Xuân về trên huyện đảo Trường Sa
Kinh tế - Xã hội - 10/01/2023 20:39 Cao Hoà (thực hiện)
Thượng tá Phạm Thế Nhương, Chỉ huy trưởng đảo Trường Sa. Ảnh: PV |
PV: Xin chào anh, ở một nơi khắc nghiệt cả về vị trí địa lí, thời tiết lẫn điều kiện sinh hoạt, xin anh cho biết các chiến sĩ đã được tôi luyện như thế nào để luôn giữ được quyết tâm, ý chí bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc?
Thượng tá Phạm Thế Nhương: Quần đảo Trường Sa là một phần lãnh thổ không thể tách rời của Tổ quốc, có vị trí địa lí đặc biệt quan trọng. Tuy ở xa đất liền hàng trăm hải lý, xa hậu phương, xa gia đình, còn thiếu thốn về nhiều mặt, song cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân trên các đảo đã ý thức được trách nhiệm cao cả trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân, trước vận mệnh của Tổ quốc; chủ động, tự lực, tự cường, khắc phục khó khăn, phấn đấu vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Để hoàn thành nhiệm vụ Đảng, Nhà nước, Quân đội, Quân chủng và Nhân dân giao phó, trong những năm qua, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên đảo Trường Sa luôn ra sức thi đua, tích cực huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
Chúng tôi đã tổ chức thực hiện tốt việc huấn luyện và duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, qua đó làm chủ được tình hình trong mọi thời điểm, không để bị động bất ngờ. Việc xây dựng được quyết tâm cao, bản lĩnh vững vàng và trình độ, năng lực huấn luyện giỏi là công tác đặc biệt quan trọng.
Cán bộ, chiến sĩ trên đảo xác định rõ trọng trách, niềm tự hào, vinh dự được ở đây nắm chắc tay súng bảo vệ vững chắc biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc và thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của cố Đại tướng Lê Đức Anh, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong Lễ kỷ niệm 33 năm thành lập Quân chủng Hải quân Việt Nam tại Thị trấn Trường Sa: “Chúng ta xin thề trước hương hồn của tổ tiên ta, trước hương hồn của cán bộ, chiến sỹ đã hy sinh vì Tổ quốc, xin hứa với đồng bào cả nước, xin nhắn nhủ với các thế hệ mai sau: Quyết tâm bảo vệ bằng được Tổ quốc thân yêu của chúng ta, bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa- một phần lãnh thổ và lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc thân yêu của chúng ta”.
PV: Chúng tôi thấy quần đảo Trường Sa của chúng ta đang từng ngày đổi mới, căng tràn nhựa sống, thưa anh?
Quân và Nhân dân trên đảo Trường Sa, huyện Trường Sa gói bánh trưng đón Tết Quý Mão 2023. Ảnh: PV |
Thượng tá Phạm Thế Nhương: Đúng vậy! Từ năm 2006 đến nay, thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa X về Chiến lược biển đến năm 2020, Quân chủng Hải quân đã ký kết chương trình phối hợp tuyên truyền biển đảo với 63 tỉnh, thành phố và 16 cơ quan Trung ương. Qua đó đã góp phần rất quan trọng nâng cao nhận thức, trách nhiệm, niềm tin cho cán bộ, đảng viên, các tầng lớp Nhân dân và kiều bào ta ở nước ngoài về biển, đảo; nhiều phong trào, hoạt động do địa phương, ban ngành, đoàn thể của các tỉnh tổ chức, phát động như: Cuộc vận động “Vì biển, đảo quê hương”, “Cả nước vì Trường Sa - Vì tuyến đầu Tổ quốc”... thực sự đem lại hiệu quả và có sức lan tỏa mạnh mẽ. Qua đó góp phần huy động các nguồn lực tạo sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và nhiệm vụ đấu tranh, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Đặc biệt là sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ tích cực, hiệu quả, kịp thời của các bộ, ban, ngành Trung ương, các tỉnh thành phố, tổ chức, tập đoàn, doanh nghiệp kinh tế và Nhân dân cả nước, cũng như kiều bào ta ở ngoài nước đối với biển đảo của Tổ quốc thực sự là nguồn cổ vũ, động viên to lớn, góp phần rất quan trọng, tăng cường kháng lực Trường Sa và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho quân, dân trên huyện đảo. Hiện nay, diện mạo và thế đứng của quần đảo Trường Sa được đổi mới và vững chắc hơn, đã giảm bớt đáng kể những khó khăn, thiếu thốn trong đời sống, sinh hoạt của bộ đội, nâng cao sức mạnh chiến đấu của các lực lượng, làm cho quân và dân ta càng thêm yên tâm, gắn bó với đảo xa.
Chỉ mới 10 năm trước, đảo Trường Sa còn thiếu điện, ít công trình dân sinh, văn hóa… Nhưng hôm nay đây, với bất cứ ai đến với Trường Sa đều ngỡ ngàng trước sự thay đổi của mảnh đất nơi đầu sóng ngọn gió này. Tất cả các công trình hạ tầng trên đảo được xây dựng khang trang, con đường từ cầu cảng dẫn đến khu trung tâm, các đơn vị, chùa, trường học, trạm xá, các hộ dân… đều được bê tông hoá, sạch sẽ, điện năng lượng sạch đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày.
Các chiến sĩ trên đảo Trường Sa cắm hoa, bày mâm ngũ quả, dọn dẹp bàn thờ Bác Hồ đón xuân Quý Mão 2023. Ảnh: PV |
Dù cách xa đất liền, cuộc sống ngoài đảo còn gặp nhiều khó khăn, song quân và dân Trường Sa luôn đoàn kết, đồng lòng vượt qua thử thách, hăng say lao động, cống hiến quên mình để xây dựng quần đảo ngày càng phát triển vững chắc, xứng đáng với các thế hệ cha anh đi trước và “làm giàu” cho cuộc sống nơi đảo xa. Những công trình tưởng chừng không thể thực hiện được thì ở đất liền có gì, bây giờ ở đảo Trường Sa có thứ ấy. Đó là những vườn rau xanh mướt với đủ các chủng loại, những chậu cây cảnh được cắt tỉa rất công phu, những “tuyệt chiêu” về nuôi gà, vịt, lợn… sao cho thích hợp với thời tiết, đều được những người lính đảo cùng người dân thực hiện sau những giờ huấn luyện trên thao trường.
Đảng ủy, Chỉ huy đảo luôn xác định, dù trong bất luận hoàn cảnh nào, quân và dân trên đảo cũng không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, đặc biệt nhanh nhạy trong nắm bắt và dự báo tình hình; theo dõi sát, chủ động phát hiện kịp thời từ sớm, từ xa các động thái của nước ngoài trong phạm vị vùng biển quản lý, không để bị động, bất ngờ góp phần giữ vững môi trường hòa bình để phát triển đất nước.
Đồng thời, thường xuyên chăm lo, vun đắp mối quan hệ máu thịt quân dân, tạo bầu không khí dân chủ, đoàn kết, thương yêu, với tinh thần “Đảo là nhà, biển cả là quê hương, quân dân trên đảo là anh em ruột thịt”; chung tay thi đua xây dựng đảo “Mạnh về phòng thủ, tốt về lối sống, đẹp về cảnh quan, môi trường, mẫu mực về tình đoàn kết quân dân”.
PV: Hiện nay trên huyện đảo của chúng ta đã có tổ chức Công đoàn chưa ạ?
Quân và dân trên đảo Trường Sa, huyện Trường Sa tổ chức ca nhạc, hái qua dân chủ đếm ngày 31/12/2022 chờ đón giáo thừa |
Thượng tá Phạm Thế Nhương: Do đặc thù ở đảo không có nhà máy, xí nghiệp nên trên đảo chưa có tổ chức Công đoàn. Tuy nhiên, các lực lượng trên đảo luôn nhận được sự quan tâm của Ban Công đoàn Quốc phòng, Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ các tỉnh, thành.
Cụ thể, trong chuyến thăm và làm việc của Đoàn đại biểu Tổng LĐLĐ Việt Nam từ ngày 4 - 12/5/2022 tại 10 đảo và 01 nhà giàn, ngoài trao tặng các hiện vật, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã trao hỗ trợ 10,5 tỉ đồng để đóng 3 xuồng CQ (3,5 tỉ/xuồng) tặng quân và dân các đảo thuộc quần đảo Trường Sa và Nhà dàn DK1, nhằm góp phần nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu, tăng cường thế trận phòng thủ liên hoàn vững chắc và là điểm tựa cho ngư dân, công nhân, viên chức, người lao động làm việc trên đảo. Ngoài ra, Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng hỗ trợ 01 tỉ đồng để mua hàng hóa, trang thiết bị phục vụ đời sống của quân, dân huyện đảo Trường Sa.
Sự quan tâm của đất liền luôn là nguồn cổ vũ to lớn, mang lại sự ấm áp, tin tưởng để quân, dân nơi đầu sóng ngọn gió chúng tôi yên tâm chắc tay súng, bền tâm vững chí hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
PV: Người chỉ ở đất liền như chúng tôi khó hình dung về một cái Tết cổ truyền nơi biển đảo. Anh có thể cho biết không khí vui xuân đón Tết của những người lính đảo tại đây?
Khi những chuyến tàu chở hàng ra Trường Sa, cũng là lúc quân dân huyện đảo Trường Sa vui xuân mới. Ảnh: PV |
Thượng tá Phạm Thế Nhương: Trường Sa bao giờ cũng đón Tết sớm hơn đất liền. Khi những chuyến tàu chở hàng ra Trường Sa, cũng là lúc quân dân biển đảo vui xuân mới. Nơi nơi mọi người tất bật chuẩn bị làm thịt lợn, ngâm gạo nếp, rửa lá dong… không khí ấm áp như đón xuân trong đất liền. Quân và dân trên đảo cùng nhau trang trí bàn thờ Bác Hồ, gói bánh chưng đón chào năm mới. Nếu trong đất liền gói bánh chưng bằng lá dong thì Trường Sa gói bánh chưng bằng lá bàng vuông. Bánh chưng gói lá bàng vuông không chỉ đặc biệt bởi vị chát ngọt của lá gói mà còn mang hương vị mặn mòi của biển, trở thành đặc sản chỉ ở Trường Sa mới có và bởi trong mỗi chiếc bánh chưng ấy có tinh thần thép của người giữ đảo.
Tết ở đảo cũng có nhiều hoạt động. Đêm giao thừa, thường tổ chức giao lưu văn nghệ, hái hoa dân chủ, bình báo tường... Mùng 1 Tết, khi bình minh mới hé, cán bộ chiến sĩ trên đảo chỉnh tề trong quân phục mới nhất đi dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, đi lễ chùa đầu năm mới và tổ chức các hoạt động vui xuân. Ngày Tết, các chiến sĩ tự “làm mới” bằng việc cắt tóc cho nhau, là quần áo phẳng phiu, sơn sửa lại doanh trại, cổng ra vào, vọng gác…
Các chiến sĩ trên đảo Song Tử Tây, khoé léo trang trí Mai vàng bằng giấy. Ảnh: PV |
Đối với những chiến sĩ mới nhận nhiệm vụ, đón cái Tết đầu tiên trên đảo cũng có rất nhiều nỗi niềm nhớ nhà, nhớ người thân. Song tất cả đều xác định đang mang trên vai là nhiệm vụ Tổ quốc giao phó nên rất mạnh mẽ, vững vàng.
Đêm giao thừa, sau những giây phút nhớ nhà thì hầu hết các em đều rất xúc động, được quây quần bên đồng đội đón năm mới và cảm nhận Tết ở Trường Sa thật thiêng liêng. Đơn vị mới, vùng đất mới nhưng tất cả rất thân quen, tình cảm, ấm áp. Từ cán bộ cho đến chiến sĩ như một đại gia đình. Đó chính là động lực để các em hoàn thành tốt nhiệm vụ.
PV: Xin cảm ơn anh về cuộc trò chuyện này và chúc cán bộ, chiến sĩ Trường Sa đón một cái Tết thật ấm áp, tươi vui. Đất liền luôn ghi nhớ và biết ơn những người lính đảo!
Tâm tư của cha mẹ khi con trở lại trường sau kỳ nghỉ dài vì dịch Nhiều tháng qua, do ảnh hưởng của dịch Covid 19, học sinh, sinh viên các cấp trên địa bàn cả nước nói chung, TP HCM ... |
Một nhà báo tâm huyết với ý thức về chủ quyền biển, đảo …“Và tiếng hát đã cất lên, trầm hùng là khúc quân hành của người lính Cụ Hồ, sâu lắng là giai điệu Quảng Trị yêu ... |
Tiễn đoàn công tác đi thăm quân và dân huyện đảo Trường Sa nhân dịp Xuân Quý Mão 2023 Chiều ngày 21/12, tại Quân cảng Cam Ranh, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tổ chức Lễ tiễn đoàn công tác đi thăm, ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 14:42
Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
Các doanh nghiệp và cơ quan quản lý trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc đã không ngừng nỗ lực triển khai các biện pháp phòng cháy chữa cháy (PCCC) để giảm thiểu tối đa rủi ro, bảo vệ môi trường và tài sản.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 11:30
Địa ốc Đà Nẵng lột xác toàn diện, bước vào giai đoạn tăng trưởng mới
Trong đà tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường địa ốc Đà Nẵng năm 2024, ghi nhận dấu ấn và vai trò lực đẩy của những tổ hợp bất động sản đẳng cấp ven sông Hàn với quy hoạch bài bản cùng hệ thống tiện ích cao cấp theo mô hình “all-in-one” tiên phong.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 10:00
VietinBank tăng trưởng CASA, tối ưu hóa nguồn vốn huy động và góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh
Các giải pháp mang tính chiến lược này đã giúp VietinBank không chỉ duy trì tốc độ tăng trưởng biểu tượng CASA mà còn tiết giảm chi phí vốn (COF), cải thiện biên lợi nhuận (NIM), và khẳng định vị trí tiên phong trong lĩnh vực lĩnh vực thanh toán số hiện đại.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 21:00
Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ được thực hiện thông qua ứng dụng VNeID (tài khoản định danh điện từ) cài đặt trên điện thoại di động.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 20:00
Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?
Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy không phải hiếm gặp. Nguyên nhân do đâu, cách xử lý như thế nào, mời bạn đọc cùng tìm hiểu.
- Anh Nguyễn Thành Nhân - 25 năm gắn bó với Trường THPT Ngô Gia Tự
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm, người lao động có thể tự ngừng đóng để nhận trợ cấp?
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định