Cần xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) với những cơ chế vượt trội
Đảng với công nhân
HỘi NGHỊ LẦN 12 BCH ĐẢNG BỘ TP HÀ NỘI:

Cần xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) với những cơ chế vượt trội

Ý YÊN
Tác giả: Ý YÊN
Nhiều đại biểu cho rằng cần phải xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) với những cơ chế vượt trội, tạo hành lang pháp lý cho Thủ đô Hà Nội phát triển xứng đáng với vị trí, vai trò đã được xác định trong Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị.

Nhiệm vụ trọng tâm

Tại Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội khóa XVII, ông Lê Hồng Sơn - Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội cho rằng việc đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và khâu đột phá của nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội đã hai lần cho ý kiến đối với các báo cáo của Ban cán sự Đảng UBND TP trình bày liên quan đến vấn đề này. UBND TP Hà Nội cũng hoàn thiện Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) trình Bộ Tư pháp thẩm định, báo cáo Chính phủ.

Cần xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) với những cơ chế vượt trội
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: dangcongsan.vn

Chính phủ cơ bản thông qua 9 nhóm chính sách như trong đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), đồng thời thống nhất sự cần thiết của việc ban hành dự án Luật này nhằm tạo điều kiện để Thủ đô Hà Nội phát triển.

Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) hiện đã được Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 sẽ diễn ra vào tháng 05/2023.

Trong thời gian chờ Quốc hội thông qua Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, Thường trực Thành ủy Hà Nội và Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) giao Ban cán sự đảng UBND TP tiếp tục phối hợp với Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp nghiên cứu, soạn thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) để kịp tiến độ tiến hành các bước theo quy định.

Cần cơ chế vượt trội để Thủ đô Hà Nội phát triển xứng tầm

Trong khuôn khổ Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ 12 khóa XVII cho ý kiến đối với 12 vấn đề về hoạt động phối hợp xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi).

Các đại biểu nhất trí cao về sự cần thiết phải xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) với những cơ chế vượt trội để tạo hành lang pháp lý cho Thủ đô phát triển xứng đáng với vị trí, vai trò như đã được xác định cụ thể trong Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Nhiều chuyên gia đề nghị làm rõ mô hình, tổ chức bộ máy chính quyền của thành phố thuộc Thủ đô, bên cạnh đó là đặc thù chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, hoạt động của HĐND, UBND TP trực thuộc Thủ đô.

Các đại biểu cũng cho rằng cần xác định cụ thể về tên gọi, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của các cơ quan chuyên môn đặc thù cấp TP, cấp huyện mà TP dự kiến thành lập; xác định số lượng đại biểu chuyên trách HĐND TP phù hợp với điều kiện đặc thù, vị trí, vai trò của Thủ đô và định hướng chỉ đạo của Trung ương. Ngoài ra, thuyết minh rõ về sự cần thiết phải tăng số lượng đại biểu, lượng đại biểu chuyên trách trong khi mô hình tổ chức chính quyền giữ nguyên theo Nghị quyết số 97...

Tại Hội nghị, nhiều ý kiến tỏ ra băn khoăn về quy định người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có tư cách pháp nhân thuộc TP được quyền tuyển dụng, bổ nhiệm từ cấp phó trở xuống và chịu trách nhiệm cá nhân về việc tuyển dụng, bổ nhiệm và chất lượng đội ngũ công chức, viên chức thuộc quyền quản lý; đặc biệt là việc đảm bảo nguyên tắc, các quy định của Đảng trong công tác cán bộ.

Ngoài ra, cần xác định rõ các khái niệm đô thị vệ tinh, đô thị trung tâm, đô thị thông minh, nội đô lịch sử... trong dự thảo Luật để làm căn cứ cho việc quy định các điều khoản cụ thể.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu, phân tích, đánh giá rõ hơn cả về lý luận, thực tiễn và pháp lý đối với những nội dung còn nhiều ý kiến khác nhau. Từ đó đưa ra phương án, giải pháp phù hợp nhất với đặc điểm, tình hình và vị thế của Thủ đô Hà Nội.

Bí thư Thành ủy Hà Nội cho rằng cần nghiên cứu, chọn lọc từ kết quả nghiên cứu, đánh giá việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển cho một số tỉnh, thành phố và những văn bản tháo gỡ khó khăn về cơ chế, chính sách của Quốc hội, Chính phủ đã phát huy hiệu quả trong thực tiễn để đưa vào dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).

Từ 10/4, Hà Nội sẽ khảo sát tiền lương, thu nhập, đời sống của người lao động Từ 10/4, Hà Nội sẽ khảo sát tiền lương, thu nhập, đời sống của người lao động

Theo Kế hoạch Khảo sát về tình hình lao động, tiền lương, thu nhập, chi tiêu và đời sống của người lao động năm 2023, ...

Hà Nội lập 17 đoàn thanh tra loạt khu đô thị, chung cư lớn về môi trường Hà Nội lập 17 đoàn thanh tra loạt khu đô thị, chung cư lớn về môi trường

Trong danh sách thanh tra có: Chung cư The Emerald Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm); Dự án chung cư Tecco Garden (huyện Thanh Trì); ...

Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội: Thăm, tặng quà công nhân bị tai nạn lao động Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội: Thăm, tặng quà công nhân bị tai nạn lao động

Nhân dịp Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh Lao động năm 2023, chiều 20/4, đồng chí Lê Đình Hùng - ...

Tin mới hơn

Công đoàn thổi lửa, động viên, dẫn dắt công nhân vào Đảng

Công đoàn thổi lửa, động viên, dẫn dắt công nhân vào Đảng

Sự phát triển của các doanh nghiệp, đặc biệt là khu vực ngoài nhà nước, đã thu hút hàng triệu lao động mỗi năm, làm thay đổi cơ cấu lao động xã hội theo hướng dịch chuyển từ khu vực nông nghiệp, nông thôn sang khu vực công nghiệp, dịch vụ. Kéo theo đó là sự phát triển nhanh chóng của lực lượng công nhân, lao động đã đặt ra yêu cầu cấp thiết phải đẩy mạnh công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng và phát triển đảng viên.
Phát huy bản chất giai cấp công nhân của Đảng trong kỷ nguyên mới

Phát huy bản chất giai cấp công nhân của Đảng trong kỷ nguyên mới

Kỷ nguyên mới của dân tộc được Đảng ta xác định bắt đầu từ Đại hội XIV là một giai đoạn mang lại nhiều cơ hội, đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của đất nước, là giai đoạn mà Việt Nam vươn lên khẳng định vị thế trong khu vực, trên trường quốc tế. Để đạt được điều này, cần phát huy bản chất giai cấp công nhân, để bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng chính là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi cách mạng.
Chị Mai Chi và hành trình gieo những hạt mầm trách nhiệm

Chị Mai Chi và hành trình gieo những hạt mầm trách nhiệm

Ở Công ty TNHH New Apparel Far Eastern (tỉnh Bình Phước), nhắc đến Nguyễn Thị Mai Chi (SN 1993), nhiều công nhân và lãnh đạo không giấu được sự kính trọng và yêu mến. Không chỉ đảm đương vai trò Tổ trưởng Tuân thủ trách nhiệm xã hội một cách tận tâm, chị Chi còn được biết đến như “người gieo mầm nhân ái” khi khởi xướng hàng loạt sáng kiến gắn với người lao động và cộng đồng.

Tin tức khác

Nhân tố nòng cốt xây dựng tổ chức Đảng và Công đoàn trong doanh nghiệp

Nhân tố nòng cốt xây dựng tổ chức Đảng và Công đoàn trong doanh nghiệp

Phát triển đảng viên trong công nhân, lao động không chỉ giúp xây dựng đội ngũ công nhân ngày càng trưởng thành về ý thức chính trị mà còn góp phần quan trọng củng cố tổ chức Công đoàn, nhất là công đoàn trong doanh nghiệp ngày càng vững mạnh.
Giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam: Trụ cột trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam: Trụ cột trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Trong hành trình dựng xây và phát triển đất nước, mỗi giai đoạn lịch sử đều xác lập vai trò trung tâm của một lực lượng xã hội. Nếu giai cấp nông dân từng là lực lượng đông đảo làm nên các cuộc kháng chiến cứu quốc, thì giai cấp công nhân – với trí tuệ, kỷ luật, tổ chức và sức sáng tạo – đang trở thành chủ thể trung tâm trong công cuộc chấn hưng đất nước và kiến tạo tương lai.
Người đảng viên bước ra từ những con đường sạch

Người đảng viên bước ra từ những con đường sạch

Giữa những con đường thênh thang, sạch đẹp ở Châu Đức (Bà Rịa – Vũng Tàu), ít ai biết rằng, đằng sau vẻ bình yên, ngăn nắp ấy là sự cống hiến lặng thầm nhưng đầy trí tuệ và tâm huyết của chị Nguyễn Thị Phương Tuyến (SN 1985) – Tổ phó Tổ vệ sinh môi trường, Công ty CP Xây dựng và Phát triển đô thị Châu Đức.
20 năm giữ nguồn nước sạch: Chuyện về một đảng viên tận tâm

20 năm giữ nguồn nước sạch: Chuyện về một đảng viên tận tâm

Anh Đào Công Đà, Trưởng Bộ phận Bảo trì tại Xí nghiệp Sản xuất nước sạch (thuộc Công ty Cổ phần Cấp nước Bạc Liêu), là tấm gương sáng về tinh thần trách nhiệm và sự tận tụy trong công việc. Với 20 năm gắn bó trong ngành cấp nước, anh luôn thể hiện tinh thần “dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới, sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách và dám hành động vì lợi ích chung”, luôn tiên phong trong việc sửa chữa hệ thống bơm cũ, lắp đặt thiết bị hiện đại, góp phần đảm bảo nguồn nước sạch ổn định cho người dân...
Hết mình với nghề, tận tâm với Đảng

Hết mình với nghề, tận tâm với Đảng

Anh Nguyễn Đình Tứ (37 tuổi) chưa bao giờ nghĩ rằng một ngày mình sẽ trở thành đảng viên. Hành trình từ một công nhân bình thường đến khi đứng trong hàng ngũ của Đảng là cả một quá trình đầy nỗ lực, thử thách, nhưng cũng nhiều ý nghĩa đối với anh.
Người đảng viên gần hai thập kỷ gắn bó với ngành in

Người đảng viên gần hai thập kỷ gắn bó với ngành in

Anh Hà Văn Cường không chỉ là một quản đốc tận tâm mà còn là một đảng viên tiên phong, luôn hết mình vì công việc và đồng nghiệp. Không chỉ cống hiến trong chuyên môn, anh còn truyền cảm hứng, dìu dắt nhiều công nhân trẻ phấn đấu vào Đảng, khẳng định vai trò của người đảng viên trong môi trường lao động sản xuất.
Xem thêm