An toàn của dân lên nghị trường Quốc hội
Cà phê tối - 11/11/2020 15:20 Phan Bình
5 năm học của K’Rể và triết lý giáo dục Nải chuối, buồng cau và Bộ trưởng Hùng Cây cao su có thải ra khí CO2? |
ĐBQH biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, sáng 11/11. Ảnh: D.L |
Tranh luận qua lại và chất vấn trước sau gì thì hai bên đều đồng ý bản thân thủy điện không có lỗi, chỉ những kẻ lạm dụng thủy điện để phá rừng, trục lợi và không tuân thủ những quy trình xả lũ mới đáng phải vạch mặt, chỉ tên và chịu những trừng phạt đích đáng.
Trích dẫn của ĐBQH Trần Thị Dung (Điện Biên) rõ ràng thế này: “Bình quân các nhà máy điện loại nhỏ, cứ 1 MW thì sẽ phải chặt bỏ từ 1 đến 10 ha rừng. Ở dự án vào Rào Trăng 3, công suất 11 MW chiếm mất 110 ha rừng và dự án Rào Trăng 4 thì công suất 14 MW chiếm mất 168 ha rừng bảo tồn thiên nhiên của huyện Phong Điền, Thừa Thiên - Huế”.
Từ đấy có thể dẫn đến những hệ lụy này đây: “Người ta xây dựng thủy điện với lý do điều tiết nước nhưng thật ra không phải như vậy. Họ kiếm lời từ cây rừng bị chặt phá rừng là chính, rồi sau đó mới gọi là khai thác năng lượng điện và nhiều nguồn tài nguyên khác. Khi mục đích chính của họ là khai phá thì sẽ tước mất lá chắn hữu hiệu của rừng là giữ nước và để điều tiết các dòng chảy”.
Đáp lại Thủ tướng khẳng định sẽ xem xét kỹ các dự án thủy điện nhỏ để hạn chế phá rừng và Bộ trưởng Công thương thừa nhận rằng: “Tùy thuộc cách thức con người trong khai thác nguồn thiên nhiên. Việc tác động dòng chảy, đất, nguồn lợi thủy sản, tài nguyên là vấn đề. Cũng có chuyện thủy điện chiếm đất rừng tự nhiên, ảnh hưởng rừng đầu nguồn và chức năng của rừng trong phòng chống lũ bão".
Tôi ghi lại như thế để chúng ta rõ rằng, việc phá rừng đã được nhìn nhận từ cấp cao nhất cho đến người thừa hành và nhất là những đại biểu của dân. Tôi chép lại như vậy nhằm cùng nhau nhìn về một hướng, ở đó tư duy phải ngăn chặn việc phá “lá chắn” thiên tai nên là nhận thức chung để không chỉ bà con nơi nào đó mà ngay cả những người dưới xuôi, ở đô thị sẽ an toàn, bớt chịu cơn giận của “Mẹ thiên nhiên” hơn.
Tôi vẫn nghĩ rằng dù những tranh cãi trái chiều hay vài điểm bất đồng của cả ĐBQH với một vài quan chức hay trong nhiều ý kiến các bên nhưng rồi vẫn phải quy về một điểm: Nhìn cho ra, thấy cho rõ và làm cho được những giải pháp hạn chế thiên tai, sống chung an toàn với bão lũ, lụt lội.
Ngay cả ước muốn “quả cau, buồng chuối lên chợ điện tử” của Bộ trưởng Hùng hay những ngôi nhà chống lũ của Bộ trưởng Cường thật ra cũng từ những hy vọng người dân sẽ sống tốt, an toàn hơn.
Ngoài câu chuyện thời sự và tính mạng người dân, tài nguyên đất nước được đặt lên bàn Quốc hội thì những câu chuyện nóng hổi như sách giáo khoa, tăng trưởng kinh tế và hàng loạt bất cập hiện thời cũng được mổ xẻ ở cơ quan quyền lực cao nhất.
Có cái được, có cái chưa và có cả những thứ có lẽ phải chờ sang nhiệm kỳ sau mới rõ, thậm chí hàng chục năm nữa mới thấy.
Tuy nhiên, những tiếng nói dù ít dù nhiều trên nghị trường cũng cần được trân trọng vì “thà thắp lên một ngọn lửa nhỏ còn hơn ngồi than phiền trong bóng tối”.
Khi Công đoàn trở thành một tiêu chí để thu hút lao động về với doanh nghiệp Vài tuần nay, thông tin Công ty TNHH PouYuen Việt Nam (Công ty PouYuen Việt Nam, quận Bình Tân, TP.HCM) cần tuyển gấp 2.000 công ... |
5 năm học của K’Rể và triết lý giáo dục “Cậu bé tí hon” Đinh Văn K’Rể (11 tuổi), dân tộc H’Rê, quê Sơn Ba, Sơn Hà (Quảng Ngãi) đã ra đi mãi mãi. ... |
Chuyện hai vợ chồng công nhân chỉ có “một đôi chân” “Chồng người ta đủ tay chân, khỏe mạnh còn chưa ăn ai, huống gì đằng này lại đi kết hôn với một người không có ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Kinh tế - Chính sách
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Anh Nguyễn Thành Nhân - 25 năm gắn bó với Trường THPT Ngô Gia Tự
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm, người lao động có thể tự ngừng đóng để nhận trợ cấp?
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định