
Tạm biệt cậu bé tí hon K’Rể Mối liên quan giữa rừng và lũ Tín hiệu mới trên nghị trường, nét đẹp mới của sinh hoạt Quốc hội |
![]() |
"Cậu bé tí hon" K'Rể đã qua đời vào ngày 9/11. Ảnh: P.V |
Năm 2016, thầy giáo Đặng Văn Cương - Hiệu trưởng Trường PTDT Bán trú Tiểu học Sơn Ba theo danh sách được cung cấp, đã đi bộ 1 giờ đồng hồ tới nhà cậu bé K’Rể để vận động gia đình cho em đi học. Đến nơi, thầy thấy một cậu bé tí hon nặng 3 kg, cao chừng 50 cm. Ánh mắt của em đã thôi thúc thầy quyết định hành động vượt trên cả chức phận của mình: Thuyết phục gia đình cho em đi học, em sẽ ở trường với thầy và thầy sẽ chăm sóc em.
Gia đình đồng ý. Từ đó tới nay, 5 năm ròng, thầy Cương đồng hành cùng K'Rể khi trên lớp cũng như sinh hoạt ngoài đời. Gia đình thầy coi K'Rể như thành viên trong gia đình. Dù biết trước con đường số phận mong manh của K'Rể, nhưng thầy quyết đồng hành để em được thụ hưởng giáo dục, được bên bạn bè và được yêu thương trong mái trường. Và nếu nhìn lại những khuôn hình của K’Rể, chúng ta thấy rõ một điều: Em hay cười, mắt ngập tràn niềm hạnh phúc.
Đó là chìa khóa của vấn đề.
Trong suốt mấy ngày qua, nghị trường nóng bởi nhiều vấn đề giáo dục như triết lý giáo dục, vấn đề sách giáo khoa... Các đại biểu tỏ ra ngán ngẩm với “sợi dây kinh nghiệm” bộ. Còn đại diện bộ, bà thứ trưởng cho rằng sách có sạn, có sai nhưng vẫn… phù hợp. Những tranh cãi nóng suốt mấy ngày nhưng thường nhắm tới mục tiêu: Kết quả đào tạo. Những lo ngại hướng về phía tương lai, những “biện hộ” cũng biện hộ cho tương lai của những đứa trẻ đang đi học.
Song, một điều nữa cần chú ý không kém qua câu chuyện của K’Rể: Trải nghiệm học tập của học sinh. Học có vui, học trò mới ham học. Có ham học mới tiếp tục cập nhật liên tục kiến thức ngay khi đã rời ghế nhà trường. Vì học là quá trình trọn đời. Trong thời đại số, mọi vật biến thiên dữ dội nên ham học là hành trang tối quan trọng khi trang bị cho các em học sinh ngoài kiến thức nhà trường.
![]() |
Nụ cười luôn nở trên môi của K'Rể. Ảnh: Q.T |
Còn những băn khoăn về triết lý giáo dục, mọi thứ nghe thật lớn lao và trúc trắc. Nhưng mọi triết lý đều cần xây dựng trên một nền tảng: Tình thương yêu và sự tử tế. Quá trình thầy Cương dắt K’Rể từ xó nhà tới mái trường đáng được coi là “văn mẫu” của giáo dục. Dù em có ở trên đời này bao lâu, dù em có hoàn cảnh khốn khó như nào, em vẫn xứng đáng được đến trường, được học tập, vui chơi cùng bạn bè. Và hơn hết thảy, em đáng được hạnh phúc từ trải nghiệm học tập!
Đó là điều giáo dục cần làm. Giáo dục cần nhen lên nhiều hơn nữa những thầy Cương. Giáo dục cần tạo trải nghiệm hạnh phúc với không chỉ K’Rể mà cả triệu học sinh đang và sẽ được thụ hưởng nó. Giáo dục cũng cần xây dựng mọi triết lý nền tảng từ sự độ lượng, khoan dung.
Và cuối cùng, K’Rể đã mãi đi xa. Nhưng 11 năm sống với nghị lực phi thường và nhận được tình thương vô bờ của em là điều mà bất cứ một đứa trẻ ở độ tuổi đi học trên dải đất này xứng đáng được hưởng.
Đó không phải là câu chuyện cá biệt, đó đáng được nhìn nhận như một phần để xây dựng triết lý giáo dục. Bởi nói như đạo diễn Trần Văn Thủy trong phim tài liệu Chuyện tử tế: "Tử tế có trong mỗi con người, mỗi nhà, mỗi dòng họ, mỗi dân tộc. Hãy bền bỉ đánh thức nó, đặt nó lên bàn thờ tổ tiên hay trên lễ đài của quốc gia. Bởi thiếu nó, một cộng đồng dù có những nỗ lực tột bực và chí hướng cao xa đến mấy thì cũng chỉ là những điều vớ vẩn".
![]() Chỉ lòng tốt thôi thì không thể đi xa, phải cố gắng vươn tới sự chuyên nghiệp và hợp tác, có trách nhiệm với đồng ... |
![]() Sáng nay, ngay tại nghị trường, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nói về chuyển đổi số ở vùng sâu, ... |
![]() Ý kiến về việc cây cao su thải khí CO2 ra môi trường tại nghị trường Quốc hội, đã và đang được dư luận quan ... |
Đọc nhiều
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Thìa sữa trong viện

Kinh hoàng sữa giả

“Miếng cơm” từ cây gạo
Tin tức khác

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu
