
Trong căn phòng với nhiều hiện vật mang đặc trưng ngành Đường sắt, đồng chí Mai Thành Phương kể về hành trình từ một kỹ sư đầu máy toa xe trở thành một cán bộ công đoàn. Tại Đại hội Công đoàn ngành Đường sắt Việt Nam vừa qua, đồng chí tiếp tục được bầu làm Chủ tịch.
Đây là nhiệm kỳ cuối cùng của đồng chí Phương trước khi về hưu, khi được hỏi có mục tiêu gì đặc biệt, Chủ tịch Công đoàn Đường sắt Việt Nam nói: "23 năm làm công tác công đoàn, quả thực cái cảm giác lớn nhất trong tôi đó là cảm giác mình còn nợ người lao động rất nhiều và luôn luôn thấy rằng là mình chưa làm được trọn vẹn cái trách nhiệm của mình, cái mong muốn của mình đối với người lao động. Tôi cũng đang cố gắng hết sức mình để làm được những gì mình mong muốn mà chưa làm được".
"Chắc chắn là những đội ngũ cán bộ tiếp theo đây sẽ làm được việc đó", đồng chí Phương nói thêm.
![]() |
Đồng chí Mai Thành Phương, Chủ tịch Công đoàn Đường sắt Việt Nam trò chuyện cùng anh Chu Văn Đại và công nhân lao động Cung cầu đường Cẩm Lý. Ảnh: Công đoàn ĐSVN |
Mọi hoạt động luôn hướng về cơ sở
Trong những năm tháng làm thủ lĩnh Công đoàn Đường sắt Việt Nam, đồng chí Phương đi rất nhiều. Một phần do đặc thù của hoạt động của ngành trải dài khắp đất nước, phần vì đồng chí luôn cho rằng, phải bám nắm cơ sở mới có thể hiểu đoàn viên và người lao động của mình.
“Không chỉ riêng tôi, tất cả anh em đều đi để nắm bắt tình hình. Và một chuyến đi bao giờ cũng phải lồng ghép nhiều nội dung. Một khi đã xuống cơ sở là tôi tranh thủ thời gian nghỉ của họ để nói chuyện. Bất kể là buổi trưa, buổi tối, bởi vì lúc mà họ thảnh thơi họ mới trình bày mong mỏi của họ một cách cụ thể của họ với mình được”, Chủ tịch Công đoàn Đường sắt Việt Nam chia sẻ.
Bên cạnh đó, đồng chí luôn quan tâm đến những khu vực đặc biệt khó khăn của ngành như đèo Khe Nét và Hải Vân và những khu vực chậm phát triển.
“Ở những khu vực này tôi lúc nào cũng quan tâm nhất đề bếp ăn và khu vệ sinh. Lý do là bởi chỉ có chất lượng bữa ăn tốt, sạch sẽ thì người lao động mới có thể tái tạo sức lao động. Còn khu vực vệ sinh phải có và luôn sạch sẽ bởi vì do đặc thù công việc nên công nhân đường sắt tiếp xúc với môi trường bẩn và thường ra nhiều mồ hôi nên họ rất cần nơi sạch sẽ để tắm rửa”, Chủ tịch Công đoàn Đường sắt Việt Nam chia sẻ.
Đặc biệt, khi đưa ra hoặc triển khai bất kỳ một chính sách nào, đồng chí Phương luôn đặt mình vào vị trí của cơ sở.
“Chúng tôi luôn nghĩ anh em khi thực hiện có khó khăn gì không, liệu họ có thực hiện được hay không. Mình phải đặt vào vị trí của người thực hiện chứ không phải người đưa ra chính sách”, đồng chí Phương tâm niệm.
Suốt những năm qua, nhiều hoạt động do công đoàn phối hợp với chuyên môn chủ yếu được triển khai tại cơ sở hoặc khu vực. Cũng nhờ đó mà các hội thi, hội diễn, hội thao, sinh hoạt câu lạc bộ nữ công,… thu hút được nhiều đoàn viên và người lao động tham gia hơn.
Nâng cao chất lượng đội ngũ công đoàn đáp ứng yêu cầu đổi mới
Cũng trong Chương trình Talk Công đoàn, khi được hỏi sẽ gửi gắm gì đến Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII sẽ diễn ra trong năm nay, đồng chí Mai Thành Phương có hai đề xuất hết sức cụ thể.
Thứ nhất, cần tạo sự đồng thuận để triển khai thành công chương trình nhà ở xã hội cho công nhân lao động.
“Tôi rất mong Đại hội sẽ là nơi thể hiện tốt nhất những tâm tư nguyện vọng của đoàn viên và người lao động cả nước. Rất mong Đảng, Chính phủ và Quốc hội làm sao có những giải pháp cụ thể hơn nữa để họ có điều kiện ăn ở, sinh hoạt tốt hơn. Một trong số đó là triển khai chương trình nhà ở xã hội thành công”, Chủ tịch Công đoàn Đường sắt Việt Nam bày tỏ nguyện vọng.
![]() |
Đồng chí Mai Thành Phương, Chủ tịch Công đoàn Đường sắt Việt Nam chia sẻ trong Chương trình Talk Công đoàn. Ảnh: HOÀNG QUÂN |
Thứ hai, cần nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ công đoàn nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới của tổ chức.
“Cán bộ công đoàn vừa là người góp phần xây dựng chủ trương chính sách, đồng thời lại đối tượng triển khai các chủ trương, nghị quyết của tổ chức Công đoàn. Do đó, những chính sách của tổ chức có đến được với đoàn viên và người lao động hay không cũng chính là từ đội ngũ này. Do đó, cần có sự “đầu tư” thỏa đáng để xây dựng, chăm lo và bảo vệ đội ngũ cán bộ công đoàn. Có như vậy, cán bộ công đoàn mới giữ được ngọn lửa nhiệt huyết, tinh thần trách nhiệm cũng như sự hy sinh để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình”, đồng chí Phương trăn trở.
Còn rất nhiều những kinh nghiệm và bài học hay trong suốt 23 năm hoạt động công đoàn được đồng chí Mai Thành Phương, Chủ tịch Công đoàn đường sắt Việt Nam chia sẻ trong Chương trình Talk Công đoàn. Chương trình phát sóng lúc 20 giờ, thứ Bảy, ngày 30/09/2023.
![]() Sáng ngày 11/7, đoàn tàu tuyên truyền (mang số hiệu SE7) chào mừng Đại hội XVI Công đoàn Đường sắt Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 ... |
![]() Sáng ngày 12/7, Công đoàn Đường sắt Việt Nam tổ chức Đại hội Công đoàn lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Đây là ... |
![]() Ngày 8/9, Đoàn công tác của Công đoàn Đường sắt Việt Nam do đồng chí Mai Thành Phương – Chủ tịch Công đoàn ngành làm ... |
![]() Tối 12/9, trong khuôn khổ chương trình nghỉ dưỡng của gần 400 đoàn viên tại Quảng Bình, Công đoàn Đường sắt Việt Nam (CĐĐSVN) tổ ... |
Đọc nhiều
Tin mới hơn

Kết quả chăm lo phúc lợi đoàn viên của Công đoàn Việt Nam trong quý I/2025

Công đoàn Long An – Điểm tựa cho đoàn viên, người lao động nhập cư

Một chữ “thêm” trong thỏa ước: Nâng bước đời công nhân
Tin tức khác

Cán bộ công đoàn Huế bắt nhịp làm việc thời công nghệ số

Công đoàn và công nhân lao động Nghệ An trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ

Công đoàn Quảng Bình và hành trình thắp lên những ngôi nhà hy vọng

Công đoàn Thanh Hóa với những mục tiêu, giải pháp căn cơ trong tình hình mới

Trước thềm Tháng Công nhân 2025: Từ bài học 2024 đến hành động mới
