Công đoàn là gia đình, cán bộ công đoàn là người thân
Vòng tay Công đoàn - 26/09/2021 16:05 Kiều Minh
Cảm ơn công đoàn luôn nghĩa tình, trách nhiệm Chủ tịch Công đoàn tận tụy với người lao động Công đoàn Hà Tĩnh đưa Tết Trung thu đến với con đoàn viên, người lao động |
Thầy Hoàng Nhật Quang làm việc tại thư viện nhà trường |
Bi kịch của một thầy giáo trẻ
Thầy Hoàng Nhật Quang (sinh năm 1980) tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tĩnh (nay là Đại học Hà Tĩnh). Năm 2001, khi đạt thủ khoa kỳ thi công chức của tỉnh, thầy được cấp trên điều động về nhận công tác tại Trường THCS Liên Hương (huyện Vũ Quang).
Là giáo viên trẻ nhưng với trình độ chuyên môn vững vàng, thầy Quang được phân công giảng dạy môn Toán, phụ trách bồi dưỡng học sinh giỏi cho nhà trường. Từ môn học của những con số tưởng khô khan nhưng với cách giảng bài tâm huyết, khoa học, những tiết học của thầy Quang đã trở nên rất sôi nổi, cuốn hút. Tính cách điềm đạm, khiêm tốn cũng khiến thầy được đồng nghiệp, học sinh yêu quý.
Khi tuổi trẻ vừa chớm nở những ước mơ, một tai nạn bất ngờ ập đến khiến cuộc đời thầy rẽ sang hướng khác. Năm 2003, trong một lần đi chấm thi học sinh giỏi, trên đường về không may thầy bị ngã xe. Cú ngã khiến thầy bị chấn thương nghiêm trọng ở vùng đầu.
Sau một thời gian điều trị, thầy đã qua được cơn nguy kịch nhưng sức khỏe giảm sút nhiều, thị lực cũng bị ảnh hưởng, tầm nhìn hạn chế. Dù vậy, với sự hỗ trợ của Ban Giám hiệu nhà trường, anh chị em đồng nghiệp và sự nỗ lực của bản thân, gia đình, thầy vẫn quay trở lại bục giảng.
Những ngày sức khỏe giảm sút nghiêm trọng, thầy Quang vẫn miệt mài bên những trang sách và giáo án |
Ngày hai buổi, bố thầy - ông Hoàng Tương (sinh năm 1950) đều đặn chở thầy từ nhà đến trường rồi tan giờ lên lớp lại đón thầy về. Ngày nắng ấm cũng như ngày mưa gió, hai bố con vẫn đều đặn vượt quãng đường hơn 7km từ thôn Thanh Phúc, xã Đức Đồng (huyện Đức Thọ) để đến trường. Người bố ấy đã kiên trì đồng hành cùng con trai như vậy suốt gần 20 năm qua.
Giảng dạy được một thời gian, di chứng của vụ tai nạn khiến sức khỏe của thầy ngày một yếu. Những giờ đứng lớp thưa vắng dần. Từ một giáo viên trẻ, chuyên môn vững vàng và biết bao ước mơ, hoài bão đang ấp ủ, thầy đành phải giã từ bục giảng.
“Lúc đó, tôi còn quá trẻ, còn nhiều dự định cho tương lai, hơn nữa, nghề giáo là tâm huyết, là mơ ước của tôi nên khi phải nghỉ đứng lớp, tôi đã thực sự suy sụp. Hoàn cảnh gia đình cũng khó khăn. Đồng lương hưu ít ỏi của bố không đủ lo thuốc thang cho tôi và trang trải cuộc sống hằng ngày cho cả gia đình” - thầy Quang chia sẻ về những tháng ngày khó khăn nhất của cuộc đời.
Dù không trực tiếp đứng lớp nhưng niềm đam mê với môn Toán, nỗi nhớ học trò, nhớ bục giảng vẫn luôn đau đáu trong thầy. Ngày ngày, thầy vẫn miệt mài bên trang sách, vẫn “làm bạn” với những con số.
Công đoàn là gia đình lớn
Có lẽ, với cán bộ, giáo viên Trường THCS Liên Hương nói riêng, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Vũ Quang nói chung, ít ai không biết đến hoàn cảnh của thầy Hoàng Nhật Quang. Điều được mọi người nhắc đến nhiều nhất vẫn là sự nuối tiếc cho một tài năng trẻ nhưng sớm lụi tàn.
Thầy Nguyễn Chí Thanh, Hiệu trưởng Trường THCS Liên Hương, nói: "Thầy Quang là một giáo viên giỏi, tâm huyết với nghề nhưng không may gặp tai nạn nghiêm trọng. Đó không chỉ là cú sốc với bản thân, gia đình thầy mà còn là sự thiệt thòi cho học sinh và nhà trường”.
Thấu hiểu, sẻ chia với hoàn cảnh của thầy, nhà trường đã bố trí cho thầy một công việc phù hợp. Năm 2012, thầy Quang chính thức đảm nhận công việc tại thư viện trường cùng một số công việc hành chính khác. Ban Chấp hành công đoàn nhà trường đã tham mưu, đề xuất với Ban Giám hiệu, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Vũ Quang tạo điều kiện, giải quyết các chế độ, chính sách có lợi cho thầy trong suốt quá trình công tác.
Công việc ở thư viện giúp thầy Quang tiếp tục đến trường, đến với học sinh để vơi bớt những nỗi buồn |
Dù đảm nhận vị trí giảng dạy hay công tác hành chính, thầy Quang vẫn luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ hết mình của lãnh đạo nhà trường, sự giúp đỡ, bao bọc của anh chị em đồng nghiệp.
Không chỉ ưu tiên, hỗ trợ trong công việc, Công đoàn nhà trường còn thường xuyên quan tâm, động viên, thăm hỏi, tặng quà cho thầy và gia đình mỗi dịp lễ, Tết. Hàng chục năm nay, thầy và bố mẹ già sống trong căn nhà nhỏ tạm bợ. Công đoàn nhà trường đã đề xuất cho gia đình thầy được xét hỗ trợ xây nhà ở Mái ấm Công đoàn.
Từ nguồn hỗ trợ 40 triệu đồng của Quỹ Xã hội Công đoàn tỉnh Hà Tĩnh cùng số tiền vay mượn anh em họ hàng, gia đình thầy đã xây được căn nhà khang trang, ấm áp.
Thầy Quang xúc động chia sẻ: “20 năm qua, Ban Giám hiệu, Ban Chấp hành Công đoàn và anh chị em đồng nghiệp cưu mang tôi quá nhiều! Những ân tình mà tôi được nhận từ Công đoàn không gì có thể diễn tả được. Họ đã cho tôi động lực để vượt qua bệnh tật, sống tiếp những ngày tháng ý nghĩa. Công đoàn trường đã trở thành gia đình lớn của tôi!”.
Ban Chấp hành Công đoàn nhà trường thường xuyên đến nhà thăm hỏi, động viên và hỗ trợ các phần quà cho thầy Quang và gia đình |
Cán bộ công đoàn là người thân
Để thầy Quang nhận được trọn vẹn nhất sự hỗ trợ về vật chất, tinh thần của các cấp ngành trong suốt thời gian qua, có sự đóng góp tâm sức không nhỏ của thầy Phan Đình Thược, Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Liên Hương.
Thầy Phan Đình Thược dù lớn tuổi hơn thầy Hoàng Nhật Quang nhưng lại là bạn đồng môn thời còn đi học. Rồi như một cơ duyên, hai người bạn đều được phân công về công tác tại Trường THCS Liên Hương cùng một thời điểm.
Thầy Phan Đình Thược (áo xanh) luôn quan tâm, động viên, hỗ trợ thầy Quang trong công việc và cuộc sống |
Hơn ai hết, thầy Thược là người chứng kiến và hiểu rõ nhất những dấu mốc, những biến cố trong cuộc đời thầy Quang. Với vai trò là Chủ tịch công đoàn, thầy Thược đã luôn quan tâm, ưu tiên thầy Quang từ những suất quà, đề xuất hỗ trợ xây nhà ở Mái ấm Công đoàn cho đến tham mưu các chế độ, chính sách.
Và cũng chính thầy Thược là người đã luôn gần gũi, chia sẻ tâm tình, sát cánh cùng thầy Quang đi qua những thời điểm khó khăn trong suốt 20 năm qua. Thầy Thược cho biết: “Tôi và thầy Quang không chỉ là mối quan hệ đồng nghiệp, là cán bộ công đoàn với đoàn viên mà chúng tôi coi nhau như anh em ruột thịt. Tôi thương thầy Quang bằng tình cảm chân thành”.
Coi thầy Quang như người em trai nên đã không ít lần thầy Thược cùng những người anh em, bạn bè tìm kiếm, mai mối để thầy Quang xây dựng hạnh phúc gia đình. Tuy mong muốn đó chưa trọn vẹn nhưng tấm chân tình của thầy Thược thì thầy Quang và gia đình luôn ghi nhớ.
Bà Nguyễn Thị Cảnh - mẹ của thầy Quang chia sẻ: “Thầy Thược và các thầy cô giáo ở trường yêu thương, đùm bọc Quang từ những ngày Quang mới về trường. Cho đến bây giờ, tình cảm ấy vẫn luôn ấm áp. Chúng tôi mang ơn các thầy cô rất nhiều!”.
Chủ tịch Công đoàn Phan Đình Thược luôn ở bên khi người đồng nghiệp, người đoàn viên, người em của mình cần lắng nghe, chia sẻ |
Trong ngôi nhà Mái ấm Công đoàn vừa được khánh thành, mùa mưa bão này, gia đình thầy Quang đã có thể yên tâm hơn. Món quà đó không chỉ đơn thuần là sự hỗ trợ về vật chất mà chứa đựng tấm lòng, cái tâm lớn lao của đoàn viên, của những người làm công tác công đoàn. Đó là động lực để thầy Quang vượt qua nỗi đau bệnh tật, hoàn cảnh khó khăn để tiếp tục sống những tháng ngày ý nghĩa bên cha mẹ, bên anh em đồng nghiệp.
Người Hà Nội hãy cảnh giác! Chiều hôm qua (24/9), UBND phường Nguyễn Du (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) phát đi thông báo khẩn tìm người đã đến cửa hàng ... |
Vững vàng thắp sáng đam mê nhờ mái ấm công đoàn Công đoàn Trường Tiểu học Tùng Ảnh thực sự là một khối tập thể gắn kết, một tổ ấm, một gia đình của đoàn viên ... |
Đà Nẵng cho phép ra nhưng người dân vẫn không thể về quê Sau khi UBND TP. Đà Nẵng ra thông báo đơn giản các thủ tục cho người dân có nhu cầu đi ra khỏi thành phố, ... |
Tin cùng chuyên mục
Công đoàn - 30/09/2024 20:00
Chỗ dựa Công đoàn giúp nữ công nhân bệnh nặng "không bỏ cuộc"
“Mang bệnh nặng mình cũng sợ những điều không hay ập đến, nhưng mình luôn giữ tinh thần lạc quan và cố gắng nỗ lực làm việc. Bên cạnh mình còn có gia đình chồng con và tổ chức Công đoàn, công ty cùng đồng nghiệp, đấy là những chỗ dựa tinh thần giúp mình đứng vững trong những năm qua”, chị Lượng - công nhân Công ty TNHH MSV thổ lộ.
Vòng tay Công đoàn - 01/09/2024 06:00
Kỳ 2: Tái sinh trong "Vòng tay lớn"
Khi thấu hiểu hoàn cảnh nghiệt ngã của tôi, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế kêu gọi Công đoàn các cấp cùng “nối vòng tay lớn”, tạo mọi điều kiện để tôi có thể “biến ước mơ thành hiện thực”... Cùng với tài đức của các thầy thuốc, y bác sĩ, tôi đã được tái sinh cuộc đời thứ hai.
Vòng tay Công đoàn - 12/08/2024 18:25
Bài dự thi Vòng tay Công đoàn: Chuyện đã qua không cũ
Những tháng ngày gian nan vì đại dịch Covid-19 làm nổi bật và sáng rõ hơn bao giờ hết vai trò, vị trí của tổ chức Công đoàn với đoàn viên, người lao động của mình, nhất là những đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn.
Vòng tay Công đoàn - 14/05/2024 14:48
Tự tin sống lạc quan, là ngọn đèn không bao giờ tắt
Vuốt phẳng phiu những đồng tiền nhăn nheo vừa bán lứa lợn non, rồi đếm đi đếm lại, “vẫn còn thiếu nhiều quá!”, chị Hiền nghĩ và nhìn tờ hóa đơn thuốc cho mẹ chồng, nước mắt lã chã rơi.
Công đoàn - 25/12/2023 12:07
Đồng hành cùng người mẹ trong tác phẩm “Con tôi bị K”
Đại diện Tạp chí Lao động và Công đoàn vừa trao 5 triệu đồng hỗ trợ từ Công đoàn Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cho chị Nguyễn Thị Mỹ Lệ - công nhân Công ty TNHH FreetrenA (TP HCM).
Vòng tay Công đoàn - 08/11/2023 16:15
Một nhà giáo có tấm lòng vàng
Là một giáo viên Vật lý, ngoài công tác chuyên môn giảng dạy, thầy giáo Nguyễn Chơn Cảm, giáo viên Trường THPT Vĩnh Định còn là một người nhân ái, luôn quan tâm đến người khác, nhất là những cảnh ngộ khó khăn.
- Thu hút thợ hồ, hớt tóc vào tổ chức Công đoàn
- Công đoàn Vietcombank hướng đến “Trọng đức, gần gũi, biết cảm thông và sẻ chia”
- Bố già Vito Corleone và bài học kỷ luật cho giới trẻ trước tình trạng đua xe
- AI Talk - “Góc nhìn từ quá khứ”
- Thầy Nguyễn Văn Thỏn: Ước muốn công đoàn trường là địa chỉ của hạnh phúc