Cách tính giờ làm thêm và quyền lợi của người lao động
Sổ tay pháp luật - 09/06/2023 18:26 HỒNG MINH
Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài giờ làm việc bình thường được sự thỏa thuận, đồng ý giữa NLĐ và NSDLĐ nhằm đảm bảo tiến trình công việc và nhu cầu công việc cấp thiết.
Trong quá trình sản xuất, làm việc kinh doanh, NSDLĐ thường yêu cầu NLĐ theo các trường hợp làm việc thêm giờ trong thực tế, ví dụ như: có đơn hàng vào các dịp Lễ, Tết, mùa cao điểm; có đơn hàng cận ngày giao nhưng vẫn chưa hoàn tất, hoặc yêu cầu giao gấp trong khi thời gian nhận ngắn; có việc phát sinh cần thực hiện ngoài giờ, như kiểm kho, kiểm kê vật tư, cơ sở vật chất định kỳ, ...
Bên cạnh đó, NLĐ cũng có thể đề xuất được làm thêm giờ, tăng ca được NLĐ đưa ra để có thêm thu nhập và nhận mức lương cao hơn so với giờ làm việc bình thường theo quy định. Giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong một tuần.
NSDLĐ chỉ được huy động NLĐ làm thêm giờ khi có sự đồng ý của NLĐ. Ảnh minh họa: TL |
Giới hạn thời gian làm thêm giờ
1. Thời gian làm thêm giờ tối đa 1 ngày
Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động hiện hành và Điều 60 Nghị định 145 năm 2020, thời gian làm thêm giờ tối đa trong ngày được quy định như sau:
- Chế độ làm việc theo ngày đối với những ngày làm việc bình thường: Số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày.
Trong đó, thời gian làm việc bình thường được quy định là không quá 08 giờ/ngày. Do đó, thời gian làm thêm giờ tối đa 1 ngày không được vượt quá 04 giờ/ngày.
- Chế độ làm việc theo tuần: Tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày.
Trong đó, thời giờ làm việc bình thường với chế độ thời gian làm việc theo tuần là không quá 10 giờ/ngày. Nếu thời gian làm việc bình thường là 10 giờ/ngày thì doanh nghiệp chỉ được sử dụng người lao động làm thêm tối đa 02 giờ/ngày.
- Chế độ làm việc không trọn thời gian: Tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày.
Điều 32 Bộ luật Lao động giải thích, làm việc không trọn thời gian được hiểu là trường hợp NLĐ có thời gian làm việc ngắn hơn so với thời gian làm việc bình thường.
VD: Thay vì làm 08 giờ/ngày như những NLĐ bình thường khác, người làm việc không trọn thời gian có thể chỉ làm việc 06 giờ/ngày. Tương ứng với đó, thời gian làm thêm giờ tối đa 1 ngày của người này có thể lên đến 06 giờ/ngày.
Việc quy định giới hạn thời gian làm thêm giờ nêu trên nhằm bảo đảm hoạt động sản xuất, kinh doanh của NLĐ được diễn ra thuận lợi, NLĐ được tăng thu nhập do làm thêm, nhưng không làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe vì phải làm thêm giờ.
Đi làm vào ngày nghỉ lễ, Tết và nghỉ hằng tuần: Thời gian làm thêm giờ tối đa 1 ngày là 12 giờ/ngày.
2. Số giờ làm thêm tối đa trong 1 tuần/tháng/nămBộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn không ban hành quy định chung về số giờ làm thêm tối đa trong 1 tuần nên các doanh nghiệp chỉ cần cân đối thời gian làm thêm giờ tối đa trong các tuần để đảm bảo không vượt quá số giờ làm thêm tối đa trong 1 tháng.
Riêng với NLĐ làm công việc sản xuất có tính thời vụ, công việc gia công theo đơn đặt hàng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH, trong đó hướng dẫn tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn và số giờ làm thêm trong một tuần là không quá 72 giờ/tuần.
Ngoài ra, Điều 107 Bộ luật Lao động năm 2019 cũng quy định số giờ làm thêm tối đa trong 1 tháng là 60 giờ/tháng và thời gian làm thêm giờ tối đa trong năm là 300 giờ/năm.
3. Quy định thời gian làm thêm giờ ban đêm
Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn chỉ quy định chung về thời gian làm thêm giờ chứ không đề cập cụ thể đến thời gian làm thêm giờ vào ban đêm.
Như vậy, có thể hiểu rằng, thời gian làm thêm giờ tối đa vào ban đêm cũng được tính như thời gian làm thêm giờ vào ban ngày.
Trong đó, thời gian làm việc vào ban đêm được xác định là từ 22 giờ hôm trước đến 06 giờ sáng hôm sau.
Điều 107 Bộ luật Lao động năm 2019 cũng quy định số giờ làm thêm tối đa 72 giờ/tuần, 60 giờ/tháng và 300 giờ/năm. Ảnh: TL |
Các trường hợp NLĐ không phải làm thêm giờ:
- NLĐ dưới 15 tuổi.
- NLĐ từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi, ngoại trừ một số nghề và công việc theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
- NLĐ là người khuyết tật nhẹ, suy giảm khả năng lao động từ 51 % trở lên, khuyết tất nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng.
- Người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
- Lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 6 nếu làm việc vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
- Lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
NLĐ không được từ chối làm thêm giờ trong các trường hợp sau:
- Thực hiện lệnh động viên, huy động đảm bảo nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của NLĐ theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
- NLĐ làm thêm giờ vào các ngày thường hoặc ngày nghỉ hằng tuần, hoặc vào ngày nghỉ Lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương được NSDLĐ tính trả lương làm thêm giờ theo quy định của luật lao động.
Cách tính tiền lương làm thêm giờ
Tiền lương làm thêm vào ban ngày, nghỉ Lễ, Tết: Tại Điểm c Khoản 1 Điều 98 Bộ Luật Lao động năm 2019 quy định, NLĐ làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau: Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%; Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%; Vào ngày nghỉ Lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày Lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với NLĐ hưởng lương ngày.
Tiền lương làm thêm vào ban đêm: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 98 Bộ Luật Lao động năm 2019, NLĐ làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
NLĐ làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định trên, NLĐ còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ Lễ, Tết.
VD: Giả sử đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm ngày bình thường của NLĐ là A thì:
- Đối với lao động hưởng lương tháng, tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm ngày Lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương ít nhất sẽ là: 300%A + 30% A + 20% x (300%A) = 390%A
- Đối với lao động hưởng lương ngày thì ngoài tiền lương ít nhất bằng 390%A, NLĐ còn được trả tiền lương ngày Lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định.
NLĐ làm thêm giờ được trả lương như sau: Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%; Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%; Vào ngày nghỉ Lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300%. Ảnh: TL |
Các mức phạt nếu doanh nghiệp bố trí nhân viên làm thêm giờ vượt mức tối đa
NSDLĐ được phép huy động NLĐ làm thêm giờ khi có sự đồng ý của người đó nhưng cũng phải đảm bảo thời gian làm thêm giờ không vượt quá mức quy định. Nếu bố trí nhân sự làm thêm giờ vượt quá mức tối đa, NSDLĐ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 4 Điều 18 Nghị định 12 năm 2022 như sau:
Số lượng NLĐ phải làm thêm giờ vượt quá số giờ tối đa | Mức phạt đối với NSDLĐ | |
Cá nhân | Tổ chức | |
Vi phạm từ 01 người đến 10 NLĐ | 05 - 10 triệu đồng | 10 - 20 triệu đồng |
Vi phạm từ 11 người đến 50 NLĐ | 10 - 20 triệu đồng | 20 - 40 triệu đồng |
Vi phạm từ 51 người đến 100 NLĐ | 20 - 40 triệu đồng | 40 - 80 triệu đồng |
Vi phạm từ 101 người đến 300 NLĐ | 40 - 60 triệu đồng | 80 - 120 triệu đồng |
Vi phạm từ 301 NLĐ trở lên | 60 - 75 triệu đồng | 120 - 150 triệu đồng |
Nỗi lòng của người mẹ đơn thân muốn tăng ca làm thêm giờ nhưng không thể Được làm thêm giờ thời điểm này với công nhân là rất quý, bởi thêm giờ làm là thêm tiền. Tôi cũng rất muốn được ... |
Giải pháp đảm bảo sức khỏe, ATVSLĐ cho người lao động khi điều chỉnh giờ làm thêm Ngày 3/6, Tổng LĐLĐ Việt Nam và Chương trình BetterWork Việt Nam tổ chức Hội thảo "Các giải pháp đảm bảo sức khỏe và an ... |
Làm thêm giờ - lý luận và thực tiễn trên thế giới Trên thực tế, nhu cầu về làm thêm giờ không thuần túy chỉ là một biện pháp để sản xuất giá trị thặng dư tuyệt ... |
Tin cùng chuyên mục
Pháp luật lao động - 18/11/2024 06:07
7 trường hợp phải tổ chức đối thoại theo Bộ luật Lao động năm 2019
Bộ luật Lao động năm 2019 quy định 7 trường hợp khi có vụ việc phải tổ chức đối thoại. Người sử dụng lao động, người lao động và cán bộ công đoàn cần biết những quy định này để thực hiện đúng pháp luật, đảm bảo quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động.
Sổ tay pháp luật - 16/11/2024 08:39
Những điều cần biết về đối thoại tại nơi làm việc theo pháp luật lao động
Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 01/02/2021 đã có những quy định cụ thể về đối thoại tại nơi làm việc. Quy định này nhằm đảm bảo quyền, nghĩa vụ của các bên và xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.
Pháp luật lao động - 06/11/2024 15:27
Quy định xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động ra sao?
Việc xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động được quy định Theo Điều 90 Luật An toàn, vệ sinh lao động.
Pháp luật lao động - 04/11/2024 18:47
Người lao động có nghĩa vụ gì về an toàn, vệ sinh lao động?
Điều 6 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động làm việc theo hợp đồng.
Sổ tay pháp luật - 01/11/2024 07:31
Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của Hội đồng trọng tài lao động
Thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của Hội đồng trọng tài lao động được quy định chi tiết tại Bộ Luật Lao động năm 2019.
Sổ tay pháp luật - 31/10/2024 08:27
Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân được quy định theo Điều 190 Bộ luật Lao động năm 2019.