"Chỗ công ty giờ thay đổi gì không?"
Đời sống - 22/08/2020 12:40 Minh Hoàng
Công nhân, người lao động mất việc đến Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội tìm hiểu thông tin việc làm. Ảnh luatannam.vn |
“Nhớ Bắc Thăng Long, nhớ bao kỷ niệm. Nhớ đất Bầu chạy miết bánh xe. Nhớ các cửa hàng tạp hóa mỗi lúc đói lòng đi làm về khuya gõ cửa mua gói mì. Nhớ cô bán hàng xôi môi đỏ niềm nở mời mua gói xôi mỗi sáng. Nhớ xóm trọ thân thương, buồn vui bao kỷ niệm. Mất việc về quê đã mấy tháng nay mà mới như hôm qua. Chỗ công ty mình giờ thay đổi gì không? Nhớ tất cả các bạn...”
Tôi bắt gặp dòng trạng thái nặng trĩu kỷ niệm của một bạn trên mạng xã hội công nhân. Nó đầy nhớ thương, bâng khuâng và tiếc nuối.
Có lẽ bạn là một chàng trai, cô gái công nhân mất việc đợt đầu do dịch bệnh. Bạn đã có tuổi và lương cao? Bạn có tay nghề thấp nên công ty cơ cấu lại? Bạn làm ở bộ phận bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong các khâu sản xuất? Hay bạn phải nghỉ việc luân phiên, đồng lương không đủ chi trả cho các nhu cầu tối thiểu bao gồm ăn, ở, sinh hoạt? Hoặc công ty bạn phá sản, bạn không xin được việc làm mới, buộc phải về quê?...
Với diễn biến của dịch bệnh trong nước và thế giới hiện nay, dự báo thời gian tới sẽ lại có hàng chục đến hàng trăm nghìn công nhân mất việc mỗi tháng. Ảnh tapchitaichinh.vn |
Có vô vàn lý do khiến bạn không còn trụ lại ở công ty, xí nghiệp. Nhưng lý do gì thì cũng không từ bạn, do bạn, mà chỉ do hoàn cảnh. Bạn phải về quê nhưng một mảnh hồn bạn, một quãng đời vất vả mà đẹp đẽ của bạn đã gửi lại công ty, nơi bạn có đồng nghiệp đùm bọc, có bạn bè thân thiết, có hình bóng của cả những người quen và không quen. Một nỗi nhớ cồn cào, da diết.
Có lẽ bạn đã có một công việc ở quê, một việc có thể bạn thích hoặc không thích nhưng cũng đủ để bạn tồn tại qua giai đoạn khó khăn. Cũng có thể bạn sẽ tìm được một việc mới tốt hơn, nó sẽ mở ra những cơ hội mới cho bạn. Ở chiều ngược lại, bạn bè ở công ty của bạn có thể nhiều người theo sau bạn cũng đã phải trở về; hoặc đã tìm việc ở một công ty khác. Cô bán xôi môi đỏ hôm xưa có thể đã lấy chồng; chị chủ cửa hàng mỗi khuya bạn gõ cửa mua gói mì có thể đã chuyển sang kinh doanh quần áo...
Thế giới không đứng lại, vẫn vận động không ngừng. Mỗi người đều tìm cho mình một công việc cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Những vất vả, đắng cay, thất bại thì ai cũng đã, đang và sẽ phải nếm trải. Nhưng với độ lùi của thời gian, nó sẽ rèn cho mỗi chúng ta một bản lĩnh kiên cường, giúp chúng ta có kinh nghiệm hơn để rắn rỏi bước tiếp trên đường đời sôi động mà cũng đầy bất trắc. Rồi tất cả những vui buồn đều hóa thành kỷ niệm, chúng sẽ tươi xanh trong ký ức chúng ta, làm lòng ta ấm áp mỗi khi nhớ lại.
Mất việc về quê, người công nhân có thể tạm làm một công việc gì đó trên đồng ruộng. Nếu vẫn còn ước mơ công nhân, bạn có thể đi học thêm nghề để sẵn sàng xin việc khi hết dịch, sản xuất hồi phục. Ảnh minh họa của baobackan. |
Dịch bệnh rồi sẽ qua đi. Thế giới cũng như Việt Nam đang bước vào thời kỳ đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, sản xuất đại trà vắc xin phòng dịch. Công việc truy vết, khoanh vùng, dập dịch của nước ta đang tiến triển khả quan. Sẽ không nhanh chóng nhưng sản xuất nhất định sẽ được phục hồi. Bạn còn nuôi ước mơ công nhân thì đừng từ bỏ nó. Hãy tranh thủ thời gian này bổ túc thêm tay nghề, học thêm một ngoại ngữ, học một nghề khác mà bạn thấy phù hợp hơn... Bạn sẽ có hành trang tốt hơn cho công việc sau khi hết dịch.
Sẽ lại có những công ty mở rộng cửa chào đón bạn; những xóm trọ công nhân khác mà bạn là thành viên; và bạn lại có bạn bè, những gương mặt, tấm lòng song hành cùng bạn.
Ngày ấy chắc không quá xa.
Sửa đổi tài chính công đoàn thiết thực chăm lo cho người lao động |
Liên quan BN 785: Các trường hợp F1 là công nhân KCN Thăng Long 2 đã hết hạn cách ly |
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 21/8 |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
- Đằng sau những sắc thuế!
- Anh Nguyễn Thành Nhân - 25 năm gắn bó với Trường THPT Ngô Gia Tự
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm, người lao động có thể tự ngừng đóng để nhận trợ cấp?
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp