20 năm “gieo mầm xanh”ở miền núi

Đời sống - HÀ LAM

Tình thương yêu trẻ em đồng bào khiến người phụ nữ ấy quên hết nhọc nhằn, khó khăn để “gieo mầm xanh” trên mảnh đất xa xôi, khó khăn của thành phố Đà Nẵng.

Chọn và gắn bó với sự nhọc nhằn, suốt 20 năm qua, chưa bao giờ cô giáo Nguyễn Thị Bích Khuê (sinh năm 1981), Tổ trưởng tổ công đoàn thuộc Công đoàn Trường Mầm non Hòa Bắc (xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng) cảm thấy nuối tiếc về sự lựa chọn của mình…

20 năm “gieo mầm xanh”ở miền núi
Cô giáo Nguyễn Thị Bích Khuê trong một tiết dạy học.

Cơ duyên đến với Hòa Bắc

Một ngày giữa mùa hè, tôi có dịp gặp cô giáo Nguyễn Thị Bích Khuê để được nghe cô tâm sự về chuyện nghề của mình. Cô Nguyễn Thị Bích Khuê quê ở xã Điện Trung, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Thuở nhỏ, cô được ba mẹ định hướng theo nghề giáo viên bởi trong suy nghĩ của ba mẹ cô, nghề giáo không chỉ cao quý mà còn góp ích rất nhiều cho xã hội. Nghe theo định hướng gia đình, tốt nghiệp trung học phổ thông, cô thi vào ngành Sư phạm mầm non tại Trường Cao đẳng Trung ương 2 Nha Trang.

3 năm trên ghế giảng đường, cô sinh viên Bích Khuê cố gắng học tập, tiếp thu các kiến thức, kỹ năng được truyền đạt, mong muốn sau khi tốt nghiệp đem kiến thức đó để phục vụ cho nghề được tốt hơn. Năm 2002, Bích Khuê tốt nghiệp và chọn thành phố Đà Nẵng là nơi để cống hiến. May mắn, Bích Khuê được Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Liên Chiểu tuyển dụng giáo viên hợp đồng, phân về dạy tại Trường Mầm non Tuổi Thơ thuộc phường Hòa Minh. Với lòng nhiệt huyết với nghề cùng với những kiến thức đã học, Khuê thực hiện tốt công tác giáo dục, chăm sóc trẻ và được phụ huynh cũng như nhà trường đánh giá cao về chuyên môn nghiệp vụ.

Tuy nhiên, con đường để Khuê gắn bó với trẻ em đồng bào Cơ Tu và trẻ em nghèo khó khăn tại xã Hòa Bắc chính là một cơ duyên. Cô Khuê cho biết, năm 2003, một lần, có cô giáo ở Trường Mầm non Hòa Bắc về giao lưu, trao đổi kinh nghiệm tại Trường Mầm non Tuổi Thơ thì nhận thấy những bài trí trong lớp học rất bắt mắt nên hỏi han, nhờ chia sẻ kinh nghiệm. Trao đổi, chia sẻ qua lại, dần dà quen biết nhau nên cô Khuê đã có dịp lên Trường Mầm non Hòa Bắc để thăm đồng nghiệp và thăm ngôi trường bạn đang dạy. “Khi lên thăm trường, cảm nhận được sự hồn nhiên, sự thiếu thốn của trẻ, mình rất thương. Được đồng nghiệp “rủ rê” lên dạy ở Hòa Bắc nên mình đã quyết tâm nộp hồ sơ để được dạy tại trường và gắn bó cho tới bây giờ”, cô Khuê nhớ lại.

20 năm “gieo mầm xanh”ở miền núi
Cô giáo trẻ Nguyễn Thị Bích Khuê được xem như “người mẹ” của trẻ em đồng bào Cơ Tu.

“Người mẹ” của trẻ đồng bào Cơ Tu

So với các xã thuộc thuyện Hòa Vang, Hòa Bắc là xã khó khăn, nằm cách xa trung tâm thành phố Đà Nẵng và có 2 thôn Tà Lang, Giàn Bí là địa bàn người đồng bào Cơ Tu sinh sống. Hơn 20 năm trước, đời sống của người dân nơi đây rất khó khăn, đường sá chưa được đầu tư nên đi lại vất vả. Nhiều giáo viên từng công tác tại xã Hòa Bắc hơn 20 năm trước tâm sự rằng, ai không yêu nghề, yêu trẻ thì khó trụ ngay từ ngày đầu bước chân lên dạy tại xã Hòa Bắc. Vừa cách xa trung tâm, điều kiện thiếu thốn, đường sá thì mùa mưa lầy lội, mùa nắng đầy bụi bặm, lúc bấy giờ, Hòa Bắc như một thử thách đối với những giáo viên muốn gắn bó. Đấy là chưa nói 2 thôn Tà Lang và Giàn Bí – ở nơi rừng xa thăm thẳm, hầu hết là người đồng bào sinh sống. Đó cũng là lý do nguồn giáo viên tại xã Hòa Bắc trước đây luôn thiếu.

Dẫu vậy, cô giáo trẻ Nguyễn Thị Bích Khuê lại có suy nghĩ khác khi lần đầu đặt chân đến Hòa Bắc. Đó là, phải biết dùng tuổi thanh xuân để giúp đỡ những trẻ em còn khó khăn, đồng thời cũng để cho cái nghề mình càng cao quý hơn. Chia tay Trường Mầm non Tuổi Thơ sau 1 năm gắn bó, cô Khuê quyết tâm lên Hòa Bắc để dạy dù không ít người căn ngăn. Cô Khuê được Ban Giám hiệu Nhà trường phân công lên dạy tại điểm trường Tà Lang rồi sau đó là Giàn Bí. Đập vào mắt cô giáo trẻ ngày đầu vào nhận lớp là những đứa trẻ đen nhẻm, ngây ngô và thiếu chất. Thời điểm đó, người đồng bào khó khăn, ít quan tâm đến con cái, nhiều em mang bụng đói đến trường khiến cô giáo Khuê đứng lớp rất xót lòng.

Khó khăn về điều kiện vật chất không thể khuất phục được cô giáo Khuê nhưng rào cản lớn nhất trong khoảng thời gian đầu khi đứng lớp để giáo dục, chăm sóc trẻ mầm non Cơ Tu, đó chính là ngôn ngữ. “Thú thật, mình có kiến thức, kỹ năng sư phạm, kỹ năng dạy trẻ mầm non nhưng với trẻ đồng bào thì ban đầu mình chưa hiểu ngôn ngữ, gặp không ít khó khăn trong chăm sóc và giáo dục trẻ. Mỗi hoạt động học có thuật ngữ riêng, phải phân tích nhưng các con tiếng Việt vốn từ không có, trong khi mình chưa có ngôn ngữ đồng bào nên không biết dạy như thế nào cho con hiểu”, cô Khuê tâm sự.

Tuy nhiên, theo cô Khuê, may mắn là thời điểm đó trong điểm trường có một cháu là người Kinh và nói được tiếng đồng bào. Đây chính là “cầu nối” ngôn ngữ giữa cô giáo với các học sinh người đồng bào Cơ Tu. Cô Khuê nhờ cháu người Kinh thuyết minh lại, hướng dẫn ý đồ của cô giáo cho các bạn đồng bào. Nhưng đó chỉ là giải pháp tạm thời. Và không thể để kỹ năng truyền đạt bị cản trở bởi ngôn ngữ, cô Khuê “cắp sách” đi học tiếng Cơ Tu từ những phụ huynh là người đồng bào, học sinh lớp 4, 5 “sành” Tiếng Việt. Sự kiên trì đó giúp cô Khuê phần nào cập nhật được tiếng Cơ Tu cho mình, qua đó, việc giáo dục và chăm sóc cho trẻ ngày càng thuận lợi hơn.

Rào cản ngôn ngữ được giải quyết là lúc cô giáo Khuê tập trung vào giáo dục cho trẻ phát triển kỹ năng. Để thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục của mình, cô Khuê xây dựng đề tài “Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua hoạt động âm nhạc”, “Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua hoạt động văn học”, “Một số biện pháp tăng cường Tiếng Việt cho trẻ dân tộc tại trường mầm non”… Từ năm 2014 trở lại đây, cô Khuê tích cực tham gia thiết kế bài giảng điện tử để phục vụ cho công tác dạy và học. Các đề tài của cô Khuê giúp cho việc dạy học ngày một tốt hơn, đặc biệt giúp cho trẻ em Cơ Tu thành thạo Tiếng Việt và nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ em đồng bào. Đồng thời, qua các đề tài này, cô cũng đã đạt các giải từ cấp huyện đến cấp thành phố, có ứng dụng tốt trong giáo dục trường mầm non.

Các điểm trường như Tà Lang, Giàn Bí, Nam Yên, Nam Mỹ… nơi mà cô giáo Khuê từng đứng lớp, các phụ huynh không hết lời khen vì đôi tay khéo léo của cô cũng như các đồng nghiệp khi sắp xếp, bài trí không gian học tập với mục đích “lấy trẻ làm trung tâm”. Điều kiện gặp khó khăn nên buộc giáo viên phải tạo ra các đồ dùng, dụng cụ dạy và học từ đôi bàn tay khéo léo của mình. “Sỏi, đá cuội, lá rừng, hoa dại… và một số phế liệu là những vật liệu quan trọng để tận dụng trang trí lớp học cũng như tạo ra các dụng cụ học tập cho lớp học”, cô Khuê cho biết. Với tâm huyết, trách nhiệm, cô Khuê đã thực hiện sáng kiến đề tài “Một số kinh nghiệm làm đồ dùng tự tạo từ các nguyên vật liệu thiên nhiên ứng dụng trong công tác dạy học tại Trường Mầm non Hòa Bắc”. Sáng kiến được lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hòa Vang ghi nhận có tính sáng tạo, mới mẻ và chấm giải A năm 2006.

20 năm “gieo mầm xanh”ở miền núi
Cô Nguyễn Thị Bích Khuê tại lớp bồi dưỡng công nghệ thông tin cho giáo viên.

Hạnh phúc khi được sẻ chia, cống hiến

Cô giáo Khuê tâm sự: “Đã xác định lên Hòa Bắc dạy là cho đi, là sẻ chia với các em có hoàn cảnh khó khăn hơn trẻ em dưới thành phố. Vì vậy, người giáo viên phải dạy bằng cả tình yêu thương, và hơn hết thảy, không bao giờ đặt sự so sánh giữa trường miền núi và trường dưới phố, giữa trẻ miền núi và trẻ dưới phố. Chỉ cần trong tư tưởng có một chút sự so sánh là việc dạy học đã không còn chút ý nghĩa nào”. Nhiều bạn bè thấy cô Khuê dạy ngót nghét 20 năm tại Hòa Bắc cũng khuyên xin về thành phố nhưng cô gạt phăng, bởi nơi đây đã gắn bó biết bao buồn vui, kỷ niệm. Dù lên về xa xôi nhưng hằng ngày đi trên con đường quen thuộc, gặp những học trò thân thương, những bà con, nhân dân, cô cảm thấy hạnh phúc, quên đi những nỗi nhọc nhằn.

Suốt 20 năm giảng dạy học sinh Cơ Tu cũng như người Kinh tại các điểm trường của Trường mầm non Hòa Bắc, cô Khuê luôn biết thương yêu, sẻ chia với các em. Nhiều gia đình khó khăn, cô giúp đỡ, hỗ trợ sách vở, bút thước khiến phụ huynh hết sức xúc động. Chị Minh Hồng, thôn Giàn Bí, xã Hòa Bắc chia sẻ: “Cô Khuê là một giáo viên rất hòa đồng, giỏi chuyên môn, tâm huyết với nghề, yêu thương, quan tâm, chăm sóc và am hiểu kỹ tới nhiều vấn đề của trẻ trong quá trình dạy học. Tôi ví dụ, trẻ có vấn đề gì như tự kỷ hay khiếm khuyết một cái gì đó là cô nhận ra ngay. Cô còn hay chia sẻ với những trẻ có hoàn cảnh khó khăn, như mua sách, vở, đồ dùng học tập cho các em…”

20 năm giảng dạy, trong đó phần lớn đứng dạy tại điểm trường có học sinh đồng bào Cơ Tu, kỷ niệm đáng nhớ nhất của cô giáo Khuê chính là tình cảm của phụ huynh dành cho mình. Lễ, Tết, Ngày Nhà giáo Việt Nam, món quà đặc biệt nhất mà cô từng nhận đó chính là những bó hoa dại do phụ huynh, học sinh hái tặng cô giáo. “Nhận những bông hoa dại được bó cẩn thận, mình xúc động lắm. Đó là tình cảm chân thành của người đồng bào dành cho mình”, Khuê tâm sự. Và điều đặc biệt vui chính là những đứa trẻ mầm non ngày nào khi lên tiểu học và các cấp học lớn hơn, lúc gặp cô dù mang khẩu trang nhưng vẫn nhớ nhận ra cô giáo bởi “con chỉ cần nhìn dáng người là con biết chắc chắn đó là cô Khuê”.

Khi hỏi về tương lai của việc “xuống phố”, cô Nguyễn Thị Bích Khuê chia sẻ rằng, đã gắn bó thì tình cảm thực sự trân quý và chỉ mong muốn được tiếp tục cống hiến, có những sáng kiến hay để trực tiếp hỗ trợ cho học sinh miền núi, để các em được nhận những kiến thức và phát triển như trẻ dưới thành phố.

Với những nỗ lực cống hiến của mình, hơn 20 năm qua, nữ giáo viên Nguyễn Thị Bích Khuê đạt được nhiều danh hiệu như giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp thành phố; đạt các giải cao về các sáng kiến cấp huyện, thành phố; chiến sĩ thi đua, 10 năm liền hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đoàn viên công đoàn tiêu biểu xuất sắc… Tuy nhiên, với cô Khuê phần thưởng lớn nhất cô nhận được chính là niềm yêu thương của phụ huynh và học sinh, sự quý trọng và ghi nhận của lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo phòng giáo dục và đào tạo…

20 năm “gieo mầm xanh”ở miền núi
Nhà lưu trú cho giáo viên Hòa Bắc Nhà lưu trú cho giáo viên Hòa Bắc

Tại thôn Phò Nam, công trình nhà lưu trú dành cho giáo viên xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang (thành phố Đà Nẵng) vừa chính ...

Một Một "điểm sáng" trong công tác khuyến học, khuyến tài ở Đà Nẵng

Tại Đà Nẵng, Trường THCS Phan Bội Châu (quận Sơn Trà) là một "điểm sáng" thực hiện tốt công tác khuyến học

Người lan toả văn hoá đọc trong học sinh Người lan toả văn hoá đọc trong học sinh

Lần đầu tiên đến nhà cô giáo Diệu Phúc (Trường TH Mai Đăng Chơn, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng), tôi khá ấn tượng ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số

Kinh tế - Xã hội -

Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số

TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.

Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời

Kinh tế - Xã hội -

Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời

Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.

Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?

Đời sống -

Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?

Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.

Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện

Đời sống -

Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện

Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.

Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê

Đời sống -

Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê

Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.

Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động

Đời sống -

Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động

Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.

Đề xuất nhiều giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh Video

Đề xuất nhiều giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Sáng ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.

Hết thời “nhập siêu” văn hóa? Cà phê tối

Hết thời “nhập siêu” văn hóa?

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.

Talk Công đoàn: Không thực hiện hoạt động chỉ để cho có Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Không thực hiện hoạt động chỉ để cho có

Đồng chí Lê Khánh Minh, Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Luxshare ICT Nghệ An chia sẻ về những kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động chăm lo đời sống tinh thần cho đoàn viên và người lao động.

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội Công đoàn

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội

Khoản 2, Điều 10 Luật BHXH 2024 quy định người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội có các quyền sau đây:
Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần

Chương trình Muôn nẻo yêu thương số 9 là câu chuyện về chị Nguyễn Thị Thúy – đoàn viên công đoàn cơ sở Công ty TNHH Quốc tế Cerie (Việt Nam), KCN Bình Xuyên 1, tỉnh Vĩnh Phúc được Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ chương trình Mái ấm Công đoàn để chị Thúy có nền tảng tài chính đầu tiên xây nên tổ ấm của riêng mình.

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Đảng đoàn Tổng LĐLĐ Việt Nam Video

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Đảng đoàn Tổng LĐLĐ Việt Nam

Ngày 21/11, Đoàn công tác Ban Dân vận Trung ương đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Đọc thêm

Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng

Người lao động -

Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng

Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.

Phòng trọ tối thiểu 5m2/người: Công nhân vừa mừng vừa lo

Đời sống -

Phòng trọ tối thiểu 5m2/người: Công nhân vừa mừng vừa lo

Được ở trong phòng trọ rộng rãi, thoáng mát là điều ai cũng mong muốn. Nhưng với công nhân lao động sẽ đi kèm với nỗi lo chi phí thuê trọ tăng cao, vì “tiền nào của nấy”…

Lao động nhập cư và làn sóng “bỏ phố về quê”

Người lao động -

Lao động nhập cư và làn sóng “bỏ phố về quê”

Nhiều năm gần đây, người lao động nhập cư ở nhiều thành phố, đô thị lớn dần có xu hướng quay trở về quê hương làm việc. Có nhiều yếu tố tác động đến quyết định này, trong số đó là quan điểm “muốn về gần nhà” và sự thay đổi trong chính sách thu hút nhân lực của các địa phương.

Hàng trăm công nhân tham gia Giải chạy tiếp sức Ekiden lần thứ 2

Người lao động -

Hàng trăm công nhân tham gia Giải chạy tiếp sức Ekiden lần thứ 2

Công ty TNHH Khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc vừa tổ chức Giải chạy tiếp sức Ekiden lần thứ 2, thu hút sự tham gia của vận động viên tại 17 doanh nghiệp.

Sống xa cha mẹ, con công nhân dễ sống khép kín, thiếu tự tin

Đời sống -

Sống xa cha mẹ, con công nhân dễ sống khép kín, thiếu tự tin

Có đến 30,2% trẻ em từ độ tuổi 0 đến dưới 16 là con của công nhân đang phải sống xa cha mẹ. Điều này khiến trẻ đối mặt với nguy cơ thiếu thốn tình cảm và giảm khả năng phát triển toàn diện.

Vay lãi suất thấp, công nhân bị loại vì… thu nhập cao!

Đời sống -

Vay lãi suất thấp, công nhân bị loại vì… thu nhập cao!

“Tôi nghĩ thu nhập càng cao thì càng dễ vay vốn, vì có đủ khả năng trả nợ, đằng này hồ sơ của tôi lại bị loại”, một nam công nhân chia sẻ khi nói về những quy định mới thuộc Thông tư 33 của Ngân hàng Nhà nước.

Dồn tiền bán đất ở quê hơn 1 năm vẫn chưa mua được chung cư Hà Nội

Người lao động -

Dồn tiền bán đất ở quê hơn 1 năm vẫn chưa mua được chung cư Hà Nội

Nhiều năm tích góp, thậm chí bán đất ở quê để nuôi hy vọng mua nhà ở Hà Nội, nhưng người lao động vẫn chật vật vì số tiền gom được không “kịp” theo tốc độ tăng của giá nhà.

Bộ đội giúp dân khắc phục sau cơn bão Trà Mi

Đời sống -

Bộ đội giúp dân khắc phục sau cơn bão Trà Mi

Miền Trung đang bước vào mùa bão lũ. Tại tỉnh Thừa Thiên Huế nhiều địa phương đã bị thiệt hại nặng trong những đợt mưa bão tháng 10, nhất là cơn bão Trà Mi. Cùng với lực lượng công an, các chiến sĩ, bộ đội, lực lượng dân quân đại phương cũng tất tả ngược xuôi giúp, giầm mình trong mưa bão để gia cố từng mét kè biển, nhặt từng tấm tôn, tấm ngói bão thổi bay để giúp nhân dân ổn định đời sống, vượt qua những khó khăn, mất mát.

Giá chung cư Hà Nội tăng chóng mặt, người lao động hụt hơi "giấc mơ an cư”

Người lao động -

Giá chung cư Hà Nội tăng chóng mặt, người lao động hụt hơi "giấc mơ an cư”

Giá chung cư tăng phi mã từ quý IV/2023 đến nay khiến công nhân, người lao động nhập cư ngày càng khó tiếp cận.

Xót thương nam thanh niên xung kích bị lũ cuốn trôi khi tham gia cứu hộ

Đời sống -

Xót thương nam thanh niên xung kích bị lũ cuốn trôi khi tham gia cứu hộ

Vừa thực hiện xong nghĩa vụ quân sự, trở về quê lập nghiệp, anh Lê Ngọc Hơn (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) xung phong tham gia Tổ xung kích phòng, chống thiên tai. Trong quá trình hỗ trợ bà con dọn dẹp tránh lụt, anh không may bị nước lũ cuốn trôi.