Sách cho học sinh và nỗi lòng cha mẹ
Đời sống - 08/09/2020 06:10 Minh Hoàng
Sách tham khảo “không bắt buộc” nhưng vẫn phải “bổ trợ” Một ngày mới được sống theo cách cũ Gần 23 triệu học sinh và lễ khai giảng đặc biệt |
Để cho con đi học, nhiều cha mẹ công nhân có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh phải vất vả xoay xở mua sách vở cho con. Ảnh minh họa: Các cháu học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Tích Lương, thành phố Thái Nguyên trong ngày khai giảng năm học mới 2020 - 2021. Ảnh của baotainguyenmoitruong.vn |
Hôm qua là ngày đầu tiên học sinh đến trường. Tâm trạng phụ huynh vui buồn lẫn lộn. Vui vì dịch bệnh đã giảm, có lúc tưởng các cháu sẽ phải học một kỳ online; buồn vì các khoản chi cho con đầu năm học mới không hề nhẹ, mà sách cho các con là một trong số đó. Tôi nói là sách chứ không phải sách giáo khoa, vì theo cá nhân tôi, sách giáo khoa là loại sách chuẩn mực không thể thiếu cung cấp kiến thức cho học sinh tại trường học với tất cả ý nghĩa cao quý, sang trọng của từ này.
Nhiều anh chị công nhân đã bàn tán chuyện mua sách học cho con trên mạng xã hội từ cả tuần nay. Mức giá hơn tám trăm nghìn một bộ sách lớp một làm nhiều anh chị kêu trời. “Đắt” có “xắt ra miếng không”? Có phải loại sách nào cũng thật sự cần thiết không? Báo chí đưa tin Bộ Giáo dục quán triệt các trường không được thu khoản nào khác ngoài quy định; một số vị làm giáo dục khẳng định phụ huynh có quyền lựa chọn sách để mua. Nhưng có phải như thế?
Các cháu học sinh với chiếc cặp sách trĩu nặng. Ngoài khoản tiền mua sách tốn kém, các cháu phải học vất vả, đã có nghiên cứu chỉ ra, việc các cháu đeo cặp sách nặng có thể ảnh hưởng tới cột sống lưng. Ảnh minh họa của giaoduc.net.vn |
Một số bạn công nhân chụp bảng kê danh mục sách lớp một phải mua cho con, giá tiền và viết trên mạng xã hội: “Mình thất nghiệp, hai đứa con, giờ ăn còn không đủ, lấy đâu tiền mua bằng này sách?”; “Thương các con quá, chả lẽ thôi không mua sách hay cho con nghỉ học. Mà sắm sách vở, đóng học cho hai đứa xong thì cả nhà treo niêu”; “Đại dịch Covid biết bao nhiêu người mất việc làm, mà giá một bộ sách giáo khoa lớp một là 807 nghìn. Đáng suy ngẫm lắm ạ”...
Tôi cũng là phụ huynh học sinh, tôi chia sẻ nỗi lo thắt lòng của anh chị em công nhân. Sách mới chỉ là một phần của các khoản chi cho con đi học. Còn bao nhiêu thứ khác. Còn tiêu pha, sinh hoạt của cả nhà... Tôi nghĩ, con cái đi học thì phải mua sách, đóng tiền, điều đó là hiển nhiên. Không ai bỏ tiền cho không sách học cho con mình. Không ai uống nước lã đi dạy học. Nhà trường không tự nhiên khang trang. Đồ dùng học tập không từ trên trời rơi xuống. Hàng cây không tự nó gọn gàng. An ninh khu trường không tự nhiên được bảo đảm... Nhưng thế nào là đủ và hợp lý?
Chiếc cặp sách "to hơn người" trĩu nặng trên những tấm lưng con trẻ. Hình ảnh rất phổ biến tại các ngôi trường ở nước ta. Vì thế, khoản tiền mua sách đầu năm khiến nhiều bậc cha mẹ công nhân lo thắt lòng. Ảnh giaoduc.net.vn |
Dù con tôi đã học đại học, tôi vẫn nhớ cảm giác nhói lòng những ngày đưa đón con từ các bậc học phổ thông. Thằng bé nhỏ xíu đeo chiếc ba lô oằn vai, trong đó có đến mấy ki-lô-gam sách vở. Tôi không hiểu tại sao người ta làm nhiều loại sách thế để nhồi cho trẻ con học. Đã đành học là tốt, học gì đều quý; nhưng trẻ cũng cần được vui chơi. Mà sách thì phụ huynh như tôi nhìn vào hoa cả mắt. Sách chính thức, sách tham khảo, sách nâng cao... Phí phạm nhất là sách chỉ dùng một lần, học sinh viết thẳng vào sách rồi bỏ; đứa em lứa sau lại mua sách mới...
Chắc chắn năm học này những ông bố, bà mẹ công nhân vất vả hơn nhiều so với những năm qua. Có công việc, có thu nhập, để lo cho con, họ chỉ phải tằn tiện thêm một chút. Nhưng dịch bệnh, mất việc, thất nghiệp, nghỉ việc luân phiên, đến một đồng kiếm được cũng khó khăn. Bộ sách cho học sinh lớp một gần một triệu đồng to bằng cả mười triệu đồng năm ngoái.
Các cháu Trường Mầm non Hoàng Thị Loan tại phường Bến Thủy, thành phố Vinh trong Ngày Hội đến trường của bé. Đây là ngôi trường mầm non lớn nhất ở Nghệ An dành cho con công nhân lao động. Ảnh baodansinh.vn |
Có hay không chuyện kinh doanh giáo dục, coi đó là một thị trường béo bở với hàng chục triệu người - mà ở đó phụ huynh có thể chịu đói, chịu rét chứ không nỡ để con thất học, vẫn sẵn sàng vay mượn, mở hầu bao - để kinh doanh? Nếu có chuyện đó thì phụ huynh vẫn sẽ phải mua những cuốn sách chỉ để cho con trẻ gùi trĩu những tấm lưng nhỏ bé.
Một ngày mới được sống theo cách cũ Ngày khai trường, tôi thấy nao nao. Nhớ cái không khí hơn 40 năm qua từng được hưởng. |
Hỗ trợ người dân đổi xe máy “quá đát” Đề xuất hỗ trợ 2 – 4 triệu đồng khi người dân ở Hà Nội đổi xe máy quá đát, đang được nhiều người ... |
Ông Đoàn Ngọc Hải "màu hồng" Việc ông Đoàn Ngọc Hải mua xe chở bệnh nhân nghèo miễn phí đang thu hút dư luận. Có người nói ông làm màu ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.