Cần thay đổi "nhân sự huyết thống và tư duy kinh tế một container"
Kinh tế - Xã hội

Cần thay đổi "nhân sự huyết thống và tư duy kinh tế một container"

PHẠM XUÂN DŨNG
Tác giả: PHẠM XUÂN DŨNG
Trong ý kiến trên Báo Lao Động ngày 21/4, ông Nguyễn Minh Nhị, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, một người tâm huyết và sắc sảo, có đề cập đến việc quan trọng vào bậc nhất của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), đó là "thay đổi nhân sự huyết thống và tư duy một container".
Cần thay đổi
Nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long thu hoạch lúa Đông Xuân. (Ảnh: TTXVN)

Bởi một "vùng trũng" về kinh tế, văn hóa, giáo dục như ĐBSCL thì đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và tay nghề là đòn bẩy phát triển. Nhưng nếu bố trí, đề bạt không phù hợp, theo kiểu như dân gian vẫn nói và chính ông Nhị có phát biểu: "Nhất hậu duệ, nhì tiền tệ, ba quan hệ và bốn trí tuệ" thì xã hội sẽ bị chướng ngại vật cản trở trên con đường đi tới.

Tư duy "một người làm quan, cả họ được nhờ" cần phải thay đổi. Nhưng muốn điều này trở thành hiện thực thì phải có cơ chế tuyển dụng, phân công, đề bạt... công minh thì mới chọn đúng người có năng lực, phù hợp với công việc, phát huy được vai trò cá nhân, hạn chế tiêu cực.

Thứ hai là tư duy kinh tế theo kiểu "một container", nghĩa là các địa phương cố gắng làm cho được việc xuất khẩu một container hàng hóa ra nước ngoài để lấy tiếng. Khi xuất hàng thì khoa trương rầm rộ rồi thời gian lắng dần không thấy động tĩnh gì và cứ thế "đầu voi đuôi chuột".

Hoặc tình trạng doanh nghiệp xuất khẩu các đợt đầu, hàng hóa đạt chất lượng, rồi sau đó lại pha trộn để tăng lợi nhuận và đến mức mất uy tín, mất bạn hàng. Đương nhiên nông dân cũng khốn đốn theo. Đó cũng chính là tàn dư của tư tưởng tiểu nông hám lợi và con buôn chụp giật, không thể lâu bền. Chuyện này cũng cần có chế tài xử lý đủ sức răn đe thì kinh tế vùng mới phát triển và đời sống bà con nông dân ĐBSCL mới có thể khởi sắc.

Câu chuyện ĐBSCL mà ông Nguyễn Minh Nhị đề cập cũng có thể không mới, nhưng cách đặt vấn đề của ông trực diện, cách nói ấn tượng và thuyết phục. Hơn nữa đây không chỉ là căn bệnh của riêng ĐBSCL mà còn là vấn đề của đất nước, của cơ chế "dụng nhân như dụng mộc"... Tư duy kinh tế hiện đại là lấy uy tín, chất lượng sản phẩm làm tiêu chí hàng đầu, phải chung sống với nhau tử tế, cùng có lợi trong làm ăn kinh tế.

Bệnh đã chỉ rõ, kê đơn, bốc thuốc cũng đã thích hợp và cụ thể, vấn đề còn lại là quyết tâm cao độ điều trị "con bệnh" để làm cho cơ thể nhanh chóng phục hồi và khỏe mạnh lâu dài.

Hướng đến một nền sản xuất hiện đại Hướng đến một nền sản xuất hiện đại

Khởi đầu là một tỉnh nông nghiệp, cơ sở công nghiệp gần như không có gì, nhưng chỉ sau chưa đầy 25 năm, hiện Bình ...

Thủ tướng đôn đốc triển khai chương trình phục hồi kinh tế-xã hội Thủ tướng đôn đốc triển khai chương trình phục hồi kinh tế-xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện đôn đốc triển khai quyết liệt, hiệu quả Chương trình phục hồi và phát ...

Động lực quan trọng cho phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội Động lực quan trọng cho phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội

Hội đồng Lý luận Trung ương, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản và Tỉnh uỷ Quảng Ninh phối hợp tổ chức Hội thảo khoa ...

Tin mới hơn

Nuôi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao - Samsung cùng Việt Nam vươn mình

Nuôi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao - Samsung cùng Việt Nam vươn mình

Bằng các chương trình đào tạo đa dạng dành cho thế hệ trẻ và người lao động, Samsung đang khẳng định vai trò tiên phong trong việc xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, sẵn sàng hội nhập quốc tế, góp phần hiện thực hóa chủ trương của Việt Nam xây dựng nguồn nhân lực tự tin làm chủ khoa học công nghệ, sẵn sàng vươn mình ra thế giới.
VietinBank “tung” giải pháp đột phá, tạo đà cho nhà đầu tư bất động sản công nghiệp

VietinBank “tung” giải pháp đột phá, tạo đà cho nhà đầu tư bất động sản công nghiệp

Sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay làm tài sản bảo đảm, giải pháp dành cho nhà đầu tư bất động sản công nghiệp từ VietinBank hứa hẹn trở thành bệ phóng vững chắc, giúp doanh nghiệp dễ dàng hiện thực hóa các kế hoạch đầu tư.