93 năm: Từ Tạp chí “Công hội đỏ” đến “Lao động và Công đoàn”

Công đoàn - Ý YÊN

Cách đây 93 năm, ngày 1/10/1929, Tạp chí Công hội đỏ, tiền thân của Tạp chí Lao động và Công đoàn xuất bản số đầu tiên – “số đặc biệt”, do lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh – Hội trưởng lâm thời Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ trực tiếp phụ trách.

Tôn chỉ mục đích của Tạp chí được xác định ngay từ đầu là “Cơ quan truyền bá lý luận của Công hội đỏ trong giai cấp công nhân Việt Nam”. Ở vị trí cao nhất của bìa 1 đóng khung khẩu hiệu: “Vô sản giai cấp thế giới liên hiệp lại!”.

93 năm: Từ Tạp chí “Công hội đỏ” đến “Lao động và Công đoàn”
Trang bìa của hai cuốn Tạp chí Công hội Đỏ số 1 và số 2 (năm 1929), tiền thân của Tạp chí Lao động và Công đoàn.

Điện mật ngày 3/10/1929 của Sở Liêm phóng Hà Nội gửi các cơ sở ở Huế, Sài Gòn, Phnom Pênh, Viêng Chăn mô tả rất chi tiết về cuốn Tạp chí: “Trình bày dưới dạng cuốn sách có 118 trang in trên giấy bóng chất lượng xấu chỉ dùng được một mặt, cỡ 105x210, đóng gáy theo kiểu An Nam, in theo phương pháp thạch ấn, nhiều trang có hai màu, có các tờ gác mang hình búa liềm (huy hiệu Cộng sản)”.

Trước đó, kế hoạch xuất bản quyển Tạp chí để làm cơ quan huấn luyện cho hội viên đã có trong Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ nhất Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ ngày 28/7/1929, tại số nhà 15 phố Hàng Nón, Hà Nội. Nhưng trong bối cảnh Pháp truy nã, đày đoạ những người cách mạng, việc tổ chức toà soạn và nơi in ấn gặp nhiều khó khăn, đến 1/10/1929 Tạp chí Công hội đỏ mới ra đời.

Sự kiện này có ý nghĩa rất đặc biệt, đánh dấu sự ra đời của một trong những tờ Tạp chí cách mạng đầu tiên trong lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, Tạp chí có một thời kỳ dài không tiếp tục xuất bản.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, đồng chí Hoàng Quốc Việt – Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam luôn coi trọng việc rèn luyện phẩm chất, năng lực, quan điểm chính trị vững vàng cho đội ngũ cán bộ công đoàn. Đồng chí cho rằng tổ chức Công đoàn cần phải có tờ Tạp chí lý luận chính trị để nghiên cứu, bồi dưỡng, trao đổi nghiệp vụ, nâng cao năng lực cán bộ công đoàn, đáp ứng yêu cầu của phong trào công nhân, công đoàn.

Ngày 3/1/1970, Tạp chí được tái thành lập với tên gọi Tạp chí Công đoàn, theo Quyết định số 199/QĐ của Ban Thư ký Tổng Công đoàn Việt Nam. Thời kỳ đầu, Tạp chí ra 3 tháng một kỳ, đồng chí Hoàng Quốc Việt trực tiếp làm Chủ nhiệm.

93 năm: Từ Tạp chí “Công hội đỏ” đến “Lao động và Công đoàn”
Đồng chí Hoàng Quốc Việt - Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam duyệt số Tạp chí Công đoàn tháng 1/1970 trước khi phát hành. Ảnh: T.L

Nhớ lại thời kỳ này, đồng chí Đỗ Như Khánh – nguyên Tổng biên tập Tạp chí Lao động và Công đoàn từng viết: “Toà soạn Tạp chí Công đoàn ngoài Chủ nhiệm Hoàng Quốc Việt và Tổng biên tập Nguyễn Minh, có 4 cán bộ với một chiếc máy chữ Optima cũ kỹ, không trụ sở, không bàn ghế làm việc, không điện thoại. Chưa có kinh nghiệm về biên tập cũng như tổ chức cộng tác viên, tổ chức phát hành nhưng anh chị em toà soạn động viên nhau vượt qua mọi thử thách để ra bằng được tờ Tạp chí Công đoàn”.

Cũng theo đồng chí Đỗ Như Khánh, “thời gian sau đó, số cán bộ phóng viên không tăng lên bao nhiêu nhưng tất cả đều đem hết tâm huyết không ngừng đổi mới Tạp chí cả về nội dung và chất lượng, hình thức, bài vở ngắn gọn, súc tích, chủ đề đa dạng, phong phú…”

Đến ngày 28/7/1993, Ban Thư ký Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ra Quyết định số 606 QĐ/TLĐ đổi tên Tạp chí Công đoàn thành Tạp chí Lao động và Công đoàn. Tôn chỉ mục đích và chức năng được xác định là tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các Chỉ thị, Nghị quyết của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; nghiên cứu lý luận về giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn; trao đổi kinh nghiệm hoạt động và nghiệp vụ công tác công đoàn; phản ánh tâm tư, nguyện vọng của công nhân, viên chức, lao động, đoàn viên công đoàn; nêu gương các điển hình tiên tiến trong sản xuất kinh doanh và trong hoạt động công đoàn; giải đáp chế độ, chính sách pháp luật liên quan đến nghĩa vụ, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.

Trải qua 93 năm xây dựng và phát triển, hiện nay Tạp chí đã và đang ngày càng lớn mạnh, thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ mà Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam giao phó; là tiếng nói của tổ chức Công đoàn, đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền lợi người lao động.

Hiện nay Tạp chí có 2 ấn phẩm giấy: Lao động và Công đoàn; An toàn vệ sinh lao động được phát hành trên cả nước với nhiều bài nghiên cứu chuyên sâu, gắn với tôn chỉ, mục đích và “bản sắc” của Tạp chí. Cùng với đó là Tạp chí điện tử Lao động Công đoàn và 2 chuyên trang Cuộc sống an toàn; Nhịp sống doanh nghiệp đang được bạn đọc quan tâm.

Được sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên, liên tục của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tạp chí Lao động và Công đoàn đang không ngừng đổi mới toàn diện để đáp ứng xu thế báo chí đa phương tiện, hiện đại. Các ấn phẩm ngày càng được đầu tư, nâng cao chất lượng từ hình thức đến nội dung để đến gần hơn với cán bộ công đoàn, đoàn viên, công nhân lao động, ...

93 năm: Từ Tạp chí “Công hội đỏ” đến “Lao động và Công đoàn”
Đồng chí Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (thứ tư, từ trái sang) cùng lãnh đạo Ban Tuyên giáo, Viện Công nhân và Công đoàn chúc mừng Tạp chí Lao động và Công đoàn tham gia Hội Báo toàn quốc năm 2022. Ảnh: HẢI NGUYỄN

93 năm nhìn lại (1/10/1929 – 1/10/2022) với biết bao thăng trầm, Tạp chí Lao động và Công đoàn xin được tri ân sự quan tâm, tạo điều kiện của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; của lớp lớp thế hệ cán bộ, phóng viên, biên tập viên, nhân viên đã luôn phấn đấu, cống hiến cho sự phát triển đáng tự hào của một trong những tờ Tạp chí Cách mạng đầu tiên ở nước ta - Tạp chí của tổ chức Công đoàn.

Sự ủng hộ, đón nhận, góp ý chân thành của LĐLĐ các tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương, công đoàn tập đoàn, tổng công ty, các cán bộ công đoàn, các nhà khoa học và đông đảo bạn đọc cũng góp phần làm nên thành công của Tạp chí hôm nay!

93 năm! Tạp chí Lao động và Công đoàn vẫn đang tiếp tục bước về phía trước với những khó khăn, thử thách mới. Cán bộ, phóng viên, biên tập viên, nhân viên Tạp chí hôm nay đồng lòng xây dựng một tập thể “Chuyên nghiệp - Trí tuệ - kịp thời”.

3200 tỷ nợ khó đòi và 3200 tỷ nợ khó đòi và "số phận" hơn 200.000 lao động

3.200 tỷ đồng nợ bảo hiểm xã hội (BHXH) kéo dài nhiều năm đang khiến hơn 206.000 lao động lao đao nhưng cơ quan quản ...

Vòng tay Công đoàn, kết nối yêu thương Vòng tay Công đoàn, kết nối yêu thương

Cuối buổi chiều tháng 9, khi ánh nắng thu nhạt dần, chúng tôi đến với gia đình em Phạm Văn Tuyên (xóm 6 xã Khánh ...

Những vấn đề cốt lõi khi xây dựng Đề án vị trí việc làm của các Nhà Văn hóa Lao động Những vấn đề cốt lõi khi xây dựng Đề án vị trí việc làm của các Nhà Văn hóa Lao động

Theo đồng chí Nguyễn Ngọc Sơn - Phó Trưởng Ban Tổ chức Tổng LĐLĐ Việt Nam, các Cung Văn hóa, Nhà Văn hóa Lao động ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Nữ Chủ tịch Công đoàn trường tài năng, nhiệt huyết và sáng tạo

Hoạt động Công đoàn -

Nữ Chủ tịch Công đoàn trường tài năng, nhiệt huyết và sáng tạo

Trường THCS Đặng Thúc Vịnh (Đông Thạnh, Hóc Môn, TP. HCM) không chỉ nổi tiếng với những thành tích học tập xuất sắc mà còn bởi tinh thần đoàn kết, sự chăm lo tận tụy dành cho các cán bộ, giáo viên và nhân viên trong trường. Trong đó, vai trò của Công đoàn và đặc biệt là sự lãnh đạo tận tâm của cô Nguyễn Thị Thanh Nhã - Chủ tịch Công đoàn trường - đã tạo nên môi trường làm việc đầy tình thương và sự sẻ chia.

Cô giáo mầm non Nguyễn Thị Thúy yêu trẻ như con mình

Hoạt động Công đoàn -

Cô giáo mầm non Nguyễn Thị Thúy yêu trẻ như con mình

“Có một nghề không trồng cây trên đất/ Lại nở cho đời những đóa hoa thơm”. Cứ mỗi lần nghe những câu thơ ấy, lòng tôi lại bâng khuâng, xao xuyến và nghĩ tới cô giáo Nguyễn Thị Thúy – Công đoàn viên Trường Mầm non A xã Tứ Hiệp (xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội). Cô đã dành nhiều tâm huyết cho sự nghiệp trồng người hơn 15 năm qua.

Ban Công đoàn Quốc phòng “tiếp sức” cho cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên vùng lũ

Hoạt động Công đoàn -

Ban Công đoàn Quốc phòng “tiếp sức” cho cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên vùng lũ

Ban Công đoàn Quốc phòng vừa phối hợp với các đơn vị tổ chức thăm, hỗ trợ Nhân dân và tặng quà cán bộ, chiến sỹ tham gia khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

Cô hiệu trưởng giàu lòng nhân ái của thành phố Gia Nghĩa

Hoạt động Công đoàn -

Cô hiệu trưởng giàu lòng nhân ái của thành phố Gia Nghĩa

Tôi xin phép được trích dẫn câu nói của Giáo sư Đặng Thai Mai: “Con người đến với cuộc sống từ nhiều nẻo đường, trên muôn vàn cung bậc phong phú nhưng tiêu điểm mà con người hướng đến vẫn là con người” để chia sẻ câu chuyện về một “người truyền lửa” – cô giáo Hà Thị Hảo – Hiệu trưởng Trường THCS Phan Bội Châu, thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông.

Tín dụng ưu đãi giúp công nhân tránh bẫy “tín dụng đen”

Công đoàn -

Tín dụng ưu đãi giúp công nhân tránh bẫy “tín dụng đen”

Bằng việc mở rộng các chính sách cho vay ưu đãi, thủ tục đơn giản sẽ giúp người lao động tiếp cận những nguồn vốn hợp pháp - từ đó tránh bẫy “tín dụng đen” đang đem lại nhiều hệ lụy cho xã hội.

Nâng cao kỹ năng thương lượng tập thể về tiền lương

Công đoàn -

Nâng cao kỹ năng thương lượng tập thể về tiền lương

Giúp cán bộ công đoàn hiểu rõ, hiểu sâu về tiền lương trong doanh nghiệp để thương lượng tập thể là mục tiêu mà Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề ra tại lớp tập huấn đang được tổ chức ở Đà Nẵng.

Đón xem Talk Công đoàn: Hoạt động ít cũng được nhưng phải “chất” Talk Công đoàn

Đón xem Talk Công đoàn: Hoạt động ít cũng được nhưng phải “chất”

Talk Công đoàn 20 giờ, ngày 21/9 là cuộc trò chuyện với đồng chí Quách Tấn Công, Trưởng Ban Tuyên giáo – Nữ công LĐLĐ tỉnh Phú Thọ.

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025 Tôi công nhân

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 có thể kéo dài 9 ngày, từ 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ (tức 25/1-2/2/2025).

Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động

Đồng chí Lê Thị Kim Huệ, Chủ tịch LĐLĐ quận Đống Đa, TP Hà Nội chia sẻ về những kinh nghiệm đổi mới hoạt động công đoàn, chăm lo thiết thực cho đoàn viên và người lao động.

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam Infographic

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam

Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam thống nhất phối hợp thực hiện 5 nội dung chính giai đoạn 2024 - 2030 với các nội dung sau:
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Đặc biệt coi trọng quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc Video

Đặc biệt coi trọng quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc

Tổng LĐLĐ Việt Nam luôn coi trọng thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác với Công đoàn các nước, trong đó quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng tương xứng với quan hệ đối tác chiến lược toàn diện hai nước Việt Nam - Trung Quốc đã và đang phát triển hết sức tốt đẹp.

Đọc thêm

Ghi chép về một thầy giáo - Chủ tịch Công đoàn gương mẫu, tận tụy

Hoạt động Công đoàn -

Ghi chép về một thầy giáo - Chủ tịch Công đoàn gương mẫu, tận tụy

Thầy giáo Phạm Văn Chức - Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ (xã Quang Minh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang) là một nhà giáo tiêu biểu, tận tụy và hết mình vì sự nghiệp giáo dục.

Góp ý dự thảo Luật Việc làm: Vì mục tiêu việc làm tốt, thu nhập cao cho người lao động

Hoạt động Công đoàn -

Góp ý dự thảo Luật Việc làm: Vì mục tiêu việc làm tốt, thu nhập cao cho người lao động

Chiều 19/9, tại Hà Nội diễn ra Hội nghị lấy ý kiến dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) dưới sự chủ trì của đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam.

Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Công đoàn -

Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn, người lao động có vai trò quan trọng đối với việc góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Ý nghĩa của hoạt động tuyên truyền, vận động này còn góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, tích cực lao động, học tập và công tác, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Tăng phúc lợi để công nhân không vướng bẫy “tín dụng đen”

Công đoàn -

Tăng phúc lợi để công nhân không vướng bẫy “tín dụng đen”

Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Đồng Nai xác định việc nâng cao phúc lợi, cải thiện đời sống cho đoàn viên, người lao động là giải pháp tốt nhất giúp họ tránh xa bẫy “tín dụng đen”.

Công nhân Đồng Nai học cách tránh bẫy “tín dụng đen”

Công đoàn -

Công nhân Đồng Nai học cách tránh bẫy “tín dụng đen”

Chương trình “Điểm hẹn công nhân tháng 9” với chủ đề: “Tài chính thông minh – Tránh “Bẫy” tín dụng đen”, do Tạp chí Lao động và Công đoàn, Vụ Truyền thông Ngân hàng Nhà nước, LĐLĐ tỉnh Đồng Nai và một số đơn vị phối hợp thực hiện. Qua đó, nhằm giúp công nhân có thêm kiến thức, để tránh rơi vào bẫy “tín dụng đen” vốn đang là một vấn đề nhức nhối.

Trực tiếp "Điểm hẹn công nhân tháng 9": Tài chính thông minh - tránh bẫy "tín dụng đen"

Hoạt động Công đoàn -

Trực tiếp "Điểm hẹn công nhân tháng 9": Tài chính thông minh - tránh bẫy "tín dụng đen"

Tạp chí Lao động và Công đoàn và Vụ Truyền thông Ngân hàng Nhà nước phối hợp cùng LĐLĐ tỉnh Đồng Nai tổ chức chương trình "Điểm hẹn công nhân tháng 9", chủ đề Tài chính thông minh - tránh bẫy "tín dụng đen".

Cô giáo Trần Thị Thúy Ái - Chủ tịch Công đoàn đầy tâm huyết, “giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Hoạt động Công đoàn -

Cô giáo Trần Thị Thúy Ái - Chủ tịch Công đoàn đầy tâm huyết, “giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Cô giáo Trần Thị Thúy Ái – Chủ tịch Công đoàn Trường Mẫu giáo Vị Bình (xã Vị Bình, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang) là người chị, người đồng chí, một lãnh đạo Công đoàn có tấm lòng ấm áp bao dung, gần gũi luôn lắng nghe những chia sẻ của các công đoàn viên.

“Công đoàn Công ty CP Nước sạch Quảng Ninh chính là điểm tựa của em…”

Hoạt động Công đoàn -

“Công đoàn Công ty CP Nước sạch Quảng Ninh chính là điểm tựa của em…”

Nhiều hoàn cảnh khó khăn của Công đoàn ngành Xây dựng Quảng Ninh như gia đình chị Bùi Thị Hạt, đoàn viên Công đoàn Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng Ninh đã được các cấp Công đoàn sẻ chia. Và Công đoàn đã thực sự trở thành chỗ dựa tin cậy của người lao động.

Phó Chủ tịch Công đoàn luôn trăn trở và chăm lo cho người lao động

Hoạt động Công đoàn -

Phó Chủ tịch Công đoàn luôn trăn trở và chăm lo cho người lao động

Hiện nay, tôi đang công tác tại Phòng Tổ chức hành chính – Chi nhánh Luyện đồng Lào Cai – Vimico- cái nôi ươm mầm và chắp cánh ước mơ cho nhiều thế hệ cán bộ công nhân viên. Ở đây có một lãnh đạo Công đoàn với tác phong gần gũi, nụ cười hiền lành, dễ mến. Chị là Mai Thị Thu Phương, Phó Phòng Tổ chức Hành chính – Phó Chủ tịch Công đoàn của Chi nhánh.

Công đoàn Trường Mẫu giáo Hiệp Mỹ Đông làm tốt vai trò kết nối và chia sẻ

Hoạt động Công đoàn -

Công đoàn Trường Mẫu giáo Hiệp Mỹ Đông làm tốt vai trò kết nối và chia sẻ

Trong nhiều năm qua, Công đoàn Trường Mẫu giáo Hiệp Mỹ Đông (xã Hiệp Mỹ Đông, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh) chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động; gặt hái nhiều thành tích và được Công đoàn cấp trên đánh giá cao.