Công đoàn Hà Nội tiếp tục hỗ trợ lao động mất việc
Chính sách mới - 14/02/2023 18:23 Ý YÊN
LĐLĐ TP Hà Nội vừa ban hành văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện Quyết định số 6696/QĐ-TLĐ về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng.
Các đối tượng được hỗ trợ trên địa bàn gồm đoàn viên, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động tại doanh nghiệp có đóng kinh phí công đoàn trước ngày 30/9/2022; các doanh nghiệp có đóng kinh phí công đoàn trước ngày 30/9/2022 bị cắt, giảm đơn hàng trong thời gian từ ngày 1/10/2022 đến hết ngày 31/3/2023; công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.
Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Phạm Quang Thanh thăm, nắm bắt tình hình đoàn viên, người lao động tại một doanh nghiệp thuộc quận Hoàng Mai - Ảnh: CĐHN |
Theo đó, người lao động bị giảm thời gian làm việc, ngừng việc nếu là đoàn viên hoặc không là đoàn viên nhưng là nữ từ đủ 35 tuổi trở lên, đang mang thai, đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi, hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 6 tuổi được hỗ trợ 1 triệu đồng/người; lao động không là đoàn viên được hỗ trợ mức 700 nghìn đồng/người.
Điều kiện nhận hỗ trợ là người lao động bị giảm thời gian làm việc hằng ngày hoặc giảm số ngày làm việc trong tuần hoặc trong tháng hoặc bị ngừng việc từ 14 ngày trở lên. Thu nhập của một tháng bất kỳ bằng hoặc thấp hơn mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định số 38 (vùng I: 4.680.000đ/tháng; vùng II: 4.160.000đ/tháng). Ngoài ra, có thời gian bị giảm giờ làm việc, ngừng việc từ ngày 1/10/2022 đến hết ngày 31/3/2023.
Mức hỗ trợ là 2 triệu đồng/người đối với lao động phải tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương. Trường hợp không là đoàn viên sẽ nhận mức hỗ trợ 1,4 triệu đồng/người.
Người lao động được hỗ trợ khi bị tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 30 ngày liên tục trở lên; thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ ngày 1/10/2022 đến hết 31/3/2023; thời điểm bắt đầu tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ ngày 1/10/2022 đến hết 31/3/2023.
Đối với lao động làm việc theo hợp đồng lao động tại doanh nghiệp có đóng kinh phí công đoàn trước ngày 30/9/2022 bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, mức hỗ trợ là 3 triệu đồng/người; người lao động không là đoàn viên có mức hỗ trợ 2,1 triệu đồng/người.
Điều kiện hỗ trợ là bị chấm dứt hợp đồng lao động từ ngày 1/10/2022 đến hết 31/3/2023, trừ trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; bị xử lý kỷ luật sa thải; thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc; hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
Người lao động được chi trả hỗ trợ một lần bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Trường hợp người lao động đủ điều kiện hưởng nhiều chính sách hỗ trợ khác nhau thì chỉ được hưởng chính sách có mức hỗ trợ cao nhất.
Trường hợp đã được hưởng chính sách hỗ trợ ở mức thấp, sau đó chuyển thành đối tượng được hỗ trợ ở mức cao hơn, thì được hưởng tiếp phần chênh lệch giữa 2 mức hỗ trợ. Tổng số tiền mà đoàn viên, người lao động hưởng hỗ trợ tối đa bằng mức hỗ trợ của chính sách cao nhất.
Theo nhận định của lãnh đạo LĐLĐ TP Hà Nội, tình hình kinh tế, xã hội trong năm 2023 sẽ gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến doanh nghiệp và người lao động. Do đó, công đoàn cơ sở phải linh hoạt nắm bắt thực tiễn, dự báo sớm tình hình và quan hệ lao động, từ đó có cơ sở để tham mưu tốt, kịp thời trong công tác chăm lo cho đoàn viên, người lao động.
LĐLĐ TP Hà Nội yêu cầu trước ngày 15 hằng tháng, công đoàn cơ sở rà soát, đề nghị người sử dụng lao động phối hợp tổng hợp danh sách đoàn viên, người lao động đủ điều kiện hưởng hỗ trợ, gửi hồ sơ đề nghị tới công đoàn cấp trên trực tiếp. Thời hạn tiếp nhận hồ sơ chậm nhất đến hết ngày 31/3/2023.
LĐLĐ TP Hà Nội nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân có các hành vi lợi dụng việc hỗ trợ để trục lợi. Nếu có hành vi vi phạm, căn cứ tính chất, mức độ vi phạm sẽ phải bồi thường và xem xét xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Ngân hàng, bất động sản và ChatGPT Giữa những lo ngại xen lẫn hoảng hốt rằng trí tuệ nhân tạo và nhất là ChatGPT đang đình đám sẽ “cướp” mất việc làm ... |
Từ cái toilet bệnh viện đến tấm thẻ bảo hiểm y tế đối với người khuyết tật Với cơ hội được đi học tập ở Singapore, chứng kiến sự sạch sẽ và tiện nghi trong bệnh viện sau một lần bị ốm, ... |
Công ty vi phạm quyền lợi BHXH, người lao động có thể khởi kiện Sau làn sóng mất việc, giảm giờ làm, tình trạng chủ doanh nghiệp bỏ trốn, nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội (BHXH) và các ... |
Tin cùng chuyên mục
Chính sách mới - 20/11/2024 06:00
Bài 5: Một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng
Để góp phần xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi), các cấp công đoàn đã tổ chức hàng loạt hội nghị, hội thảo; tổ chức cho đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri lấy ý kiến của cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động, qua đó không chỉ thu được rất nhiều ý kiến xác đáng để kiến nghị đưa vào dự thảo luật, mà còn tạo môi trường, điều kiện giúp cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động trưởng thành hơn về chính trị cũng như kỹ năng tham gia xây dựng pháp luật.
Chính sách mới - 19/11/2024 06:00
Bài 4: Làm đại biểu Quốc hội để bảo vệ người lao động
Trong vai trò đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương, đồng chí Nguyễn Hoàng Bảo Trân không chỉ gần gũi, sâu sát, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người lao động; mà còn đưa những tiếng nói của người lao động để góp phần xây dựng, hoàn thiện luật pháp, cơ chế chính sách ở Trung ương và địa phương.
Chính sách mới - 18/11/2024 06:00
Bài 3: Đổi mới công tác xây dựng pháp luật, mang tâm huyết của đoàn viên, người lao động vào dự án luật
Các đại biểu Quốc hội là cán bộ công đoàn hoặc từng công tác công đoàn là những người am hiểu sâu sắc phong trào công nhân, hoạt động công đoàn. Chính vì thế, sự tham gia, đóng góp của họ vào quá trình xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) có vai trò đặc biệt quan trọng.
Chính sách mới - 17/11/2024 06:00
Bài 2: Góp phần đưa nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Tổng LĐLĐ Việt Nam là cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan của Quốc hội khẩn trương hoàn thiện, dự kiến sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV (tháng 11/2024). Trước thời điểm Quốc hội thảo luận và “bấm nút” thông qua, phóng viên (PV) Tạp chí Lao động và Công đoàn đã có cuộc trò chuyện với ThS. Lê Đình Quảng, Phó Trưởng Ban Chính sách - Pháp luật, Tổng LĐLĐ Việt Nam, thành viên Ban soạn thảo Luật Công đoàn (sửa đổi).
Chính sách mới - 16/11/2024 06:00
Bài 1: Minh chứng sinh động cho sự đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp
Có thể thấy thời gian qua Quốc hội đã có nhiều đổi mới trong công tác lập pháp mà việc Xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) là một minh chứng sinh động. Tạp chí Lao động và Công đoàn xin giới thiệu loạt 5 kỳ "Xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) - Trách nhiệm với đất nước và người lao động".
Chính sách mới - 05/11/2024 15:11
Hỗ trợ 5000 vé xe cho người lao động Hà Nội về quê đón Tết
LĐLĐ TP Hà Nội sẽ hỗ trợ vé xe bằng tiền cho 5000 công nhân lao động về đón Tết tại một số địa phương lân cận.