Hành trình giúp học sinh hạnh phúc
Cà phê tối - 20/11/2019 15:00 Phan Bình
Thầy cô là những người gieo những con chữ hy vọng cho các em học sinh. Ảnh: Zing.vn |
Tôi đọc được những dòng này “Con đường lầy lội không khác gì đầm lầy, những chiếc xe máy phải quấn nhiều vòng xích vào lốp để tăng độ bền và bám đường. Các thầy cô vẫn ngày ngày vượt những trở ngại như thế để tới lớp với các em nhỏ giữa đại ngàn”. Nơi họ đi gieo những con chữ để hy vọng gặt những điều tốt đẹp hơn cho học trò vùng cao ở tận mãi vùng núi cao của Điện Biên, nơi chập chùng núi đồi, nằm gần biên giới hai nước.
Những hình ảnh như vậy, những con người như thế và những thầy cô kể trên tôi không chỉ đọc trên báo, thấy trên mạng xã hội hay nghe kể ngoài đời. Tôi đã cùng họ lặn lội hàng chục km đường rừng, vào nơi không còn sóng điện thoại và vận động được mỗi em đến lớp là một thành công nho nhỏ. Họ bám bản, bám rừng, bám trường… ngày này qua tháng khác, có khi gần chục năm để các con không chỉ biết cái chữ mà còn biết những thứ cơ bản học làm người.
Có thể hàng loạt vụ việc cô tát trò, thầy dâm ô nữ sinh hay bê bối thi cử sẽ dễ lan truyền, luôn lấn át những điều tốt đẹp còn khá nhiều đâu đó ở các ngôi trường. Nhưng tôi nghĩ những chuyện đó có khi chỉ là các vết đen trong tờ giấy trắng và điều xấu hiện thời thường được đào sâu hơn chuyện tốt. Tôi cũng không quá lạc quan hay muốn tô hồng những điều nhiều người quá rõ. Tôi chỉ muốn chép lại vài câu chuyện và điều tốt đẹp không phải ai cũng thấy.
Thầy cô không chỉ dạy chữ, họ còn “Bước vào khai giảng cũng là lúc các thầy cô Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Trà Tập, huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) cùng bắt tay vào làm đất, trồng rau, nuôi lợn… để cải thiện bữa ăn cho các em học sinh bán trú của trường.”. Tôi vẫn còn nhớ khá rõ những giáo viên ở Bắc Yên, Sơn La đã cùng mình nỗ lực thế nào để các con có một bếp ăn bán trú khang trang vì “nhìn các em lội rừng cả chục km về nhà ăn trưa rồi lại quay đến lớp. Còn không chỉ một ít cơm muối gói trong lá rừng hay bọc ni lông mang đến lớp nhai trệu trạo, tội quá anh à!”
Tôi cũng vừa xem “ Hành trình giúp học sinh hạnh phúc” của Cô Vũ Thị Tuyết Nga, giáo viên Trường THCS - THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội). Cô nói “Dù đã hòa đồng, vui vẻ hơn với HS, nhưng trong lớp vẫn có những HS không thiết tha học hành, do đó tôi đặt ra mục tiêu phải hiểu tâm lý, hoàn cảnh từng em để có phương pháp giáo dục đúng. Đó là một hành trình dài để HS của tôi hạnh phúc, tôi cũng hạnh phúc hơn”.
Có lẽ điều đó nên được xem là “ triết lý” giáo dục để làm sao thầy cô lẫn học trò đều cảm thấy “hạnh phúc” khi đến trường, dạy và học. Hành trình ấy chắc bắt nguồn từ nhiều điểm khác nhau, có thể suôn sẻ nhưng cũng có khi đầy trắc trở với cả nước mắt lẫn nụ cười. Tuy nhiên kết cục mong mỏi luôn là điều hạnh phúc, bình an và đầy tình người cho tất cả.
20/11, nghĩ về thầy Park 20/11 sắp đến và trận cầu nảy lửa với Thái Lan đang tới gần, nhiều người nhớ về ông Park, một người thầy đặc biệt ... |
“Sinh cho thầy một đứa con trai” "Sinh cho thầy một đứa con trai", dòng chữ khiến nhiều người rùng mình này lại được cho là xuất hiện trong bức tâm thư ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Cà phê tối - 30/10/2024 10:33
Công nhân bỏ phố về quê - Đâu có gì mà hốt hoảng!
Thúy, công nhân một nhà máy da giày ở Đồng Nai quyết định về quê làm việc và sinh sống sau gần 10 năm lang bạt từ Bình Dương qua Đồng Nai rồi TP HCM.
Cà phê tối - 28/10/2024 13:42
"Giá bất động sản hư hư ảo ảo"
"Thị trường bất động sản hư hư ảo ảo, khó mà định giá, hôm nay giá này ngày mai lại giá khác", đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) chia sẻ.
Kinh tế - Chính sách
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Hiệu quả thiết thực từ mô hình Sức khỏe của bạn ở An Giang
- Mái ấm Công đoàn Trường Đại học Sài Gòn – ngôi nhà thân yêu của tôi!
- Tặng sổ tiết kiệm tối đa 20 triệu đồng cho con đoàn viên, người lao động tử vong do bão số 3
- Từ kiến nghị của Công đoàn, doanh nghiệp chấp thuận 11 ưu tiên cho lao động nữ
- Công đoàn Trường THCS Hoàng Hoa Thám: Hết mình vì một tập thể gắn kết, yêu thương