Vợ chồng sắp li dị, có nên cho con về chơi với ông bà không?
Đời sống

Vợ chồng sắp li dị, có nên cho con về chơi với ông bà không?

Minh Hoàng
Tác giả: Minh Hoàng
Nhiều cặp vợ chồng công nhân li dị, người vợ hoặc chồng giữ quyền nuôi con thường băn khoăn có nên cho con về chơi với ông bà nội/ngoại không?

3630 vy chyng syp li dy co nen cho con chyi vyi ong ba khong cuocsongantoanvn 1

Niềm vui của ông bà bên các cháu. Nguồn ảnh: Internet

"Mọi người cho em hỏi tí ạ. Vợ chồng em làm công nhân ở hai công ty khác nhau. Chúng em có một bé gái ba tuổi. Chồng em đi gái, đã dọn sang ở hẳn với tình mới. Em đang làm thủ tục li dị. Trước nay bố mẹ chồng rất quý mẹ con em. Giờ ông bà muốn đón cháu về quê chơi đến khai giảng. Em có nên cho cháu đi không ạ? Nhỡ ông bà giữ cháu thì sao?"

Đó là dòng tâm sự của một bà mẹ trẻ công nhân trên mạng xã hội. Có lẽ chị đã suy nghĩ rất nhiều và lo lắng về việc này. Thông tin không đầy đủ nên tôi cũng không dám bàn hay khuyên chị thật sự nên như thế nào. Ví dụ, về mặt luật pháp, chồng chị khi chưa ly hôn đã ăn ở như vợ chồng với người phụ nữ khác là vi phạm chế độ một vợ một chồng; chị có kiện cáo gì không? Chồng chị có tranh quyền nuôi con với chị không; nếu có thì thái độ của ông bà đối với việc này như thế nào? Từ khi bỏ đi chồng chị có chu cấp cho con không, hiện có việc làm, thu nhập, có năng lực tài chính để nuôi con không? - điều sẽ được tòa xem xét khi phán quyết quyền nuôi cháu bé. Nhưng hiện anh ta đã bỏ mẹ con chị thì về cơ bản, anh ta không có tư cách để tranh quyền nuôi con với chị.

4604 vy chyng syp li dy co nen cho con chyi vyi ong ba khong cuocsongantopanvn 6

Ở bên ông bà, các cháu luôn nhận được tình yêu thương bao lao, vô bờ bến. -Ảnh: internet

Riêng việc ông bà nội muốn đón cháu về quê với ông bà ít hôm - thì theo như chị nói - trước nay ông bà rất quý mến mẹ con chị, tôi nghĩ chị cho cháu đi cũng được. Vợ chồng chị li hôn là chuyện của người lớn, không phải lỗi của trẻ con. Cháu là con chị nhưng cháu cũng có tổ tiên, cội nguồn. Việc cháu duy trì sợi dây tình cảm với gia đình bên nội có lợi cho sự phát triển của cháu sau này.

“Con người có tổ có tông/Như cây có cội, như sông có nguồn”. Bất kỳ ai cũng cần biết mình ở đâu ra, từ đâu đến. Nếu những điều này không sáng tỏ, mù mờ, suốt đời người ta sẽ sống trong sự day dứt, khổ tâm. Rất nhiều trường hợp cha mẹ, con cái, ông bà thất lạc nhau trong những biến cố, họ đã phải mất nhiều thời gian, công sức đi tìm lại cội nguồn; nhiều trường hợp khác, vợ chồng bỏ nhau thì gia đình bên nội/ngoại cũng hắt hủi người chồng/vợ và con cái của họ. Điều đó để lại nỗi hận, sự đau đớn cho người bị hắt hủi đến hết đời.

3645 vy chyng syp li dy co nen cho con chyi vyi ong ba khong cuocsongantoanvn 2Về quê với ông bà, trẻ nhỏ ngoài cảm nhận tình cảm gia đình, các cháu còn được trải nghiệm thiên nhiên trong lành. Ảnh: nguoidanang.vn

Ông bà nội vốn quý mến mẹ con chị. Họ cũng không phải người gây ra lỗi trong cuộc chia ly này. Con chị vẫn là cháu nội của họ. Cháu có quyền được nhận sự yêu thương của ông bà, ngược lại, ông bà cũng có quyền được bày tỏ tình yêu thương với cháu. Dòng máu chảy trong huyết quản cháu là dòng máu của ông bà - điều này dù thế nào cũng không chối bỏ được. Thực tế, rất nhiều trường hợp vợ chồng bỏ nhau nhưng con cái của họ vẫn đi lại, có quan hệ thân thiết, bền chặt với cả hai bên nội ngoại.

Về việc chị sợ ông bà giữ cháu thì tôi nghĩ không nên lo lắng quá. Dù đâu đó đã xảy ra chuyện này, tôi tin ông bà nội không cực đoan đến mức giữ cháu. Bởi, quyền nuôi con do sự thỏa thuận giữa chị và chồng chị; nếu có sự tranh giành sẽ do tòa án phán quyết. Mặt khác, việc ông bà phản đối cuộc tình mới của chồng chị, vẫn dành tình cảm yêu thương, thậm chí hơn thế - muốn bù đắp cho cháu - thì tôi nghĩ ông bà là những người suy nghĩ tích cực, hiểu biết, đàng hoàng, đáng trọng và đáng tin.

Cho cháu về chơi nốt nửa tháng hè với ông bà nội không phải là một quyết định tồi chị ạ.

Covid-19 ngày 16 src= Covid-19 ngày 16/8: 1 ca dương tính từ Guinea Xích đạo về sau 4 lần xét nghiệm
Bài học từ một vụ “hất đổ mâm cơm”Bài học từ một vụ “hất đổ mâm cơm”
"Nghèo quá không ngủ được""Nghèo quá không ngủ được"

Tin mới hơn

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khi nền kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp và tiến hành phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, văn hóa công nhân là chủ đề đặc biệt được quan tâm, trong đó có mục tiêu đóng góp cho tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết chia sẻ quan điểm của tác giả về xây dựng văn hóa công nhân, đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam bắt đầu chuyển sang phát triển bền vững hiện nay.
Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Sửa đổi quy định về điều kiện tuổi của thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trong Luật BHXH 2024 là lời hồi đáp đầy nhân văn dành cho hàng triệu người lao động và gia đình họ, những người đã âm thầm cống hiến cả cuộc đời cho sự phát triển của đất nước.
Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Với nhiều người lao động, đặc biệt là công nhân nghỉ hưu không hẳn là “dấu chấm hết” cho một hành trình làm việc, mà có khi lại là khởi đầu cho một giai đoạn mới đầy trăn trở: “Tiếp tục cống hiến hay dừng lại”?

Tin tức khác

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Trong hành trình mưu sinh, người công nhân không chỉ đối mặt với sự khắc nghiệt của dây chuyền sản xuất, mà còn phải “vật lộn” với những căn bệnh hiểm nghèo, mãn tính kéo dài tháng năm.
Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Giữa hàng triệu lượt nghỉ ốm mỗi năm của người lao động, đã từng có biết bao buổi làm dang dở, những lần gắng gượng trở lại ca vì sợ bị trừ lương, mất chuyên cần hay mất bảo hiểm y tế.
Công nhân và việc học tập suốt đời

Công nhân và việc học tập suốt đời

“Học tập suốt đời” là tên bài viết được hưởng ứng rộng rãi và tạo tiếng vang lớn của Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây. Vấn đề này được nhìn nhận như một trong những giải pháp, yêu cầu tối quan trọng để phát huy tiềm năng, sức sáng tạo của con người Việt Nam, trong đó có đội ngũ công nhân lao động, góp phần thực hiện thắng lợi khát vọng vươn mình của dân tộc.
Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Giữa những con số xuất khẩu hàng tỷ USD mỗi năm của ngành điều Việt Nam, ít ai để ý rằng đằng sau thành công ấy là những đôi tay chai sạn, những giọt mồ hôi rơi giữa xưởng nóng và những câu chuyện đời thầm lặng của người lao động. Từ những người phụ nữ ngồi bó gối bên rổ điều sống để tách vỏ, đến những công nhân vận hành dây chuyền sản xuất hiện đại, họ chính là những mắt xích bền bỉ góp phần đưa hạt điều Việt Nam có mặt tại hơn 90 quốc gia trên thế giới.
Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Giữa nhịp sống tất bật nơi các khu công nghiệp, hàng triệu nữ công nhân vẫn âm thầm lao động, cống hiến và hy sinh, mang trên vai không chỉ gánh nặng mưu sinh mà còn cả giấc mơ làm mẹ.
Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Không còn phải rời xưởng sớm để nộp một tờ đơn. Không còn mất công cả buổi để đi xin xác nhận giấy tờ. Không còn cảnh ngồi hàng giờ trước cánh cửa cơ quan BHXH với ánh mắt lo lắng.
Xem thêm