chí Lầu Thị Thanh Hương thông tin.

Đồng chí Lầu Thị Thanh Hương cũng cho biết, 100% các cấp công đoàn trong tỉnh đã tích cực tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác phòng, chống ma túy, HIV/AIDS với nhiều hình thức đa dạng phong phú. Có 954 công đoàn cơ sở đã phối hợp với chuyên môn, người sử dụng lao động xây dựng nội quy, quy chế của cơ quan có nội dung về thực hiện công tác phòng, chống ma túy, HIV/AIDS.

Lãnh đạo Công đoàn tỉnh Điện Biên đánh giá, các hoạt động tuyên truyền đã góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ về công tác phòng, chống ma túy, tiếp tục huy động sức mạnh của các hệ thống chính trị và cộng đồng dân cư tích cực tham gia phong trào phát hiện, đấu tranh, tố giác tội phạm ma túy, kéo giảm tệ nạn ma túy trong đời sống xã hội. Đồng thời tạo sự chuyển biến về ý thức trách nhiệm đón nhận, giúp đỡ người nghiện ma túy xóa bỏ mặc cảm, tìm kiếm việc làm phù hợp để ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng, xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, thân thiện.

Giúp công nhân tăng “sức đề kháng” trước tác hại của ma túy Giúp công nhân tăng “sức đề kháng” trước tác hại của ma túy

Tệ nạn ma túy đã và đang hủy hoại cuộc sống, tương lai của nhiều người trẻ, thuộc mọi thành phần xã hội, trong đó ...

Tăng cường công tác phòng chống ma túy trong đoàn viên, NLĐ trẻ Tăng cường công tác phòng chống ma túy trong đoàn viên, NLĐ trẻ

Song song với các hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền và lợi hợp pháp của đoàn viên, người lao động (NLĐ), Công đoàn Thừa ...

Công nhân, người lao động là đối tượng dễ bị ma túy cám dỗ Công nhân, người lao động là đối tượng dễ bị ma túy cám dỗ

Tệ nạn ma túy đã và đang gây tác hại vô cùng nghiêm trọng đến đời sống xã hội, sức khỏe con người ở Việt ...

Tin mới hơn

Kết quả chăm lo phúc lợi đoàn viên của Công đoàn Việt Nam trong quý I/2025

Kết quả chăm lo phúc lợi đoàn viên của Công đoàn Việt Nam trong quý I/2025

Trong quý I năm 2025, tổ chức Công đoàn Việt Nam đã phát huy rõ nét vai trò là chỗ dựa tin cậy, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động.
Công đoàn Long An – Điểm tựa cho đoàn viên, người lao động nhập cư

Công đoàn Long An – Điểm tựa cho đoàn viên, người lao động nhập cư

Giữa vùng công nghiệp phát triển sôi động, nơi hàng trăm ngàn lao động nhập cư đang ngày ngày mưu sinh, tổ chức Công đoàn tỉnh Long An như một người bạn đồng hành thầm lặng nhưng bền bỉ, mang đến sự chở che, sẻ chia và cả những tia hy vọng ấm áp cho những phận người xa quê.
Một chữ “thêm” trong thỏa ước: Nâng bước đời công nhân

Một chữ “thêm” trong thỏa ước: Nâng bước đời công nhân

Giữa một buổi trưa oi ả tại Công ty TNHH Chí Hùng, tỉnh Bình Dương, chị Nguyễn Thị Ngọc Hà, Chủ tịch CĐCS Công ty – vẫn miệt mài rà lại các điều khoản trong bản thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) vừa được doanh nghiệp ký kết đầu quý. “Có vài câu chữ tưởng nhỏ, nhưng ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi người lao động. Công đoàn không cẩn thận thì công nhân chịu thiệt”, chị Hà nói.

Tin tức khác

Cán bộ công đoàn Huế bắt nhịp làm việc thời công nghệ số

Cán bộ công đoàn Huế bắt nhịp làm việc thời công nghệ số

Thời gian gần đây, các cấp Công đoàn thành phố Huế đã tổ chức các lớp tập huấn ứng dụng AI vào công tác công đoàn, giúp cán bộ công đoàn nâng cao hiệu quả tuyên truyền, quản lý và kết nối với đoàn viên.
Đồng hành cùng doanh nghiệp chăm lo cho người lao động

Đồng hành cùng doanh nghiệp chăm lo cho người lao động

Gắn bó hơn 12 năm cùng Partron Vina, anh Nguyễn Quốc Tuấn không chỉ đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Công đoàn xuất sắc mà còn là điểm tựa tin cậy cho đoàn viên. Bằng chiến lược phối hợp linh hoạt và tấm lòng tận tâm, công đoàn và doanh nghiệp đã cùng nhau kiến tạo môi trường làm việc an toàn, sáng tạo và đầy nhân văn.
Để công đoàn là chỗ dựa tin cậy của đoàn viên, người lao động

Để công đoàn là chỗ dựa tin cậy của đoàn viên, người lao động

Trong bối cảnh sản xuất công nghiệp cạnh tranh khốc liệt, Công đoàn Công ty TNHH Fukang - Technology đã khẳng định vai trò “chỗ dựa tin cậy” cho hơn 3.000 đoàn viên, người lao động (NLĐ). Dưới sự dẫn dắt của đồng chí Nguyễn Xuân Dinh - Phó Chủ tịch Công đoàn, những hoạt động thiết thực, sát sao đã góp phần giữ vững ổn định sản xuất, nâng cao đời sống và gắn kết tập thể.
Công đoàn tham gia xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Công đoàn tham gia xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Công đoàn không chỉ là tiếng nói, mà còn là nhịp cầu gắn kết giữa người lao động và doanh nghiệp. Tại Elmich, chị Nguyễn Thị Thư - Chủ tịch Công đoàn đã vận dụng linh hoạt vai trò này để kiến tạo văn hóa doanh nghiệp, từ mô hình “xanh - sạch - đẹp” đến chính sách phúc lợi thiết thực, góp phần đưa thương hiệu đồ gia dụng châu Âu ngày càng vững mạnh.
Công đoàn và công nhân lao động Nghệ An trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ

Công đoàn và công nhân lao động Nghệ An trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và đẩy mạnh chuyển đổi số, tỉnh Nghệ An đã chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế – xã hội, với vai trò trung tâm của tổ chức Công đoàn và lực lượng công nhân lao động (CNLĐ). Năm 2024 đánh dấu những bước tiến quan trọng trong việc ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào sản xuất, nâng cao năng suất lao động và chất lượng nguồn nhân lực. Vai trò của Công đoàn tỉnh Nghệ An trong việc định hướng, hỗ trợ CNLĐ thích ứng với yêu cầu của cách mạng KHCN ngày càng được nâng cao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội địa phương.
Công đoàn Quảng Bình và hành trình thắp lên những ngôi nhà hy vọng

Công đoàn Quảng Bình và hành trình thắp lên những ngôi nhà hy vọng

Khi mùa gió Lào hanh hao trườn qua những triền đồi miền Tây Quảng Bình, cũng là lúc nơi đây chứng kiến một mùa “xây nhà” đặc biệt. Những ngôi nhà tạm xiêu vẹo, mái dột vách nghiêng, từng là biểu tượng của khó nghèo, nay đang dần được thay thế bằng những căn nhà mới khang trang, vững chãi. Đó không đơn thuần là những công trình bê tông, mà là nơi bắt đầu của những giấc mơ được tiếp sức từ trái tim của những người mang tên Công đoàn.
Xem thêm