4 cơ quan Trung ương hoạt động theo cơ cấu tổ chức mới từ 1/11/2022
Kinh tế - Xã hội - 30/10/2022 08:44 MINH ANH (T.H)
Từ 1/11/2022, Bộ Tài nguyên và Môi trường không còn 4 Tổng cục
Nghị định số 68/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường có hiệu lực từ ngày 1/11/2022.
Trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ảnh: chinhphu.vn |
Trong cơ cấu tổ chức mới của Bộ Tài nguyên và Môi trường không còn 4 Tổng cục gồm: Tổng cục Môi trường, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, Tổng cục Quản lý đất đai, Tổng cục Biển và Hải đảo, chỉ có 1 Tổng cục là Tổng cục Khí tượng thủy văn.
Ngoài ra, nhiều đơn vị cấp cục, vụ mới được thành lập trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Cụ thể Tổng cục Môi trường được tách ra, thành lập 3 đơn vị gồm: Vụ Môi trường, Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học, Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường.
Tổng cục Đất đai được chia tách thành 3 đơn vị gồm: Cục Đất đai, Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất, Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai.
Tổng cục Địa chất và Khoáng sản được chia tách thành hai đơn vị gồm: Cục Địa chất Việt Nam, Cục Khoáng sản Việt Nam.
Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam được thay bằng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam.
Theo Nghị định, cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường có 27 đơn vị, trong đó có 22 đơn vị là các tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước gồm: Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Kế hoạch - Tài chính; Vụ Khoa học và Công nghệ; Vụ Pháp chế; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Đất đai; Vụ Môi trường; Thanh tra Bộ; Văn phòng Bộ; Tổng cục Khí tượng thủy văn; Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học; Cục Biển và Hải đảo Việt Nam; Cục Biến đổi khí hậu; Cục Chuyển đổi số và Thông tin dữ liệu tài nguyên môi trường; Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai; Cục Địa chất Việt Nam; Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam; Cục Khoáng sản Việt Nam; Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường; Cục Quản lý tài nguyên nước; Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất; Cục Viễn thám quốc gia,
05 đơn vị là các đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ gồm: Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và Môi trường; Báo Tài nguyên và Môi trường; Tạp chí Tài nguvên và Môi trường; Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia; Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tài nguyên và môi trường.
Cơ cấu tổ chức mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nghị định số 86/2022/NĐ-CP ngày 24/10/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Giáo dục và Đào tạo có hiệu lực từ 1/11/2022.
Trụ sở Bộ Giáo dục và Đào tạo |
Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành tinh gọn tổ chức bộ máy,
Cụ thể, sáp nhập Vụ Thi đua - Khen thưởng vào Vụ Tổ chức cán bộ; tổ chức lại Cục Cơ sở vật chất thành Vụ Cơ sở vật chất; tiếp tục duy trì không tổ chức phòng trong Vụ.
Để thống nhất việc quản lý các cơ sở giáo dục đại học và các cơ sở đào tạo bồi dưỡng, Bộ Giáo dục và Đào tạo chuyển Học viện Quản lý giáo dục (là cơ sở giáo dục đại học) và Trường Cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh (là cơ sở đào tạo bồi dưỡng) về danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Như vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ còn 20 tổ chức hành chính (gồm 16 đơn vị hành chính cấp Vụ, 4 đơn vị hành chính cấp Cục):
1- Vụ Giáo dục Mầm non;
2- Vụ Giáo dục Tiểu học;
3- Vụ Giáo dục Trung học;
4- Vụ Giáo dục Đại học;
5- Vụ Giáo dục thể chất;
6- Vụ Giáo dục dân tộc;
7- Vụ Giáo dục thường xuyên;
8- Vụ Giáo dục Quốc phòng và An ninh;
9- Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên;
10- Vụ Tổ chức cán bộ;
11- Vụ Kế hoạch - Tài chính;
12- Vụ Cơ sở vật chất;
13- Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường;
14- Vụ Pháp chế;
15- Văn phòng;
16- Thanh tra;
17- Cục Quản lý chất lượng;
18- Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục;
19- Cục Công nghệ thông tin;
20- Cục Hợp tác quốc tế.
Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo còn có 3 đơn vị sự nghiệp công lập, phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ gồm: Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam; Báo Giáo dục và Thời đại; Tạp chí Giáo dục.
Cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Nghị định 89/2022/NĐ-CP ngày 28/10/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư có hiệu lực từ ngày 1/11/2022.
Trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
Theo đó, cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư gồm:
1- Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân.
2- Vụ Kinh tế địa phương và Lãnh thổ.
3- Vụ Tài chính, tiền tệ.
4- Vụ Kinh tế công nghiệp, dịch vụ.
5- Vụ Kinh tế nông nghiệp.
6- Vụ Phát triển hạ tầng và Đô thị.
7- Vụ Quản lý các khu kinh tế.
8- Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư.
9- Vụ Kinh tế đối ngoại.
10- Vụ Lao động, văn hóa, xã hội.
11- Vụ Khoa học, giáo dục, tài nguyên và môi trường.
12- Vụ Quản lý quy hoạch.
13- Vụ Quốc phòng, an ninh.
14- Vụ Pháp chế.
15- Vụ Tổ chức cán bộ.
16- Văn phòng Bộ.
17- Thanh tra Bộ.
18- Cục Quản lý đấu thầu.
19- Cục Phát triển doanh nghiệp.
20- Cục Đầu tư nước ngoài.
21- Cục Quản lý đăng ký kinh doanh.
22- Cục Kinh tế hợp tác.
23- Tổng cục Thống kê.
24- Viện Chiến lược phát triển.
25- Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.
26- Trung tâm Công nghệ thông tin và chuyển đổi số.
27- Báo Đầu tư.
28- Học viện Chính sách và Phát triển.
Như vậy so với Nghị định số 86/2017/NĐ-CP, cơ cấu tổ chức mới của Bộ Kế hoạch và Đầu tư giảm 5 tổ chức.
Về điều khoản chuyển tiếp, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ Kinh tế - Kế hoạch, Tạp chí Kinh tế và Dự báo tiếp tục hoạt động theo các quy định hiện hành cho đến khi cơ quan có thẩm quyền hoàn thành việc sáp nhập theo quy định.
Các tổ chức quy định từ (1) đến (23) nêu trên là các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ (24) đến (28) nêu trên là các đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ.
Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân có 03 phòng, Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ có 04 phòng, Vụ Kinh tế đối ngoại có 05 phòng.
Cơ cấu tổ chức của Thông tấn xã Việt Nam
Trụ sở Thông tấn xã Việt Nam. Ảnh: TTXVN |
Theo Nghị định 87/2022/NĐ-CP của Chính phủ, cơ cấu tổ chức mới của Thông tấn xã Việt Nam có 28 đơn vị gồm:
1- Ban Thư ký biên tập và Quan hệ đối ngoại.
2- Văn phòng.
3- Ban Tổ chức - Cán bộ.
4- Ban Kế hoạch - Tài chính.
5- Ban biên tập tin Trong nước.
6- Ban biên tập tin Thế giới.
7- Ban biên tập tin Đối ngoại.
8- Ban biên tập Ảnh.
9- Ban biên tập tin Kinh tế.
10- Trung tâm Thông tin tư liệu và Đồ họa.
11- Trung tâm Truyền hình Thông tấn.
12- Báo Tin tức.
13- Báo Thể thao và Văn hóa.
14- Báo điện tử VietnamPlus.
15- Báo Việt Nam News.
16- Báo Le Courrier du Vietnam.
17- Tạp chí Vietnam Law and Legal Forum.
18- Báo ảnh Việt Nam.
19- Báo ảnh Dân tộc và Miền núi.
20- Nhà xuất bản Thông tấn.
21- Cơ quan Thông tấn xã Việt Nam khu vực phía Nam.
22- Cơ quan Thông tấn xã Việt Nam khu vực miền Trung - Tây Nguyên.
23- Các cơ quan thường trú Thông tấn xã Việt Nam ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được thành lập theo quy định của pháp luật.
24- Các cơ quan thường trú Thông tấn xã Việt Nam ở nước ngoài được thành lập theo quy định của pháp luật.
25- Trung tâm Kỹ thuật Thông tấn.
26- Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ Thông tấn.
27- Trung tâm Phát triển Truyền thông Thông tấn.
28- Trung tâm Hợp tác quốc tế Thông tấn.
Như vậy so với quy định tại Nghị định 118/2017/NĐ-CP, cơ cấu tổ chức mới của Thông tấn xã Việt Nam giảm 2 đơn vị.
Các đơn vị quy định từ (1) đến (4) nêu trên là tổ chức giúp việc Tổng giám đốc; các đơn vị quy định từ (5) đến (24) nêu trên là các đơn vị thông tin; các đơn vị quy định từ (25) đến (28) nêu trên là các đơn vị phục vụ thông tin.
Văn phòng có 06 phòng, Ban Kế hoạch - Tài chính có 04 phòng.
Thông tấn xã Việt Nam có Tổng giám đốc và không quá 04 Phó Tổng giám đốc.
Nhiều điểm sáng trong phục hồi, phát triển kinh tế xã hội Các thành viên Chính phủ nhận định, trong điều kiện dịch bệnh được kiểm soát tốt, tình hình kinh tế - xã hội ở nước ... |
Ngân sách dành khoảng 60.000 tỷ đồng cho tăng lương cơ sở Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, ngân sách Nhà nước sẽ dành khoảng 60.000 tỷ đồng cho việc tăng lương cở ... |
Những "vòng tay" lau khô giọt nước mắt. Cả hội trường nén chặt niềm xúc động, mắt lệ ngấn rưng khi nghe từng nghịch cảnh điển hình của những người lao động khắp ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 23/11/2024 11:08
Lô xe Omoda C5 đầu tiên cập bến Việt Nam, ra mắt vào ngày 26/11
Lô xe Omoda C5 đầu tiên đã cập cảng để chuẩn bị cho chương trình ra mắt vào ngày 26/11, được nhập khẩu nguyên chiếc từ Indonesia.
Kinh tế - Xã hội - 23/11/2024 11:01
Range Rover Velar 2025 ra mắt Việt Nam với 7 phiên bản
Mẫu SUV hạng sang Range Rover Velar 2025 đã chính thức có mặt tại thị trường Việt Nam với nhiều nâng cấp đáng giá. Xe được cung cấp với ba phiên bản chính là S, Dynamic SE và Dynamic HSE, đi kèm hai tùy chọn động cơ xăng và một tùy chọn hệ truyền động plug-in hybrid.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 14:42
Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
Các doanh nghiệp và cơ quan quản lý trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc đã không ngừng nỗ lực triển khai các biện pháp phòng cháy chữa cháy (PCCC) để giảm thiểu tối đa rủi ro, bảo vệ môi trường và tài sản.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 11:30
Địa ốc Đà Nẵng lột xác toàn diện, bước vào giai đoạn tăng trưởng mới
Trong đà tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường địa ốc Đà Nẵng năm 2024, ghi nhận dấu ấn và vai trò lực đẩy của những tổ hợp bất động sản đẳng cấp ven sông Hàn với quy hoạch bài bản cùng hệ thống tiện ích cao cấp theo mô hình “all-in-one” tiên phong.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 10:00
VietinBank tăng trưởng CASA, tối ưu hóa nguồn vốn huy động và góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh
Các giải pháp mang tính chiến lược này đã giúp VietinBank không chỉ duy trì tốc độ tăng trưởng biểu tượng CASA mà còn tiết giảm chi phí vốn (COF), cải thiện biên lợi nhuận (NIM), và khẳng định vị trí tiên phong trong lĩnh vực lĩnh vực thanh toán số hiện đại.