
![]() |
Toàn cảnh Hội nghị Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam lần thứ hai mươi ba (khoá XII) - Ảnh: Nguyễn Hải |
Một trong những chủ đề được các đại biểu thảo luận sôi nổi tại Hội nghị Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam lần thứ hai mươi ba (khoá XII) liên quan đến nội dung chủ đề của hoạt động Công đoàn năm 2022.
Tại hội nghị, ông Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam trình bày dự thảo thông báo định hướng một số nhiệm vụ trọng tâm hoạt động Công đoàn năm 2022.
Theo đó, Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất lựa chọn chủ đề hoạt động năm 2022 là: "Chăm lo việc làm cho người lao động và nỗ lực hoàn thành các mục tiêu của Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam". Đồng thời, đưa ra định hướng 5 nhiệm vụ trọng tâm năm 2022.
![]() |
Ông Nguyễn Đình Khang, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam phát biểu khai mạc hội nghị - Ảnh: Nguyễn Hải |
Thảo luận tại hội nghị, ông Nguyễn Duy Minh, Chủ tịch LĐLĐ TP Đà Nẵng cho rằng, trong bối cảnh hiện nay cần mở rộng việc chăm lo cho người lao động không chỉ ở phạm vi việc làm mà cả trên khía cạnh đời sống.
Nhiều đại biểu đồng tình quan điểm này và đề nghị bổ sung, mở rộng các hoạt động chăm lo trong chủ đề hoạt động năm 2022.
Bà Trần Thị Diệu Thuý, Chủ tịch LĐLĐ TP HCM cho rằng: "Hiện nay người lao động không chỉ cần việc làm, họ còn cần chỗ ở an toàn, cần được hỗ trợ chăm lo về mặt y tế, sức khỏe, đời sống tinh thần,..."
Cũng tại hội nghị, ông Đặng Thuần Phong, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho biết, hiện nay người lao động bị rời khỏi thị trường lao động rất lớn. Do đó, nhiệm vụ sắp tới, hàng đầu của tổ chức Công đoàn là đưa người lao động về với thị trường lao động.
![]() |
Ông Đặng Thuần Phong, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội phát biểu tại hội nghị - Ảnh: Nguyễn Hải |
"Họ có thể không trở về với công việc cũ. Do đó vấn đề đào tạo, dạy nghề mới cho người lao động cũng cần được quan tâm", ông Phong nói.
Ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam nói rằng vấn đề việc làm của người lao động là vấn đề rất cơ bản trong năm 2022. Tuy nhiên, chủ đề hoạt động năm 2022 có thể tiếp thu theo hướng chăm lo việc làm, đời sống người lao động.
"Việc làm vẫn là vấn đề cơ bản. Trên cơ sở đó, chúng ta xác định các nhiệm vụ chủ yếu và nhiệm vụ đầu tiên phải là tham gia hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, tạo môi trường việc làm cho người lao động, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển để người lao động có việc làm", ông Hiểu bày tỏ.
![]() |
Ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam - Ảnh: Nguyễn Hải |
Ông Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam nhấn mạnh: "Việc làm là khâu then chốt, quyết định đối với người lao động".
Ông Hải đề nghị các cấp Công đoàn thực hiện 3 nhiệm vụ để chăm lo việc làm tốt hơn cho người lao động: "Thứ nhất là việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người lao động. Thứ hai là thương lượng về vấn đề việc làm, chăm lo cho việc làm của người lao động tốt hơn trong lúc này. Thứ ba là đề cao việc thực hiện kết nối các thông tin Công đoàn, kết nối cung ứng về lao động, kết hợp xây dựng chế độ chính sách việc làm phù hợp".
Kết luận hội nghị, ông Nguyễn Đình Khang, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam ghi nhận ý kiến của các đại biểu. Theo ông Khang, người lao động cần chăm lo nhiều khía cạnh và tổ chức Công đoàn phải làm rất nhiều nhiệm vụ nhưng tùy vào từng năm để đưa ra định hướng nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm.
Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho hay, Chính phủ đang xây dựng chương trình phục hồi kinh tế, các địa phương cũng đang rất chăm lo đến việc làm của người lao động. Do vậy, năm 2022, tổ chức Công đoàn Việt Nam sẽ tập trung vào vấn đề việc làm cho người lao động.
"Nhiệm vụ trọng tâm là chăm lo việc làm cho người lao động nhưng không có nghĩa là chúng ta quên các nhiệm vụ khác", ông Khang nhấn mạnh.
Hội nghị Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam lần thứ hai mươi ba (khoá XII) thảo luận nhiều nội dung, gồm: - Tờ trình Kế hoạch Đại hội Công đoàn các cấp, tiến tới Đại XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 – 2028. - Tờ trình Dự thảo Kế hoạch nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam. - Tờ trình về sửa đổi, bổ sung 4 quyết định, quy định, hướng dẫn về công tác tài chính Công đoàn. - Báo cáo sửa đổi Quy chế quản lý hoạt động khoa học Tổng Liên đoàn; quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng khoa học Tổng Liên đoàn; Nghị quyết đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, phục vụ nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới. - Tờ trình Định hướng nội dung nghiên cứu sửa đổi Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XII; Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 7c/NQ-BCH ngày 25/2/2016 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn về “Chất lượng bữa ăn ca của người lao động”. - Tờ trình về việc Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 9b/NQ-BCH ngày 23/8/2016 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn (khoá XI) về Công đoàn tham gia xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong tình hình mới. |
![]() Gần 6 tháng qua, hàng trăm cán bộ, nhân viên y tế Bệnh viện Tuệ Tĩnh (thuộc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt ... |
![]() Bài viết này đề cập đến những tin nhắn trên điện thoại di động hiện nay, một phần không thể thiếu của cuộc sống thời ... |
![]() Hàng trăm cán bộ, nhân viên y tế Bệnh viện Tuệ Tĩnh (thuộc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam), trong đó có ... |
Đọc nhiều
Tin mới hơn

Kết quả chăm lo phúc lợi đoàn viên của Công đoàn Việt Nam trong quý I/2025

Công đoàn Long An – Điểm tựa cho đoàn viên, người lao động nhập cư

Một chữ “thêm” trong thỏa ước: Nâng bước đời công nhân
Tin tức khác

Cán bộ công đoàn Huế bắt nhịp làm việc thời công nghệ số

Đồng hành cùng doanh nghiệp chăm lo cho người lao động

Để công đoàn là chỗ dựa tin cậy của đoàn viên, người lao động

Công đoàn tham gia xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Công đoàn và công nhân lao động Nghệ An trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ
