Đừng để bác sĩ phải lựa chọn cứu ai!
Cà phê tối - 14/07/2021 13:00 Hà Phan
Bệnh viện Dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 3 khi nhận bệnh nhân ngày 7/7. Ảnh: Hữu Khoa |
Bác sĩ Nguyễn Thiên Bình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Trưng Vương (ICU) kết thúc ca trực 8 tiếng sau khi đặt nội khí quản cho 4 bệnh nhân Covid-19 thở máy, điều ông "chưa từng thực hiện nhiều như thế trong ngày". Riêng tại Khoa ICU lúc này đang có 20 người phải thở máy. Bác sĩ Bình cho biết "Số bệnh nhân quá đông. Người này cai máy thở thành công, chuyển ra phòng thường rồi bệnh nhân khác lại vào". Những than thở khó khăn, bất tiện do giãn cách hay “phong tỏa” ở các nơi của nhiều người có lẽ khó có thể so sánh với lực lượng y tế đang vô cùng vất vả ở tuyến đầu. Gần một năm rưỡi qua, hết đợt dịch này đến lần Covid tàn phá khác và giờ đây là những tháng ngày họ gồng mình căng sức khó khăn nhất...
Bác sĩ Bình đã 3 tuần chưa về nhà và tôi biết nhiều đồng nghiệp ông đã hơn thế nữa. Gia đình, bạn bè hay những con phố, hàng cây ngoài kia dường như không tồn tại với họ thời gian này. Em tôi làm ở một bệnh viện lớn nhiều lúc nhắn tin "Em mệt quá anh ạ! Đồng nghiệp cũng gần như kiệt sức rồi".
Trên VnExpress, bác sĩ Tống Hồ Tứ Phương mô tả cảnh ở Bệnh viện Dã Chiến Vĩnh Lộc, Bình Chánh "Xe cấp cứu đưa F0 đến nhập viện đậu hàng dài, tiếng còi xe dồn dập, tiếng loa điều động... suốt cả ngày lẫn đêm". Tại TP HCM, 19 bệnh viện dã chiến đã hoạt động và đang thiết lập thêm 5 bệnh viện nữa. 24 bệnh viện này có công suất 44.890 giường, điều trị cho hơn 16.000 bệnh nhân. Trung bình, 25 đến 28 bác sĩ phục vụ cho 2.300 bệnh nhân. Một bác sĩ thốt lên "Kinh khủng hơn rất nhiều so với lần tôi đi chống dịch trước".
Bác sĩ Nguyễn Thiên Bình cho biết, điều may mắn với ông lúc này là chưa phải đứng trước quyết định "Đặt máy thở cho ai, ưu tiên phương tiện cấp cứu cho người nào, xem xét bệnh nhân nào có cơ hội sống sót và lựa chọn cứu họ"... như ở một số nước trên thế giới.
Đó có lẽ là lý do chính để Bộ Y tế buộc phải thí điểm F1 rồi F0 chưa triệu chứng ở nhà. Điều có lẽ đáng lo hơn đáng mừng khi mà người Việt chúng ta thường sống với ông bà, cha mẹ và nguy cơ lây nhiễm khá cao. Nhưng họ có về nhà bớt thì tuyến đầu mới được giảm tải phần nào và có thêm sức lực để tiếp tục chữa trị cho bệnh nhân trở nặng
Giờ đây, TP HCM đang cần thêm khoảng 1.500 bác sĩ cùng 5.500 điều dưỡng, kỹ thuật viên để bổ sung cho khối điều trị theo hai đợt luân phiên nhau. Trả lời VnExpress, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, trong tuần này, Bộ Y tế huy động 3.360 nhân viên bệnh viện trung ương; 3.500 cán bộ, sinh viên các trường y tế trên cả nước chi viện TP HCM. Số nhân sự này được điều động theo đề nghị của lãnh đạo TP HCM và nằm trong kế hoạch của Bộ Y tế là huy động 10.000 người.
Ai nói gì hay nhìn nhận ra sao tôi chưa bàn, nhưng với những gì đang diễn ra và nhiều thông tin có được, tôi hiểu rõ họ đang rất cần chi viện và tiếp sức chứ không thể quần quật như thế này được mãi. Không những kiệt sức mà khi làm việc quá mức sai sót hoàn toàn có thể xảy ra và dù gì đi nữa họ vẫn là con người, chẳng phải là cái máy để vật vã với công việc hơn 1 tháng nay. Họ cần có người luân phiên làm thay để hồi sức.
Ở TP HCM hiện giờ, nhiều bệnh viện đang lâm vào cảnh thiếu trang thiết bị y tế và phòng hộ khi ghi nhận hàng nghìn ca nhiễm mới mỗi ngày. Để hỗ trợ lực lượng tuyến đầu, các cá nhân và doanh nghiệp cùng nhiều nhà hảo tâm đang chung tay góp sức và hỗ trợ từ trang thiết bị đến bữa ăn hàng ngày. Ai cũng hiểu, y bác sĩ khỏe nhiều người sẽ được bình an.
Tôi không chỉ biết ơn, trân trọng họ mà còn với cả những nhân viên y tế, y bác sĩ từ các tỉnh thành bạn lao vào tâm dịch giúp đỡ người dân TP HCM trong những ngày thành phố "trọng thương". Tôi cũng mong chúng ta chịu khó và chấp nhận những khó khăn đang cùng nhau phải chịu, cẩn trọng, giãn cách nghiêm ngặt hơn nữa để đừng khổ chính mình, người thân và giảm tải cho đội ngũ y tế! Họ còn đủ sức chữa trị cho bệnh nhân, chúng ta mới an toàn và đất nước mình sẽ sớm bình yên.
Sáng kiến "Gian hàng 0 đồng" của thủ lĩnh Công đoàn huyện Châu Thành, Tiền Giang Trong bối cảnh, toàn huyện có khoảng 20 ca dương tính với Covid-19 và hàng trăm F1, trong đó có cả công nhân lao động, ... |
Infographic: Danh sách 22 chốt kiểm soát người về Hà Nội Để phòng, chống dịch Covid-19, Công an TP Hà Nội thiết lập 22 chốt tại các cửa ngõ để kiểm soát toàn bộ phương tiện, ... |
TP Hồ Chí Minh dự kiến thí điểm cách ly F0 tại nhà "Bộ Y tế sẽ sớm ban hành hướng dẫn thí điểm cách ly F0 không triệu chứng tại nhà ở TP Hồ Chí Minh", Thứ ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 23/11/2024 15:28
Đằng sau những sắc thuế!
Kỳ họp Quốc hội lần thứ 8 sẽ biểu quyết về Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) vào ngày 26/11. Theo dự thảo luật (sửa đổi), các hàng hóa, dịch vụ của hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao, biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành phim và chiếu phim đang hưởng thuế VAT 5% sẽ tăng lên 10%.
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.