Vietnam Airlines nỗ lực vì những chuyến bay an toàn
Đời sống

Vietnam Airlines nỗ lực vì những chuyến bay an toàn

Đức Anh
Tác giả: Đức Anh
Với phương châm “An toàn là nguyên tắc không thể đánh đổi trong mọi hoạt động”, cán bộ, nhân viên Vietnam Airlines luôn quán triệt và triển khai đồng bộ các biện pháp giữ vững an toàn bay trên toàn hệ thống một cách liên tục, thường xuyên. Trong dịp Tết Nguyên Đán Kỷ Hợi 2019, Vietnam Airlines dành sự quan tâm đặc biệt đến môi trường làm việc an toàn cho NLĐ và tạo điều kiện tốt nhất để NLĐ được chung vui Tết cùng gia đình.
vietnam airlines no luc vi nhung chuyen bay an toan
Ảnh: Vietnam Airlines

Văn hóa an toàn hàng không

Văn hóa an toàn được Vietnam Airlines xác định là một quá trình kiên trì mỗi ngày, kết hợp cùng nhiều biện pháp để có được sự thay đổi nhận thức, quan niệm và hành động của mỗi cá nhân. Vietnam Airlines đã thành công trong việc xây dựng và vận hành hệ thống quản lý an toàn dựa vào dữ liệu an toàn để dự báo, xác định các nguy cơ, từ đó xử lý, phòng ngừa rủi ro kịp thời.

Hệ thống quản lý an toàn đã và đang không ngừng hoàn thiện, đáp ứng các tiêu chuẩn hàng không của các hiệp hội, liên minh mà Vietnam Airlines tham gia. Phát biểu tại Hội thảo An toàn Hàng không 2018 tại Đà Nẵng, ông Dương Trí Thành, Tổng Giám đốc Vietnam Airlines đã từng khẳng định như vậy.

Quả thật, trong suốt hơn 20 năm thành lập và phát triển, Vietnam Airlines không ngừng nỗ lực xây dựng văn hóa an toàn hàng không; ban hành chỉ thị về việc nâng cao kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động khai thác và văn hóa báo cáo. Mô hình văn hóa báo cáo được hưởng ứng tích cực với ngày càng nhiều các báo cáo an toàn tự nguyện bên cạnh các báo cáo bắt buộc từ đơn vị khai thác bay, kỹ thuật hay khai thác mặt đất.

Điểm nổi bật trong văn hóa an toàn của Vietnam Airlines là đề cao tính trung thực, minh bạch, tạo môi trường làm việc mà mọi nhân viên luôn sẵn sàng báo cáo lỗi; không áp dụng các biện pháp kỷ luật đối với bất cứ nhân viên nào khi chủ động báo cáo trung thực về các sự cố, sự việc ảnh hưởng tới an toàn, các lỗi do sơ ý.

Mỗi năm Vietnam Airlines tổ chức hàng chục lớp đào tạo nội bộ về an toàn và văn hóa an toàn. Trong 4 năm, từ 2014 đến 2018, đã có hàng nghìn thành viên được tiếp cận với những quy định và các hướng dẫn mới nhất của văn hóa an toàn hàng không như các quy định ICAO, hệ thống quản trị an toàn CAAV, chính sách phát triển văn hóa an toàn của Vietnam Airlines...

Năm 2018, Vietnam Airlines ước thực hiện an toàn gần 142.000 chuyến bay, vận chuyển 22 triệu lượt khách và gần 350 nghìn tấn hàng hóa. Chỉ số đúng giờ (OTP) vượt mục tiêu năm và đạt ở mức cao 89,2% (chỉ số OTP trung bình của các hãng hàng không trong nước là 86,6%). Vì vậy, năm qua Vietnam Airlines được xếp hạng tuyệt đối 7/7 sao về an toàn hàng không bởi AirlineRatings - website uy tín nhất thế giới chuyên đánh giá về mức độ an toàn và chất lượng dịch vụ của 435 hãng hàng không toàn cầu.

Trong tương lai, với mục tiêu đã đề ra đến năm 2020, Vietnam Airlines sẽ nâng cấp văn hóa an toàn lên mức chủ động (Proactive) trong tất cả các mặt bao gồm: báo cáo an toàn, điều tra an toàn, xử lý các thông tin an toàn, phòng ngừa an toàn. Đến năm 2025, văn hóa an toàn của Vietnam Airlines đạt mức tiên tiến (Generative) và an toàn trở thành giá trị cốt lõi, nền tảng trong văn hóa doanh nghiệp cũng như mọi hoạt động của từng cá nhân của Vietnam Airlines.

Đáp ứng nhu cầu tăng cao trong dịp Tết

Để chuẩn bị phục vụ cao điểm Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, các đơn vị điều hành khai thác đã tăng cường giám sát và hỗ trợ tổ bay để đưa ra các quyết định đúng trong khi bay, chuẩn bị phương án, lực lượng, trang thiết bị sẵn sàng ứng phó tình huống bất thường có thể xảy ra. Vietnam Airlines chủ động đảm bảo đủ nguồn lực phi công và tiếp viên giai đoạn cao điểm, quán triệt phi công, tiếp viên thực hiện nghiêm các quy định, thủ tục an ninh.

Các đơn vị kỹ thuật của Vietnam Airlines tăng cường giám sát chặt chẽ tình trạng kỹ thuật tàu bay, giám sát bảo dưỡng, kế hoạch định kỳ để đảm đủ số lượng tàu bay với tiêu chuẩn kỹ thuật tốt nhất. Đồng thời, các kỹ sư, thợ kỹ thuật luôn trong tư thế sẵn sàng khắc phục triệt để các sự cố kỹ thuật phát sinh, không để các sự cố hỏng hóc lặp lại. Các đơn vị dịch vụ, an ninh, công nghệ thông tin, thương mại… đã phối hợp triển khai những biện pháp chuyên môn để đảm bảo những chuyến bay an toàn với chất lượng dịch vụ tốt nhất cho hành khách.

Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, trong giai đoạn cao điểm từ ngày 20/1/2019 đến ngày 19/2/2019 (tức từ ngày 15 tháng Chạp Mậu Tuất đến ngày 15 tháng Giêng Kỷ Hợi), hãng tiếp tục tăng cường hơn 54.000 chỗ (tương đương gần 230 chuyến bay) trên các đường bay nội địa. Ngoài ra, để tiết kiệm thời gian làm thủ tục, hành khách nên làm thủ tục trước qua website, ứng dụng di động hoặc tại các quầy tự làm thủ tục đặt ở các sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng.

Do đặc thù của ngành hàng không, nhiều cán bộ nhân viên của Vietnam Airlines (như phi công, tiếp viên, kỹ sư bảo dưỡng máy bay, nhân viên mặt đất…) vẫn làm việc trong các ngày Tết để đảm bảo các chuyến bay phục vụ người dân đi lại; để hỗ trợ NLĐ vừa hoàn thành nhiệm vụ, vừa được sum vầy với gia đình, Vietnam Airlines xây dựng các phương án bố trí lịch tối ưu, hợp lý, trong đó cán bộ nhân viên chỉ làm nhiệm vụ trong một hoặc một số ngày Tết và được nghỉ những ngày ngay sau đó.

Hãng cũng ưu tiên hơn những NLĐ đã có gia đình không phải đi làm nhiệm vụ những ngày này. Đặc biệt, đối với phi công, Vietnam Airlines tận dụng các phi công nước ngoài, không nghỉ lễ trong thời điểm này để phi công Việt Nam có thêm thời gian nghỉ Tết. Trong thời điểm giao thừa và đầu năm, lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Tổng Công ty sẽ tổ chức thăm hỏi, chúc Tết và dùng bữa cơm tất niên với các anh chị em cán bộ nhân viên.

Nhằm tri ân NLĐ đã nỗ lực đóng góp vào an toàn bay nói riêng, kết quả kinh doanh nói chung năm vừa qua, Vietnam Airlines triển khai các hình thức khen, thưởng đa dạng đối với cán bộ, nhân viện. Cụ thể, về thu nhập, ngoài tiền lương NLĐ được hưởng theo đúng cam kết 14,5 tháng lương/năm, năm 2018, Vietnam Airlines đã thưởng cho NLĐ tiền thưởng bằng 3 tháng lương. Tại mỗi đơn vị còn tổ chức sự kiện tổng kết, khen thưởng cuối năm, trực tiếp tuyên dương và khen thưởng các cán bộ nhân viên có kết quả tốt trong công việc chuyên môn cũng như hoạt động đoàn thể…

Tin mới hơn

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khi nền kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp và tiến hành phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, văn hóa công nhân là chủ đề đặc biệt được quan tâm, trong đó có mục tiêu đóng góp cho tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết chia sẻ quan điểm của tác giả về xây dựng văn hóa công nhân, đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam bắt đầu chuyển sang phát triển bền vững hiện nay.
Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Sửa đổi quy định về điều kiện tuổi của thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trong Luật BHXH 2024 là lời hồi đáp đầy nhân văn dành cho hàng triệu người lao động và gia đình họ, những người đã âm thầm cống hiến cả cuộc đời cho sự phát triển của đất nước.
Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Với nhiều người lao động, đặc biệt là công nhân nghỉ hưu không hẳn là “dấu chấm hết” cho một hành trình làm việc, mà có khi lại là khởi đầu cho một giai đoạn mới đầy trăn trở: “Tiếp tục cống hiến hay dừng lại”?

Tin tức khác

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Trong hành trình mưu sinh, người công nhân không chỉ đối mặt với sự khắc nghiệt của dây chuyền sản xuất, mà còn phải “vật lộn” với những căn bệnh hiểm nghèo, mãn tính kéo dài tháng năm.
Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Giữa hàng triệu lượt nghỉ ốm mỗi năm của người lao động, đã từng có biết bao buổi làm dang dở, những lần gắng gượng trở lại ca vì sợ bị trừ lương, mất chuyên cần hay mất bảo hiểm y tế.
Công nhân và việc học tập suốt đời

Công nhân và việc học tập suốt đời

“Học tập suốt đời” là tên bài viết được hưởng ứng rộng rãi và tạo tiếng vang lớn của Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây. Vấn đề này được nhìn nhận như một trong những giải pháp, yêu cầu tối quan trọng để phát huy tiềm năng, sức sáng tạo của con người Việt Nam, trong đó có đội ngũ công nhân lao động, góp phần thực hiện thắng lợi khát vọng vươn mình của dân tộc.
Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Giữa những con số xuất khẩu hàng tỷ USD mỗi năm của ngành điều Việt Nam, ít ai để ý rằng đằng sau thành công ấy là những đôi tay chai sạn, những giọt mồ hôi rơi giữa xưởng nóng và những câu chuyện đời thầm lặng của người lao động. Từ những người phụ nữ ngồi bó gối bên rổ điều sống để tách vỏ, đến những công nhân vận hành dây chuyền sản xuất hiện đại, họ chính là những mắt xích bền bỉ góp phần đưa hạt điều Việt Nam có mặt tại hơn 90 quốc gia trên thế giới.
Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Giữa nhịp sống tất bật nơi các khu công nghiệp, hàng triệu nữ công nhân vẫn âm thầm lao động, cống hiến và hy sinh, mang trên vai không chỉ gánh nặng mưu sinh mà còn cả giấc mơ làm mẹ.
Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Không còn phải rời xưởng sớm để nộp một tờ đơn. Không còn mất công cả buổi để đi xin xác nhận giấy tờ. Không còn cảnh ngồi hàng giờ trước cánh cửa cơ quan BHXH với ánh mắt lo lắng.
Xem thêm