Xóm trọ công nhân KCN Bắc Thăng Long sau ngày nới lỏng cách ly xã hội
Người lao động

Xóm trọ công nhân KCN Bắc Thăng Long sau ngày nới lỏng cách ly xã hội

Ý YÊN
Tác giả: Ý YÊN
Khoảng 3h chiều thứ bảy, xóm trọ ven đường Kênh Giữa, thôn Nhuế, Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội rôm rả tiếng trò chuyện. Sau những ngày căng thẳng vì cách ly xã hội, nơi đây đã dần trở lại với nhịp sống thường ngày của một xóm trọ công nhân.
xom tro cong nhan kcn bac thang long sau ngay noi long cach ly xa hoi
Anh Tài đang đun nước tắm cho con gái tại sân xóm trọ - Ảnh: M.K

Người vừa tan ca, người lại vừa trở về từ điểm phát gạo miễn phí. Họ tập trung cả ngoài sân, nói đủ thứ chuyện. Bà Hợp (52 tuổi), người lớn tuổi nhất xóm trọ cười nói: “Lúc này mới có người. Trưa có mỗi hai bà cháu, cứ lượn ra cổng rồi lại lượn vào. Mấy người đi làm ca đêm về đóng cửa ngủ hết. Vợ chồng nhà này thì vừa mới đi ca về xong”.

Bà đang nhắc đến gia đình con trai, anh Nguyễn Văn Tài (31 tuổi), công nhân Công ty TNHH Panasonic Việt Nam, người đang hì hụi nhóm cái bếp củi ngay dưới gốc hồng xiêm trước cửa phòng trọ. Khi nãy tan ca, vợ chồng anh ghé qua chợ mua ít sả, kinh giới, tía tô… về đun nước tắm cho đứa con 8 tháng tuổi.

xom tro cong nhan kcn bac thang long sau ngay noi long cach ly xa hoi
xom tro cong nhan kcn bac thang long sau ngay noi long cach ly xa hoi
Xóm trọ gồm 14 phòng, chia thành 2 dãy, ở giữa là khoảng sân rộng. Giá thuê mỗi phòng 600 nghìn đồng/tháng - Ảnh: M.K

Vợ chồng anh Tài đã sống ở đây được 3 năm, từ sau khi kết hôn. Hai đứa con cũng lần lượt ra đời và lớn lên trong xóm trọ này. Từ ngày có con, anh thuê thêm 1 phòng nữa. Ông bà nội từ Thanh Ba, Phú Thọ thay phiên nhau xuống trông nom các cháu.

Cách đây hơn 1 tháng, khi dịch Covid-19 đang bùng phát, vợ chồng anh quyết định gửi đứa lớn về quê ngoại. Đứa nhỏ chưa cai sữa buộc phải ở lại.

xom tro cong nhan kcn bac thang long sau ngay noi long cach ly xa hoi
Bé Nhi, 8 tháng tuổi, con gái thứ hai của anh Tài - Ảnh: M.K

Trong thời gian cách ly xã hội, công ty cho họ tạm nghỉ việc. Bà Hợp cũng sốt ruột muốn cả nhà về quê nhưng anh bảo hãy cứ ở dưới này, theo lệnh của Chính phủ, ai ở đâu thì ở yên đó. Thành thử 3 người lớn trông 1 đứa trẻ con, cả ngày loanh quanh ra ra vào vào trong cái phòng trọ vỏn vẹn khoảng 10m2.

Anh chia sẻ: “Thu nhập giảm. Không đi làm thì lại phải tiêu vào cái số tiền mình định để dành lo cho con ăn học. Phải lấy tiền đó để ăn đã. Rồi tính tiếp. Sau khi đi làm lại thì tiếp tục để dành, lo cho con đi học. Nhưng nghỉ những ngày ấy thì công ty cũng hỗ trợ 70% lương. Cũng vẫn ổn”.

Bây giờ thì mọi chuyện đã ổn hơn. Lệnh cách ly xã hội được nới lỏng. Các công ty bắt đầu cho công nhân đi làm trở lại. Ai nấy đều phấn khởi, vui mừng.

xom tro cong nhan kcn bac thang long sau ngay noi long cach ly xa hoi
Bà Hợp cười vui vẻ tại phòng trọ của mình - Ảnh: M.K

Ở cuối dãy trọ là căn phòng của gia đình chị Nguyễn Thị Nhung (32 tuổi), công nhân Công ty TNHH Sản xuất phụ tùng Yamaha Motor Việt Nam. Vợ chồng chị làm cùng công ty, có 2 con trai, đứa lớn 7 tuổi đang ở sống cùng ông bà nội ở Bắc Giang; còn đứa nhỏ 3 tuổi cũng được cho về quê tránh dịch Covid-19 cả tháng nay.

Chị đang tranh thủ ngày nghỉ cuối tuần ngồi đan mũ, túi xách và ví cầm tay bằng sợi. Những sản phẩm rất đẹp và độc đáo ấy được chị đăng bán trên facebook, khá nhiều người đặt mua. Giá từ 100 - 500 nghìn/sản phẩm.

xom tro cong nhan kcn bac thang long sau ngay noi long cach ly xa hoi
Chị Nhung đang ngồi đan túi xách tại phòng trọ - Ảnh: M.K
xom tro cong nhan kcn bac thang long sau ngay noi long cach ly xa hoi
Tay đan thoăn thoắt - Ảnh: M.K

Khoe với chúng tôi những chiếc mũ, ví… với đủ kiểu dáng, màu sắc mà chị hoàn thành trong những ngày cách ly xã hội, chị Nhung chia sẻ: “Có việc này nên cũng vui hơn trong những ngày nghỉ. Nó cũng là cái đam mê, lại có thêm chút thu nhập. Những chiếc túi này có khách đặt rồi nhưng vì đang dịch nên tôi chưa đi gửi. Đi làm rồi thì cũng chỉ tranh thủ được thôi, có khi vài ngày mới làm được 1 cái”.

xom tro cong nhan kcn bac thang long sau ngay noi long cach ly xa hoi
Sản phẩm được tạo ra trong những ngày cách ly xã hội - Ảnh: M.K

“Covid-19 cũng làm đảo lộn nhiều. Thu nhập cũng giảm. Công ty cho nghỉ từ 1/4 đến 15/4, hỗ trợ hưởng 70% lương. Sau đó thì có dịch ở Hạ Lôi, trong công ty có vài người ở đó, thành ra công nhân chúng tôi lại nghỉ thêm 1 tuần nữa. Nhưng tôi mới đi làm lại được 3 hôm nay rồi. Hy vọng dịch bệnh sớm chấm dứt để tất cả mọi người yên tâm làm việc”, chị Nhung chia sẻ.

xom tro cong nhan kcn bac thang long sau ngay noi long cach ly xa hoi Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 27/4
xom tro cong nhan kcn bac thang long sau ngay noi long cach ly xa hoi Những "chiếc bẫy" đang rình rập người lao động sau những ngày cách ly xã hội
xom tro cong nhan kcn bac thang long sau ngay noi long cach ly xa hoi Người bán vé số, xe ôm sau bao lâu được nhận tiền hỗ trợ vì ảnh hưởng của Covid-19?

Tin mới hơn

Học để làm chủ công việc, làm chủ cuộc đời

Học để làm chủ công việc, làm chủ cuộc đời

Trong nhà xưởng, công trường, dây chuyền sản xuất, có hàng nghìn máy vận hành ngày đêm. Nhưng “cỗ máy” lớn nhất, bền bỉ nhất, chính là trí tuệ và đôi tay của người lao động. Nếu không học, không cập nhật tri thức công nhân sẽ bị “bỏ lại” trong “guồng quay” khắc nghiệt của thời đại.
Đội ngũ công nhân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đội ngũ công nhân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Đảng ta đã xác định tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia; định vị lại và khuyến khích phát huy vai trò của kinh tế tư nhân, huy động mọi nguồn lực cho phát triển; cùng với đó là sắp xếp lại hệ thống bộ máy tổ chức, bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao - trong đó, việc phát huy vai trò của đội ngũ công nhân có vai trò vô cùng quan trọng.
Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khi nền kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp và tiến hành phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, văn hóa công nhân là chủ đề đặc biệt được quan tâm, trong đó có mục tiêu đóng góp cho tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết chia sẻ quan điểm của tác giả về xây dựng văn hóa công nhân, đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam bắt đầu chuyển sang phát triển bền vững hiện nay.

Tin tức khác

Công nhân Việt Nam và hành trình không nghỉ

Công nhân Việt Nam và hành trình không nghỉ

50 năm sau ngày đất nước thống nhất, đã qua rồi cái thời khó khăn gian khổ, khi công nhân phải vật lộn với từng miếng cơm manh áo trong những nhà máy xí nghiệp cũ kỹ. Giờ đây, công nhân Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ, trở thành những người tiên phong trong kỷ nguyên công nghiệp 4.0, làm chủ công nghệ hiện đại, vận hành những hệ thống tự động hóa tinh vi, và là lực lượng không thể thiếu trong nền kinh tế số đang phát triển mạnh mẽ…
Học để hoàn thiện nhân cách, làm giàu trí tuệ

Học để hoàn thiện nhân cách, làm giàu trí tuệ

Chưa bao giờ thế giới thay đổi nhanh như hôm nay. Công nghệ phát triển mỗi giờ, mỗi phút. Một kỹ năng có thể lạc hậu chỉ sau vài năm. Một công nghệ có thể thay đổi cả ngành nghề. Trong dòng xoáy ấy, nếu không học, người lao động sẽ lạc nhịp, tụt hậu, thậm chí bị đào thải.
Những cơ hội học tập “trong tầm tay” cho công nhân thời đại mới

Những cơ hội học tập “trong tầm tay” cho công nhân thời đại mới

"Học để không bị bỏ lại phía sau" - thông điệp từ Tổng Bí thư Tô Lâm càng trở nên cấp thiết khi thị trường lao động liên tục biến động. Vậy, người công nhân cần trang bị những gì và học như thế nào trong bối cảnh mới? Những giải pháp học tập linh hoạt, thiết thực đang mở ra nhiều cơ hội hơn bao giờ hết để người lao động nâng cao năng lực, khẳng định giá trị bản thân.
Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Sửa đổi quy định về điều kiện tuổi của thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trong Luật BHXH 2024 là lời hồi đáp đầy nhân văn dành cho hàng triệu người lao động và gia đình họ, những người đã âm thầm cống hiến cả cuộc đời cho sự phát triển của đất nước.
Học để không bị bỏ lại phía sau

Học để không bị bỏ lại phía sau

Cách mạng số đang định hình lại sâu sắc thị trường lao động việc làm, đặt ra yêu cầu cấp bách để thích ứng. Để không chỉ tồn tại mà còn kiến tạo giá trị bền vững, người lao động cần phát huy mạnh mẽ tinh thần học tập suốt đời, với sự đồng hành, tiếp sức chiến lược và hiệu quả từ tổ chức Công đoàn.
Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Với nhiều người lao động, đặc biệt là công nhân nghỉ hưu không hẳn là “dấu chấm hết” cho một hành trình làm việc, mà có khi lại là khởi đầu cho một giai đoạn mới đầy trăn trở: “Tiếp tục cống hiến hay dừng lại”?
Xem thêm