Chính phủ nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật Công đoàn (sửa đổi)
Công đoàn

Chính phủ nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật Công đoàn (sửa đổi)

HÀ VY
Tác giả: HÀ VY
Chính phủ vừa có phản hồi với Tổng LĐLĐ Việt Nam về việc tham gia ý kiến đối với hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) và coi đây là dự án luật quan trọng, liên quan mật thiết đến an sinh xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại.
Nghị quyết 02 của Bộ Chính trị là cơ sở chính trị để xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi)
Chính phủ nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật Công đoàn (sửa đổi)

Tổng LĐLĐ Việt Nam và Uỷ ban Xã hội của Quốc hội tổ chức Hội nghị về tình hình chuẩn bị dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) và công tác phối hợp giữa hai cơ quan. Ảnh: HẢI NGUYỄN

Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) cho biết sự cần thiết của việc ban hành Luật Công đoàn (sửa đổi) là thể chế hóa Hiến pháp, các chủ trương, nghị quyết của Đảng liên quan đến nhiều vấn đề như: Tổ chức, bộ máy, cán bộ, tài chính, tài sản của Công đoàn và khuyến khích xã hội hoá nguồn lực để Công đoàn thực hiện tốt nhiệm vụ được giao (Nghị quyết số 02, Nghị quyết số 18- NQ/TW); vấn đề hội nhập quốc tế trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (Nghị quyết số 06-NQ/TW); vấn đề vai trò của Công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ người lao động (NLĐ) về tiền lương trong quan hệ lao động (Nghị quyết số 27-NQ/TW); vấn đề vai trò của Công đoàn trong việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ (Chỉ thị số 37- CT/TW).

Để thể chế hóa các chủ trương, định hướng của Đảng, Chính phủ đề nghị Tổng LĐLĐ Việt Nam rà soát tổng thể Luật Công đoàn 2012; các nội dung sửa đổi, bổ sung là rất lớn. Cụ thể là "thực hiện quyền giám sát" (khoản 1 Điều 14); "tổ chức, bộ máy, cán bộ" (Điều 6 và Điều 23); "tài chính, tài sản công đoàn" (Điều 26); "tham gia Công đoàn của người lao động (NLĐ) là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam" (Điều 5); "hành vi bị nghiêm cấm" (Điều 9); "quyền và trách nhiệm của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đối với NLĐ ở cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp chưa có tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở" (Điều 170); "bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn" (Điều 24)...

Chính phủ nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật Công đoàn (sửa đổi) nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về đổi mới tổ chức, hoạt động của Công đoàn tại Nghị quyết số 20-NQ/TW năm 2008 về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 15/11/2016 về “Thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đề ra nhiệm vụ về đổi mới tổ chức, hoạt động của hệ thống công đoàn”; Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” đề ra nhiều chủ trương, quan điểm, định hướng liên quan trực tiếp tới việc đổi mới tổ chức và hoạt động của tổ chức Công đoàn...

Đặc biệt là Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới; đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế sâu rộng và đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ giữa pháp luật Công đoàn với các văn bản quy phạm pháp luật khác trong hệ thống pháp luật (điển hình là Bộ luật Lao động năm 2019).

Một trong những nội dung quan trọng mà dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) lần này đề cập đó là cơ chế quản lý cán bộ công đoàn nhằm đảm bảo tổ cho tổ chức Công đoàn hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ, vai trò của mình trong tình hình mới.

Về nội dung này, cho ý kiến về đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều 23 Luật Công đoàn 2012 theo hướng cơ quan có thẩm quyền quyết định số lượng cán bộ công đoàn là cán bộ, công chức, viên chức theo đề xuất của Tổng LĐLĐ Việt Nam và những đề xuất sửa đổi, bổ sung việc tuyển dụng, định danh và chính sách tiền lương cho cán bộ công đoàn chuyên trách tại doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, Chính phủ cho rằng cần có ý kiến và hướng dẫn chính thức của cấp có thẩm quyền.

Nghị quyết số 02 của Bộ Chính trị đề ra nhiệm vụ “nghiên cứu, ban hành chính sách phù hợp để tuyển dụng cán bộ công đoàn trưởng thành từ cơ sở, trong phong trào công nhân; thu hút, tạo động lực cho cán bộ công đoàn”; giao Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với Đảng đoàn Tổng LĐLĐ Việt Nam nghiên cứu, đề xuất những vấn đề về tuyển dụng, giao biên chế; chế độ, chính sách đối với cán bộ công đoàn chuyên trách, một số mô hình thí điểm về tổ chức và hoạt động công đoàn phù hợp với tình hình mới. Đây là vấn đề mới, chưa có tiền lệ và đang trong quá trình nghiên cứu ban hành. Do vậy, Chính phủ đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và báo cáo, đề xuất với cấp có thẩm quyền để xem xét, quyết định các vấn đề về tuyển dụng, giao biên chế; chế độ, chính sách đối với cán bộ công đoàn chuyên trách...

Vấn đề về công tác cán bộ công đoàn khi xem xét, sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn Vấn đề về công tác cán bộ công đoàn khi xem xét, sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn

Luật Công đoàn 2012 qua 10 năm thực hiện đã phát huy vai trò to lớn của nó trong thực tiễn; tuy nhiên, cũng bộc ...

Nâng cao nhận thức của các cấp công đoàn về đổi mới công tác pháp luật Nâng cao nhận thức của các cấp công đoàn về đổi mới công tác pháp luật

Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong ...

Nâng cao nhận thức của các cấp công đoàn về đổi mới công tác pháp luật Nâng cao nhận thức của các cấp công đoàn về đổi mới công tác pháp luật

Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong ...

Tin mới hơn

Siêu thị giảm giá cho người lao động Công ty TNHH Yazaki Eds Việt Nam

Siêu thị giảm giá cho người lao động Công ty TNHH Yazaki Eds Việt Nam

Ra đời từ năm 2010 tại Công ty TNHH Yazaki EDS Việt Nam (Bình Dương), mô hình Siêu thị Công đoàn đã trở thành điểm tựa thiết thực, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. Sau nhiều năm hoạt động, mô hình này đã phát huy hiệu quả, thu hút đến 70% công nhân thường xuyên mua sắm.
Kết quả chương trình phúc lợi của LĐLĐ tỉnh Bình Dương

Kết quả chương trình phúc lợi của LĐLĐ tỉnh Bình Dương

Từ năm 2023 đến nay, chương trình “Phúc lợi đoàn viên” do LĐLĐ tỉnh Bình Dương được triển khai, trở thành điểm tựa vững chắc, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo sự gắn bó giữa người lao động và tổ chức Công đoàn.
Công đoàn Than - Khoáng sản hỗ trợ nữ công nhân phát triển kinh tế

Công đoàn Than - Khoáng sản hỗ trợ nữ công nhân phát triển kinh tế

Đề án hỗ trợ nữ công nhân lao động khó khăn phát triển kinh tế gia đình là bước đi thiết thực của Công đoàn TKV nhằm giúp đoàn viên vượt qua hoàn cảnh, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống và gắn bó bền chặt hơn với tổ chức Công đoàn.

Tin tức khác

Kết quả chăm lo phúc lợi đoàn viên của Công đoàn Việt Nam trong quý I/2025

Kết quả chăm lo phúc lợi đoàn viên của Công đoàn Việt Nam trong quý I/2025

Trong quý I năm 2025, tổ chức Công đoàn Việt Nam đã phát huy rõ nét vai trò là chỗ dựa tin cậy, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động.
Chăm sóc sức khỏe đoàn viên, người lao động tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2025 - 2030

Chăm sóc sức khỏe đoàn viên, người lao động tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2025 - 2030

Giai đoạn 2025 - 2030, LĐLĐ tỉnh Bắc Giang cùng Sở Y tế tỉnh ký kết chương trình phối hợp chăm sóc sức khoẻ cho đoàn viên, người lao động trên địa bàn.
Công đoàn Long An – Điểm tựa cho đoàn viên, người lao động nhập cư

Công đoàn Long An – Điểm tựa cho đoàn viên, người lao động nhập cư

Giữa vùng công nghiệp phát triển sôi động, nơi hàng trăm ngàn lao động nhập cư đang ngày ngày mưu sinh, tổ chức Công đoàn tỉnh Long An như một người bạn đồng hành thầm lặng nhưng bền bỉ, mang đến sự chở che, sẻ chia và cả những tia hy vọng ấm áp cho những phận người xa quê.
Hiệu quả chương trình phúc lợi của Công đoàn TP. HCM

Hiệu quả chương trình phúc lợi của Công đoàn TP. HCM

Nhờ vào những chính sách phúc lợi thiết thực, Công đoàn TP.HCM đã không ngừng củng cố mối quan hệ gắn bó giữa người lao động và doanh nghiệp, tạo ra những giá trị lâu dài cho cả hai bên.
Phúc lợi của 32.000 công nhân lao động tại Công ty CP TKG Taekwang Vina

Phúc lợi của 32.000 công nhân lao động tại Công ty CP TKG Taekwang Vina

Tại Công ty CP TKG Taekwang Vina (KCN Biên Hòa 2, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai), Trung tâm Phúc lợi Công đoàn đã ra đời như một mô hình sáng tạo và thiết thực nhằm mang đến cho 32.000 công nhân những mặt hàng thiết yếu với giá ưu đãi.
Chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động Thủ đô Quý I/2025

Chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động Thủ đô Quý I/2025

Các cấp Công đoàn trên địa bàn TP Hà Nội đã thực hiện các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động với tinh thần trách nhiệm, để người lao động yên tâm làm việc, tránh tranh chấp,...
Xem thêm