
![]() |
Xóm ngụ cư ven sông Hồng thuộc địa phận phường Phúc Xá, quận Ba Đình, TP Hà Nội được hình thành từ hơn 20 năm trước bởi những lao động nghèo không nhà cửa. Họ sống trong những túp lều lụp xụp, chắp vá, mùa đông rét thấu xương, còn mùa hè nóng hầm hập đến mức khó thở. Hiện tại, nơi đây vẫn là chỗ "chui ra chui vào" của hàng trăm lao động tự do đến từ nhiều địa phương. |
![]() |
Một người đàn ông đang nằm nghỉ ở lối đi chung trong xóm ngụ cư vào lúc 10h sáng. Anh quê ở Bình Giang, Hải Dương, làm xe đẩy tại chợ hoa quả Long Biên, công việc thường bắt đầu từ 22h đêm cho tới sáng hôm sau. Anh nói: "Tranh thủ chỗ râm mát, chợp mắt được lúc nào hay lúc đấy. Giữa trưa nắng vỡ đầu, có muốn ngủ cũng không thể ngủ được. Mùa này, dân "ngủ ngày cày đêm" như chúng tôi là vất vả nhất. Đêm thì vẫn phải làm mà ngày thì chẳng ngủ được vì nắng nóng". |
![]() |
Bà Mơ (72 tuổi), quê huyện Xuân Trường, Nam Định làm việc dưới gốc cây hoa sữa để tránh nóng. Hàng ngày, vào khoảng 22h đêm đến 7h sáng hôm sau, bà đi nhặt các túi nilon ở chợ hải sản Long Biên để đem bán, mỗi cân giá 5000 đồng. Bà ở trọ với con gái - một người bán hoa quả, trong căn phòng chật hẹp mà bà ví "như cái tổ tò vò". |
![]() |
Những tấm nilon bọc hải sản tanh nồng nặc, ướt nhèm được xếp ngay ngắn, phơi cho khô để chờ bán. "Những cái này thanh niên họ không làm, các bà già thì cũng chỉ làm được việc thế này thôi, làm thuê thì người ta không mượn. Làm việc ở đây tự do thoải mái, không ai nói ra nói vào, kiếm nhiều hay ít cũng đủ sống một ngày", bà nói. |
![]() |
Cũng như phần lớn lao động trong xóm ngụ cư ven sông Hồng, giấc ngủ chính của bà Mơ diễn ra vào ban ngày nhưng giờ đây thường xuyên bị ảnh hưởng bởi nắng nóng kéo dài. |
![]() |
Những túp lều tạm bợ với lỉnh kỉnh đồ đạc, phế liệu khiến cho không gian càng trở nên bí bách, ngột ngạt. |
![]() |
Dưới cái nắng như thiêu như đốt, những bộ quần áo vừa giặt xong đã khô chỉ sau vài phút |
![]() |
Ông Nguyễn Hữu Tiến (45 tuổi), quê ở huyện Ứng Hòa, Hà Nội sống cùng vợ trong một túp lều được bao bọc bởi những tấm gỗ mỏng. "Vợ chồng tôi đã ở đây hơn 10 năm. Tôi làm xe ôm, còn vợ bán bún nem ở phố đi bộ vào 3 buổi tối cuối tuần, những ngày thường thì đi bán rau ngoài chợ ga. Tôi thường đi làm buổi tối, bắt đầu từ khoảng 5-6h chiều, đến 2h sáng thì về ngủ. Nắng nóng thế này khiến giấc ngủ ban đêm cũng chập chờn, có khi thức trắng. May ra buổi sáng chợp mắt được khoảng hơn 2 tiếng rồi không ngủ được nữa. Buổi trưa thì phải ra gốc cây ngồi. Ăn cũng chẳng ăn được, chủ yếu là uống nước thôi. Chắc chẳng chỗ nào nóng bằng khu này", ông Tiến chia sẻ. |
![]() |
Bà Hoa (55 tuổi), quê ở huyện Lý Nhân, Hà Nam đang nép vào vách phòng trọ để cắt 80 bắp ngô vào lúc giữa trưa. Trước 14h30, hơn 1/3 số ngô này sẽ được bà luộc chín để kịp đi bán rong khắp các phố phường ở Hà Nội. |
![]() |
Công việc diễn ra vào giữa trưa nắng 40 độ C khiến bà Mơ mệt mỏi. "Chiều hôm qua nóng tưởng chết, không chui vào đâu được, đi tìm xó xỉnh ngồi mà không có cái xó nào mát. Vào trong phòng thì tưởng chết trong đó, nóng quá choáng hết cả đầu. Có 2 cái quạt đấy nhưng mà bật thì chỉ càng thêm hơi nóng. Tôi phải ra bể nước tắm cả tiếng đồng hồ. Cũng may tối còn ngủ được", bà nói. |
![]() |
"Nắng nôi mệt mỏi quá! Một tháng đi chợ tôi sút mất 2 cân. Nắng quá không ăn được, chẳng thiết tha cái gì, chỉ có uống nước. Nhiều khi đi đường nóng quá, phải tự té nước vào người cho hạ nhiệt. Biết là hại người lắm, nhưng không làm thế thì không thể đi tiếp được". |
![]() |
"Hôm nay tôi nghĩ ra một cách, lấy cái chăn căng ngang trong nhà, buộc 4 góc, rồi gác cả lên cái sào, xong dội nước lên trên cho nó ướt, rồi dội cả sàn nhà nữa. Bật quạt lên, thấy nó cũng hạ chút nhiệt, mới có thể ngồi ở đây được". |
![]() |
Những người lao động xóm ngụ cư đang gắng gượng vượt qua mùa nắng nóng theo cách của riêng họ để đảm bảo sức khỏe, tiếp tục mưu sinh. |
![]() |
![]() |
![]() |
Tin mới hơn

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm
Tin tức khác

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Công nhân và việc học tập suốt đời

Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ
