
![]() |
Đồng chí Tuyết Nhung (người đầu tiên bên trái). Ảnh chụp trước khi có đại dịch Covid-19. Ảnh: Tấn Mân |
Tuy nhiên, thực tế là bên cạnh nhiều doanh nghiệp thực hiện tốt việc tổ chức việc đối thoại tại nơi làm việc, thì hiện vẫn còn nhiều doanh nghiệp lơ là vấn đề này. Phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn đã trao đổi với một số cán bộ Công đoàn về vấn đề trên.
Vẫn biết, trách nhiệm chính việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc là của chủ DN chủ động trong sắp xếp thời gian, địa điểm... Tuy nhiên, với vai trò đại diện quyền lợi cho NLĐ thì tổ chức Công đoàn nên chủ động sắp xếp cụ thể vấn đề tổ chức, nội dung đối thoại và trao đổi với chủ DN để tổ chức hoạt động này.
Đồng chí Phạm Thị Tuyết Nhung – Chủ tịch công đoàn cơ sở (CĐCS) Công ty TNHH Yazaki Eds cho rằng, tuy việc tổ chức đối thoại giữa chủ DN và NLĐ đã được quy định bởi pháp luật, phải đối thoại định kỳ, đối thoại cuối năm.... nhưng thực tế không phải công ty nào cũng làm tốt vấn đề này, chưa nói nội dung các buổi đối thoại có đi vào trọng tâm, có bám sát tâm tư nguyện vọng của NLĐ không hay cứ áp đặt từ cấp trên xuống…
Theo đồng chí Tuyết Nhung, để tổ chức tốt đối thoại tại nơi làm việc thì tổ chức Công đoàn cần tham mưu, tư vấn với chủ DN việc tổ chức như là chọn ngày, chọn nội dung đối thoại sao cho bám sát các vấn đề quan trọng nhất mà hai bên quan tâm. Tại những DN tổ chức tốt việc đối thoại tại nơi làm việc, tổ chức Công đoàn thường thông qua hệ thống cán bộ Công đoàn của mình để tập hợp ý kiến của công nhân từ trước, chọn ra người phát biểu để tránh lan man nội dung, tránh bị trùng ý nhau, mất thời gian...
Cũng theo kinh nghiệm của đồng chí Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Yazaki Eds, hội nghị NLĐ cuối năm cũng là một buổi đối thoại bổ ích. Tránh việc chỉ có ban giám đốc công ty thông tin tình hình sản xuất kinh doanh năm qua, phương hướng năm tới... Các buổi hội nghị NLĐ cần lồng ghép khuyến khích NLĐ nêu kiến nghị trực tiếp với ban giám đốc các vấn đề phúc lợi đoàn viên, lương, trợ cấp, quyền lợi như có con nhỏ, vấn đề ăn ở, an toàn lao động....Nếu khuyến khích công nhân góp ý thì sẽ có nhiều ý kiến thiết thực rất đa dạng bổ ích, vừa có lợi cho NLĐ, vừa có lợi cho công ty.
Quan trọng nhất là khi công nhân nêu ý kiến thì ban giám đốc nên trả lời ngay, cũng như việc trả lời các ý kiến của NLĐ đã nêu trước đây. Có như vậy thì công nhân mới hăng hái góp ý. Ngoài ra, các buổi hội nghị NLĐ cũng lồng ghép tuyên dương khen thưởng những công nhân có góp ý đúng, góp ý làm lợi cho công nhân và công ty. Bên cạnh đó, những ý kiến nào mà NLĐ chưa vừa lòng thì giám đốc DN cùng Công đoàn phải giải thích sao cho họ hiểu và đi đến thống nhất.
![]() |
Đối thoại tại nơi làm việc. Ảnh chụp tại Công ty TNHH Yazaki Eds trước khi có đại dịch Covid-19. Ảnh: Tấn Mân |
Đồng chí Nguyễn Tài Đương, Chủ tịch CĐCS Công ty Maruichi Sun Steel cho biết, Công ty mình thường xuyên tổ chức đối thoại định kỳ theo quý và đối thoại thông qua hội nghị NLĐ vào mỗi cuối năm. Ngoài ra, trong quá trình làm việc, BCH Công đoàn, các tổ trưởng công đoàn luôn ghi nhận tâm tư, nguyện vọng, ý kiến của công nhân để gửi lên ban giám đốc. Anh Nguyễn Thái Minh, một công nhân tại Công ty Maruichi Sun Steel chia sẻ với chúng tôi: “Từ khi gắn bó với Công ty, tôi rất hài lòng về các chế độ chính sách ở đây, nhất là Công ty luôn lắng nghe ý kiến và đối thoại trực tiếp với NLĐ. Tại các buổi đối thoại, chúng tôi được nêu ý kiến, vướng mắc của mình tới ban giám đốc và hầu hết các ý kiến của chúng tôi đều được trả lời, được thực hiện nên chúng tôi rất hài lòng, yên tâm làm việc".
Ông Tống Văn Thắng, Giám đốc Công ty Wintech Việt Nam cho biết: “Việc DN chủ động đối thoại với NLĐ rất cần thiết vì khi đó DN sẽ hiểu được NLĐ muốn gì và đáp ứng kịp thời, thỏa đáng rõ ràng cho cả hai phía. Từ đó sẽ hiểu nhau hơn, tránh được những xung đột, mối quan hệ lao động sẽ hài hòa, ổn định...".
Rất tiếc là, vẫn còn nhiều DN thờ ơ với việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc hoặc tổ chức thì chưa thực chất, chỉ làm cho có, gây nên tình trạng ban giám đốc và NLĐ không hiểu nhau nên cứ có điều gì không bằng lòng thì công nhân bàn ra tán vào, tụ tập, thì thầm… có khi bị rủ rê gây chuyện không hay.
![]() |
Đối thoại tại nơi làm việc (ảnh minh họa). Ảnh chụp trước khi có đại dịch Covid-19. Ảnh: Tấn Mân |
Từ nhiều năm qua, LĐLĐ tỉnh Bình Dương đã tích cực chỉ đạo, hướng dẫn các cấp Công đoàn chú trọng tham gia xây dựng và thực hiện quy chế đối thoại tại nơi làm việc, đối thoại phải bám sát nội dung và sát với tình hình thực tế tại DN... Nhiều DN đã chú trọng thực hiện có hiệu quả nội dung này, và xây dựng được mối quan hệ lao động hài hòa, NLĐ yên tâm lao động sản xuất, gắn bó lâu dài với công ty.
![]() Thiết kế đẹp, chất lượng hoàn thiện tốt, tăng tốc cực nhanh và đặc biệt mức giá ưu đãi khiến VinFast VF8 trở thành chiếc ... |
![]() Theo thông tin vừa đăng tải hôm nay trên Báo Lao động thì nhiều công ty may mặc ở Hà Tĩnh cần tuyển dụng khoảng ... |
![]() Công đoàn Y tế Việt Nam, Tạp chí Lao động và Công đoàn, Cục Quản lý Môi trường y tế vừa chính thức phát động .. |
Đọc nhiều
Tin mới hơn

Kết quả chăm lo phúc lợi đoàn viên của Công đoàn Việt Nam trong quý I/2025

Công đoàn Long An – Điểm tựa cho đoàn viên, người lao động nhập cư

Một chữ “thêm” trong thỏa ước: Nâng bước đời công nhân
Tin tức khác

Cán bộ công đoàn Huế bắt nhịp làm việc thời công nghệ số

Công đoàn và công nhân lao động Nghệ An trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ

Công đoàn Quảng Bình và hành trình thắp lên những ngôi nhà hy vọng

Công đoàn Thanh Hóa với những mục tiêu, giải pháp căn cơ trong tình hình mới

Trước thềm Tháng Công nhân 2025: Từ bài học 2024 đến hành động mới
