Cuối tuần nói chuyện vàng
Cà phê tối - 19/11/2021 18:37 Trần Văn Sỹ
Ảnh minh họa. |
Nhiều người dân khác thì… không quan tâm vì họ chẳng có vàng, chẳng có mà bán, cũng chẳng có tiền mà mua vàng. Vậy mà ti vi, báo, đài, “giang cư mận” thì ngày nào cũng nói về vàng, giá tăng, giá giảm đều đủ các ý kiến nhận định ngược xuôi. Các “chiên ra" kinh tế thì lại càng ra tay "chém gió" phần phật.
Vàng là cái gì mà nó ghê gớm vậy?
Thiết tưởng, cũng nên tìm hiểu về vàng một chút cho vui, biết đâu có lúc vấp phải cục vàng thì sao nhỉ?
Tại sao vàng lại quý?
1. Vì nhiều người thích, vì nó đẹp. Chẳng có cái gì không có nhiều người thích mà lại quý cả. Từ thời cổ đại, con người đã thấy vàng trong tự nhiên dưới dạng kim loại màu vàng đẹp óng ánh. Trong thiên nhiên không có sẵn một kim loại nào tồn tại ở dạng gần như nguyên chất như vàng. Thời xa xưa khi chưa có công nghệ hóa chất thì trong tự nhiên không có thứ gì óng ánh sắc màu như vàng nên đương nhiên nó gây chú ý cho con người và họ đã khai thác nó để làm trang sức. Như vậy, yếu tố đầu tiên khiến cho nó làm cho nhiều người thích là vì óng ánh sắc vàng!
Người ta đem vàng dát lên bề mặt của đủ mọi thứ để làm đẹp, làm sang, dù rằng nhiều khi (như với thức ăn) dùng vàng thực ra cũng chẳng có tác dụng gì.
2. Vì nó hiếm. Nếu chỉ có đẹp với sắc vàng óng ánh nhưng lại sẵn có thì cũng chẳng ai quý nó đến vậy. Vàng thực ra không quý bằng nước, càng không quý bằng không khí… Vì không có vàng con người vẫn sống tốt, chứ không có nước và không khí thì chết ngay! Nhưng do lượng vàng trong thiên nhiên có thể khai thác được không nhiều, người thích thì nhiều mà vàng thì ít nên không thể có đủ vàng cho tất cả mọi người. Nhiều người muốn có cũng không có, do vậy mà quý.
3. Vì nó bền. Do tính chất hóa lý của vàng mà vàng rất bền nên có thể cất giữ bao nhiêu lâu cũng được. Ngâm nước, chôn xuống đất, bất chấp các loại gió mùa, đốt trong lò lửa cũng không thay đổi, mục nát hay han gỉ gì cả.
4. Vì nó dễ chia, dễ gộp, dễ tạo hình (do tính dẻo hạng nhất trong các kim loại). Cục vàng to dễ chia thành nhiều cục vàng nhỏ như ý muốn. Nhiều cục vàng nhỏ muốn gộp thành cục vàng to cũng đơn giản, nên muốn chế tác thành các loại hình dạng gì cũng được. Khi cần lại chuyển đổi hình dạng mà thành cục vàng như cũ mà không mất đi đâu chút nào. Biến hóa như thế, vàng đúng là “ma kim”, “thần kim”.
Không có một thứ gì có thể hội tụ nhiều đặc điểm quý báu như vậy. Không chỉ trong thiên nhiên mà ngay trong xã hội hiện đại, người ta cũng không làm ra được thứ gì có tất cả những tính chất như vậy. Nhiều thứ con người làm ra còn óng ánh hơn vàng nhưng vào lửa xem còn không?
Với những tính chất ấy, khi con người cần một vật để làm vật trao đổi ngang giá chung cho tất cả mọi thứ trên đời thì thứ để làm “vật trao đổi ngang giá chung” ấy không gì thích hợp hơn vàng. Và do vậy, từ cổ chí kim, vàng đổi được mọi thứ và mọi thứ đều có thể quy giá trị ra một khối lượng vàng nhất định. Vàng trở thành tiền tệ của mọi cộng đồng người trên khắp thế giới, không cần đến quy định của một nhà nước hay chính phủ nào.
Vàng là thứ tiền tệ phi nhà nước. Giá của loại tiền này không do nhà nước nào quy định được cả. Có thể coi đó là tiền tệ của "thượng đế" ban cho loài người. Chế độ nào, quốc gia nào, thời kỳ nào, có tiền (làm bằng vàng), cũng tiêu được hết!
Vàng quý như thế, đẹp như thế nên nó dễ làm lóa mắt con người. Vàng có ma lực rất khủng khiếp. Người thiếu rèn luyện, nếu bỗng nhiên thấy có một cục vàng lớn trước mặt rất có thể bao nhiêu "ma quỷ" trong người bỗng nhiên trỗi dậy, biến người ấy thành một kẻ giết người trong chốc lát.
Nhà tôi hơn một lần khách hàng vào may áo, sơ ý để quên cả vàng. Lần nào gia đình tôi cũng tìm cách trả lại dù người ta còn không biết là quên ở nhà mình. Có lần nhặt được 1 nhẫn vàng, thông báo cả tháng chẳng có ai nhận. Mình chẳng giàu có gì nhưng vàng của người là có "linh âm" cả đấy, tham là không có hay ho gì.
Vàng khi làm vật trao đổi sẽ là tiền, mà tiền thì chỉ nhà nước mới được (độc quyền) phát hành. Cho nên ai đó tự biến một nhãn hiệu vàng thành đồng tiền vàng, thành “tiền do mình phát hành”, “mình định giá”, bất chấp giá vàng nguyên liệu trên thế giới cũng như trong nước thì liệu có là một dạng “tiếm quyền của nhà nước” hay không? Đó là vấn đề rất đáng suy nghĩ.
Lễ cúng hóa vàng và bài văn khấn Sau khi mời ông bà, tổ tiên về ăn Tết, thường vào ngày mùng ba, các gia đình sửa soạn mâm cỗ tiễn các cụ. ... |
Cảm ơn người lao động bằng vàng! Doanh nghiệp có nhiều hình thức thưởng Tết cho người lao động. Bắt đầu từ năm 2021, Bộ luật Lao động cho phép doanh nghiệp ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Kinh tế - Chính sách
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Anh Nguyễn Thành Nhân - 25 năm gắn bó với Trường THPT Ngô Gia Tự
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm, người lao động có thể tự ngừng đóng để nhận trợ cấp?
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định