Vụ tai nạn lao động ở Yên Bái: Người vi phạm có thể đối mặt với khung hình phạt nào?
Sổ tay pháp luật - 25/04/2024 10:51 Hà Vy
Cơ quan này quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Trần Mạnh Hùng (sinh năm 1980, trú tại tổ 8, phường Yên Thịnh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái), là nhân viên cân băng liệu của Nhà máy Xi măng về tội “Vi phạm quy định về an toàn lao động”, quy định tại khoản 3 Điều 295 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Hiện, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Yên Bái đang tích cực điều tra mở rộng vụ án, làm rõ toàn bộ hành vi phạm tội của bị can Trần Mạnh Hùng cũng như những vi phạm của các cá nhân, tổ chức có liên quan để xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật.
Nhà máy Xi măng nơi xảy ra tai nạn lao động làm 7 công nhân tử vong nhìn từ trên cao. Ảnh: Hồng Nguyên |
Nhìn nhận vụ việc dưới góc độ pháp lý, Luật sư Vũ Ngọc Hà - Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật công đoàn, thuộc LĐLĐ tỉnh Đồng Nai đánh giá, đây là vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng khiến nhiều công nhân tử vong, ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, gây đau thương mất mát đến nhiều gia đình.
Theo luật sư, điều quan trọng mà cơ quan chức năng sẽ làm rõ là việc khởi động máy, bảo dưỡng, sửa chữa có đúng quy trình, quy định về an toàn lao động hay không? Trách nhiệm trong công tác quản lý, vận hành thuộc về ai? Bởi, đây là những vấn đề quan trọng để xác định sự vụ này có lỗi của người quản lý vận hành máy móc hay không?
Do vụ việc gây tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng khiến 7 công nhân tử vong nên người có hành vi vi phạm có thể sẽ bị xử lý theo quy định tại khoản 3 điều 295 Bộ luật Hình sự (thuộc danh mục các tội phạm xâm phạm an toàn công cộng).
Theo khoản 3 Điều 295 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội vi phạm quy định về ATVSLĐ, về an toản ở những nơi đông người, thì trường hợp phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau thì sẽ bị phạt tù từ 7 năm đến 12 năm: Làm chết 03 người trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của 3 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của 3 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 201% trở lên; Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
Như vậy, trường hợp kết quả xác minh cho thấy quy trình bảo quản, sửa chữa máy móc tại Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái không đảm bảo an toàn, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, mà người vi phạm quy định còn sống thì sẽ xem xét xử lý hình sự người này về tội "Vi phạm quy định về an toàn lao động" theo quy định tại Điều 295 Bộ luật Hình sự. Với hậu quả khiến 7 người tử vong thì hình phạt có thể tới 12 năm tù.
Ngoài trách nhiệm hình sự, thì vấn đề bồi thường thiệt hại về tai nạn lao động cũng sẽ được đặt ra đối với người có lỗi hoặc đối với doanh nghiệp này.
Trước mắt, doanh nghiệp có trách nhiệm phối hợp với cơ quan chức năng và gia đình các nạn nhân để giải quyết chế độ, quyền lợi về tai nạn lao động cho người lao động theo quy định của pháp luật.
Vụ tai nạn lao động 7 công nhân tử vong: Khởi tố nhân viên cân băng liệu Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Yên Bái đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để ... |
Vụ 7 công nhân tử vong: Đau thương người ở lại Các công nhân tử vong trong vụ tại nạn lao động tại Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái đều có hoàn ... |
Yêu cầu doanh nghiệp phối hợp với công đoàn huấn luyện ATVSLĐ Sau vụ tai nạn lao động khiến 7 công nhân tử vong ở Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái, Bí thư ... |
Tin cùng chuyên mục
Pháp luật lao động - 18/11/2024 06:07
7 trường hợp phải tổ chức đối thoại theo Bộ luật Lao động năm 2019
Bộ luật Lao động năm 2019 quy định 7 trường hợp khi có vụ việc phải tổ chức đối thoại. Người sử dụng lao động, người lao động và cán bộ công đoàn cần biết những quy định này để thực hiện đúng pháp luật, đảm bảo quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động.
Sổ tay pháp luật - 16/11/2024 08:39
Những điều cần biết về đối thoại tại nơi làm việc theo pháp luật lao động
Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 01/02/2021 đã có những quy định cụ thể về đối thoại tại nơi làm việc. Quy định này nhằm đảm bảo quyền, nghĩa vụ của các bên và xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.
Pháp luật lao động - 06/11/2024 15:27
Quy định xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động ra sao?
Việc xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động được quy định Theo Điều 90 Luật An toàn, vệ sinh lao động.
Pháp luật lao động - 04/11/2024 18:47
Người lao động có nghĩa vụ gì về an toàn, vệ sinh lao động?
Điều 6 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động làm việc theo hợp đồng.
Sổ tay pháp luật - 01/11/2024 07:31
Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của Hội đồng trọng tài lao động
Thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của Hội đồng trọng tài lao động được quy định chi tiết tại Bộ Luật Lao động năm 2019.
Sổ tay pháp luật - 31/10/2024 08:27
Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân được quy định theo Điều 190 Bộ luật Lao động năm 2019.
- Anh Nguyễn Thành Nhân - 25 năm gắn bó với Trường THPT Ngô Gia Tự
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm, người lao động có thể tự ngừng đóng để nhận trợ cấp?
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định