Chuyện cuối tuần: Những con ‘diều gỗ thời hiện đại” - Đôi điều suy ngẫm
Kinh tế - Xã hội - 02/05/2022 07:52 TRẦN VĂN SỸ
Rồng có hình thù lạ ở Hải Phòng từng gây tranh cãi trên mạng. Ảnh minh họa |
Sách cổ học tinh hoa có tích chuyện ‘Mặc Tử làm diều”. Mặc Tử làm trong ba năm thì được một con diều bằng gỗ, bay lên được trong không trung. Ai cũng khen, diều gỗ mà lại bay được, giỏi quá! Diều bay lên lại rơi xuống, được chừng một giờ, hỏng rồi vứt đi.
Mặc Tử nói: "Giỏi cái gì! Ba năm làm, dùng một giờ rồi bỏ đi, có nên làm không? Ta bỏ công làm con diều ấy, chẳng qua là muốn dạy cho người đời bớt thói hão huyền mà thôi!".
Chuyện cổ mà sao quen như chuyện mới. Ví dụ chuyện rồng.
Người Việt mình lâu nay thường thích lấy rồng làm thứ để trang trí. Thời quân chủ, rồng là biểu tượng của quyền uy và sức mạnh, nên để trang trí thì chỉ vua chúa và nơi thờ cúng mới được dùng. Dân thường mà vẽ rồng lên áo, là mặc “long bào”, là ý “phản nghịch”, tội chém không tha.
Nay thời dân chủ, nên dân muốn vẽ đâu cũng không bị cấm nữa. Một số nhà giàu, sếp cơ quan, doanh nghiệp lớn..,, có tiền, có quyền, cứ nghĩ “rồng là nhất”, nên từ nhà cửa, trụ sở, công viên… đều muốn gắn hình rồng vào.
Vẫn biết “rồng có chín giống, mỗi giống mỗi khác” (Việt Nam ta tự hào lắm với Cửu Long Giang huyền thoại!), vẫn biết rồng vốn là linh vật tưởng tượng của người Việt, không có tiêu chuẩn khoa học và mỹ thuật cho rồng nhưng mà người Việt vẫn phản ứng với những con “rồng lạ”.
Rõ ràng là “rồng quen” của người Việt vẫn có tiêu chuẩn chung (nếu đặt ở nơi công cộng). Tiêu chuẩn chung số một là cứ phải “đẹp” đã, còn các tiêu chuẩn khác nói sẽ hơi dài. Xấu thì không được gọi là “rồng” để mà đặt ra nơi công cộng được.
Cũng có thể vì cho rằng rồng không có tiêu chuẩn, nên không ít người cho vẽ rồng, làm rồng thế nào cũng được. Thêm cái sừng cho con giun, thêm cái vảy cho con lươn,… thậm chí kéo dài cái đuôi con cá pirana, hay đem con picachu bên Nhật, con rồng ác thú bên Tây về “mô đi phê” tý là ra… rồng!
Làm cây thành được rồng, công phu lắm, tốn kém lắm. “Công trình” “rồng cây” như thế phải mất hàng năm làm mới xong. Giỏi không?
Đem “rồng” ấy ra, dùng chưa được chốc lát, phải đem về giấu đi, không thì tha hồ mà ăn “gạch đá” dư luận.
Những con “diều gỗ thời hiện đại” như thế, sản phẩm của bệnh háo danh, ở ta không ít.
Đó đây người ta đã quen thấy biết bao “công trình” tiền tỷ, trăm tỷ, ngàn tỷ… được công phu làm ra để rồi không sử dụng được. Nhỏ thì như cái nhà vệ sinh mấy trăm triệu, lớn thì những trụ sở trăm tỷ xây xong rồi… bỏ hoang.
May mà những đề xuất kiểu như “xây cổng chào 1.000 năm Thăng Long”, “mỗi tỉnh một nhà hát lớn như Nhà hát lớn Hà Nội”… đầy chất “hão huyền” đã không được Nhà nước thông qua.
Thủ tướng Chính phủ đã phải lên tiếng về tình trạng lãng phí khủng khiếp này. Các cơ quan chức năng có trách nhiệm phải quyết liệt với tình trạng này.
Tuy nhiên, mỗi người dân cũng nên nhìn lại mình. “Bệnh sĩ còn chết trước bệnh tim”. Hằng ngày, không thiếu gì những người bỏ cả đống tiền chỉ để làm việc hão huyền.
Đến giờ lại cũng nhiều người, thấy người ta có ô tô, mình cũng “cố hết sức để mua chiếc ô tô cho hợp “trend”, cho dù thu nhập chưa cao, nhu cầu đi lại ít, tiền nuôi ô tô hết cả tiền lương, nhưng quyết phải mua cho “bằng bạn bằng bè”. Mua xe rồi không “nuôi” nổi xe, lại phải bán! Có những người ra ngoài thì thể hiện như đại gia, tiền tiêu “thoáng” với bạn bè lắm, “ga lăng” với các em lắm, nhưng về nhà thì ki bo với vợ con từng hào, từng cắc. Đúng như các cụ nói: “Ra ngoài võng giá nghênh ngang; về nhà quát vợ, cám rang đâu mày?”
Cái bệnh “thích làm rồng” thích làm “diều gỗ” quả là khó chữa, làm hại dân, hại nước. Thiết nghĩ, nước ta mới vừa thoát nghèo thôi, chưa giàu có gì. Nguồn lực có hạn, mong sao các cấp, các ngành bớt việc hão huyền, dành nguồn lực mà làm việc thiết thực cho dân, cho nước. Người dân cũng tự bớt việc hão huyền mà dành nguồn lực cho những nhu cầu thiết thân hơn trong cuộc sống.
Những con số buồn vui cuối tuần Hôm qua 6/8 là ngày thứ 14 thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội ghi ... |
Cuối tuần nói chuyện vàng Mấy ngày vừa qua vàng tăng giá, dư luận xôn xao nói về vàng, mỗi người một ý. |
Cuối tuần nói một chút về chuyện lễ Mấy ngày qua, sự kiện được chú ý là Hội nghị Văn hóa toàn quốc, một Hội nghị đã rất lâu rồi mới lại được ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 14:42
Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
Các doanh nghiệp và cơ quan quản lý trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc đã không ngừng nỗ lực triển khai các biện pháp phòng cháy chữa cháy (PCCC) để giảm thiểu tối đa rủi ro, bảo vệ môi trường và tài sản.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 11:30
Địa ốc Đà Nẵng lột xác toàn diện, bước vào giai đoạn tăng trưởng mới
Trong đà tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường địa ốc Đà Nẵng năm 2024, ghi nhận dấu ấn và vai trò lực đẩy của những tổ hợp bất động sản đẳng cấp ven sông Hàn với quy hoạch bài bản cùng hệ thống tiện ích cao cấp theo mô hình “all-in-one” tiên phong.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 10:00
VietinBank tăng trưởng CASA, tối ưu hóa nguồn vốn huy động và góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh
Các giải pháp mang tính chiến lược này đã giúp VietinBank không chỉ duy trì tốc độ tăng trưởng biểu tượng CASA mà còn tiết giảm chi phí vốn (COF), cải thiện biên lợi nhuận (NIM), và khẳng định vị trí tiên phong trong lĩnh vực lĩnh vực thanh toán số hiện đại.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 21:00
Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ được thực hiện thông qua ứng dụng VNeID (tài khoản định danh điện từ) cài đặt trên điện thoại di động.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 20:00
Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?
Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy không phải hiếm gặp. Nguyên nhân do đâu, cách xử lý như thế nào, mời bạn đọc cùng tìm hiểu.
- Anh Nguyễn Thành Nhân - 25 năm gắn bó với Trường THPT Ngô Gia Tự
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm, người lao động có thể tự ngừng đóng để nhận trợ cấp?
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định