Vì sao Nhà máy xử lý rác ở Huế nợ đóng tiền BHXH triền miên?

Pháp luật lao động - ĐÌNH TOÀN

Suốt nhiều năm liền Nhà máy xử lý rác Thuỷ Phương đóng tại thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế nợ đóng BHXH cho công nhân, người lao động (NLĐ). Quá bức xúc, gần đây nhiều cựu công nhân, NLĐ tập trung ở Nhà máy để đòi quyền lợi.
Thêm 1 ngân hàng lớn cho khách vay tiền để trả nợ ở nhà băng khác, lãi suất từ 6%/năm Thừa Thiên Huế: gần 3.000 đơn vị nợ bảo hiểm người lao động Bảo hiểm tiền gửi tham gia kiểm soát đặc biệt, xử lý các ngân hàng yếu kém ra sao?
Vì sao Nhà máy xử lý rác ở Huế nợ đóng tiền BHXH triền miên?
Nhiều công nhân, NLĐ tập trung tại Nhà máy Xử lý rác Thủy Phương để yêu cầu chủ sử dụng lao động đóng BHXH sau nhiều năm bị nợ. Ảnh: ĐÌNH TOÀN.

Con 4 tuổi, mẹ vẫn chưa nhận được chế độ thai sản

Đó là tình cảnh của chị Cao Thị Lan Anh, NLĐ đã gắn bó với Nhà máy xử lý rác Thuỷ Phương gần 13 năm. Chị Anh là một trong nhiều công nhân, NLĐ những ngày gần đây tìm đến Chi nhánh Công ty Cổ phần Đầu tư - Phát triển Tâm Sinh Nghĩa (trụ sở đóng ở TP. HCM) tại Thừa Thiên Huế (Nhà máy Xử lý rác Thuỷ Phương, phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy) để đòi quyền lợi, yêu cầu chủ sử dụng lao động được đóng đầy đủ BHXH.

Chị Anh kể, tính đến cuối tháng 9/2023 chị đang bị nợ BHXH 4 năm 2 tháng. Do nợ BHXH nên dù chị sinh con đến nay đã hơn 4 năm mà tiền chế độ thai sản vẫn chưa nhận được.

“Năm 2019, tôi sinh con và hiện bé đã đi học mẫu giáo rồi mà tiền chế độ thai sản vẫn chưa nhận được. Tôi rất mong Công ty và cơ quan chức trách phối hợp giải quyết đảm bảo quyền lợi cho tôi cũng như nhiều anh chị em khác”, chị Anh chia sẻ.

Video chia sẻ của chị Cao Thị Lan Anh, NLĐ đã gắn bó với Nhà máy xử lý rác Thuỷ Phương gần 13 năm nay.

Không chỉ nợ tiền BHXH mà chị Lan Anh cùng nhiều công nhân, NLĐ khác sau một thời gian dài làm việc, đóng góp cho Chi nhánh Công ty Tâm Sinh Nghĩa đã bị chấm dứt hợp đồng lao động trong tháng 9/2023. Khó khăn càng khó khăn hơn. Cụ thể, cuối tháng 9/2023, Nhà máy Xử lý rác Thuỷ Phương ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với 7 công nhân, NLĐ. 4 trong số 7 lao động vừa bị “sa thải” có sổ BHXH và đang bị Công ty chậm đóng từ tháng 5/2019 đến nay.

Cùng chung tình cảnh này, anh Nguyễn Văn Thủ, cựu công nhân Chi nhánh Công ty, buồn bã nói: “Toàn bộ công nhân Nhà máy đều làm việc cực khổ, trong môi trường độc hại. Chúng tôi cũng thông cảm với sự khó khăn hiện nay của Công ty, nhưng Công ty cần phải giải quyết, đóng đầy đủ tiền BHXH cho chúng tôi”.

Video chia sẻ của Nguyễn Văn Thủ, cựu công nhân Nhà máy xử lý rác Thuỷ Phương bị nợ BHXH.

Còn chị Lê Thị Hoàng Nữ, cựu công nhân Chi nhánh Công ty cho biết thêm, chị vừa được BHXH thị xã Hương Thủy thông báo tính từ tháng 6/2019 đến tháng 7/2023 chị còn nợ chưa được chủ sử dụng lao động là Chi nhánh Công ty Tâm Sinh Nghĩa đóng các khoản BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp số tiền gần 47 triệu đồng. “Chúng tôi đề nghị các ban, ngành và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội vào cuộc để giúp anh em công nhân chúng tôi đảm bảo được các quyền lợi về an sinh, chứ công nhân mất việc, bị nợ BHXH nhiều năm như thế này khó khăn vô cùng”, chị Nữ nói.

Chi nhánh Công ty Cổ phần Đầu tư - Phát triển Tâm Sinh Nghĩa (Nhà máy Xử lý rác Thuỷ Phương) tại Thừa Thiên Huế đi vào hoạt động từ năm 2007, với công suất trên 200 tấn rác/ngày đêm. Đơn vị này từng được biết đến với vai trò tiên phong về xử lý, tái chế rác thải thành phân bón. Từ khi ra đời cho đến khoảng năm 2018, Nhà máy hoạt động khá hiệu quả, góp phần xử lý rác thải cho TP. Huế và vùng phụ cận, giảm tải cho việc chôn lấp rác tại Bãi rác Thuỷ phương, đồng thời tạo việc làm cho hơn 140 công nhân, NLĐ.

Tuy nhiên, từ năm 2018 cho đến nay, hoạt động của Nhà máy xử lý rác thải Thuỷ Phương gặp nhiều khó khăn. Nhà máy đã ngừng hoàn toàn việc tiếp nhận nguồn rác mới từ Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế (đơn vị thu gom rác chính của tỉnh). Nhà máy chỉ hoạt động cầm chừng, cố gắng xử lý hoàn tất số rác thải tồn đọng. Tình trạng này khiến ngày công của NLĐ bị giảm dần, giảm thu nhập.

Vì sao Nhà máy xử lý rác ở Huế nợ đóng tiền BHXH triền miên?
Lò đốt là nơi duy nhất Nhà máy Xử lý rác Thủy Phương còn vận hành, nơi đây thưa thớt công nhân. Ảnh: ĐÌNH TOÀN.

Đến năm 2022, công nhân, NLĐ nơi đây chủ yếu làm việc vận hành lò đốt, 2 - 3 ngày làm việc/tuần, lương khoảng 1,2 triệu đồng/tháng. Sau khi gặp khó khăn, số lượng NLĐ tại nhà máy giảm mạnh do bị cho thôi việc hoặc tự nghỉ. Đến đợt “sa thải” cuối tháng 9/2023, Nhà máy này chỉ còn 12 lao động, bao gồm cả công nhân và các vị trí hành chính, lãnh đạo, trong đó có 10 người tham gia BHXH nhưng đều bị chậm từ tháng 5/2019. Không chỉ những người bị cho thôi việc mà toàn bộ số lao động còn lại, kể cả lãnh đạo nhà máy cũng bị Công ty Cổ phần Đầu tư - Phát triển Tâm Sinh Nghĩa chậm hoặc nợ đóng BHXH.

Đây không phải lần đầu việc thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH cũng như các khoản bảo hiểm khác theo quy định cho công nhân, NLĐ bị nợ, chậm trễ được nhắc đến tại Chi nhánh Công ty Tâm Sinh Nghĩa. Trước đó, giai đoạn trước năm 2016 đơn vị này cũng nợ tiền BHXH kéo dài đối với 29 NLĐ, với số tiền hơn 2,2 tỉ đồng. Điều này dẫn đến Công ty bị khởi kiện ra toà và buộc phải đóng đủ các khoản tiền bảo hiểm cho NLĐ.

Nợ tiền BHXH do UBND TP. Huế nợ tiền xử lý rác?

Theo BHXH thị xã Hương Thủy, tính đến ngày 30/9/2023, Chi nhánh Công ty Cổ phần Đầu tư - Phát triển Tâm Sinh Nghĩa tại Thừa Thiên Huế còn nợ tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp của 14 NLĐ, với tổng số tiền hơn 1 tỉ đồng, trong đó riêng tiền lãi do chậm đóng là 355 triệu đồng. Hằng tháng, Công ty này chỉ chuyển số tiền khoảng 6,3 triệu đồng để nộp tiền bảo hiểm y tế cho NLĐ.

Vì sao Nhà máy xử lý rác ở Huế nợ đóng tiền BHXH triền miên?
Công xưởng của Nhà máy Xử lý rác Thủy Phương xuống cấp, hư hại do hoạt động cầm chừng. Ảnh: ĐÌNH TOÀN.

Trao đổi với phóng viên, ông Đặng Văn Tiến, Giám đốc BHXH thị xã Hương Thủy cho biết, BHXH thị xã Hương Thủy đã nhiều lần làm việc với lãnh đạo Chi nhánh Công ty Cổ phần Đầu tư - Phát triển Tâm Sinh Nghĩa. Đồng thời, có văn bản đôn đốc Công ty hoàn thành nghĩa vụ đóng BHXH cũng như các khoản bảo hiểm khác cho NLĐ theo quy định; yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện việc chuyển nộp tiền phát sinh hàng tháng và xây dựng lộ trình chuyển nộp số tiền còn nợ cho cơ quan BHXH theo đúng quy định.

"Nếu doanh nghiệp đã ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải nộp hồ sơ về cơ quan BHXH để giảm toàn bộ lao động tham gia BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp từ thời điểm dừng kinh doanh", ông Tiến nói.

Theo Giám đốc BHXH thị xã Hương Thủy, căn cứ vào hồ sơ của doanh nghiệp, cơ quan BHXH sẽ dừng tính lãi chậm nộp theo quy định; đồng thời chốt sổ BHXH cho NLĐ cho đến thời điểm mà họ đã được đóng, qua đó bảo đảm các quyền lợi cơ bản. Tuy nhiên đến nay, Nhà máy Xử lý rác Thuỷ Phương chưa nộp hồ sơ đăng ký ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh và trên thực tế vẫn đang hoạt động vận hành lò đốt.

Vì sao Nhà máy xử lý rác ở Huế nợ đóng tiền BHXH triền miên?
Nhà máy xử lý rác tấp nập một thời của tỉnh Thừa Thiên Huế nay rơi vào cảnh đìu hiu, xuống cấp. Ảnh: ĐÌNH TOÀN.

Giải thích việc chậm, nợ đóng BHXH cũng như các khoản bảo hiểm khác theo luật định đối với công nhân, ngày 5/9/2023 Chi nhánh Công ty Cổ phần Đầu tư - Phát triển Tâm Sinh Nghĩa tại Thừa Thiên Huế có công văn gửi BHXH Hương Thủy, cho biết “Nhà máy Xử lý rác Thủy Phương ngừng tiếp nhận rác và không hoạt động trong suốt nhiều năm, từ quý 3/2018 đến nay, nên không có nguồn thu nhập nào”.

Chi nhánh này cũng giải thích, Công ty Tâm Sinh Nghĩa rất nhiều năm phải bỏ tiền ra bù lỗ cho Nhà máy Xử lý rác Thuỷ Phương khi còn hoạt động. Đặc biệt, do Công ty chưa được UBND TP. Huế thanh toán tiền phí xử lý rác quý 3/2018 (hơn 2,4 tỉ đồng) nên chi nhánh Công ty gặp nhiều khó khăn; mọi hoạt động của Chi nhánh đều do Tổng công ty “tự xoay xở để chi trả, dẫn đến tình hình tài chính của Công ty vô cùng khó khăn”; do vậy đơn vị này đề nghị với BHXH Hương Thủy được dời việc thanh toán tiền BHXH cho đến khi UBND TP. Huế thanh toán tiền xử lý rác thải còn nợ.

Chiều 3/10/2023, tại cuộc họp báo thường kỳ quý 3/2023 do UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, phóng viên đã đặt câu hỏi về khoản nợ tiền xử lý rác của UBND TP. Huế cũng như tiến độ thanh toán để Công ty Tâm Sinh Nghĩa giải quyết những khó khăn về tài chính, cũng như thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH cho công nhân, NLĐ. Đại diện UBND tỉnh cho biết, sẽ yêu cầu UBND TP. Huế cung cấp thông tin và sẽ có văn bản trả lời vấn đề này cho báo chí sau.

Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi và thông tin sự việc Nhà máy xử lý rác Thuỷ Phương nợ đóng BHXH cho công nhân lao động và trách nhiệm của các đơn vị liên quan vụ việc này ở những bài viết tiếp theo.

Công đoàn Điện lực Việt Nam rất trách nhiệm trước những vấn đề của người lao động Công đoàn Điện lực Việt Nam rất trách nhiệm trước những vấn đề của người lao động

Đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị, nhiệm kỳ 2023 - 2028, Công đoàn Điện lực Việt ...

Hơn 110.000 người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp Hơn 110.000 người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp

9 tháng đầu năm 2023, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) TP.HCM tiếp nhận hơn 166.000 hồ sơ đề nghị hưởng ...

Hoạt động công đoàn trong bối cảnh ra đời tổ chức của người lao động ở doanh nghiệp Hoạt động công đoàn trong bối cảnh ra đời tổ chức của người lao động ở doanh nghiệp

Trường Đại học Công đoàn phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Lâm Đồng vừa tổ chức tọa đàm “Đổi mới hoạt động ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

"Bẫy nợ" thẻ ngân hàng - Bài 1: Công nhân vướng nợ xấu gần chục năm mà không biết

Pháp luật lao động -

"Bẫy nợ" thẻ ngân hàng - Bài 1: Công nhân vướng nợ xấu gần chục năm mà không biết

Nhận thông báo về khoản nợ vay quá hạn tới hơn 7,5 triệu đồng từ một ngân hàng, chị X. lo lắng, suy sụp…

Công ty CP Môi trường xanh Friendly nợ lương người lao động, phớt lờ chỉ đạo của chính quyền

Phóng sự điều tra -

Công ty CP Môi trường xanh Friendly nợ lương người lao động, phớt lờ chỉ đạo của chính quyền

Mặc dù đã có chỉ đạo của UBND thành phố Bảo Lộc, Công ty Cổ phần Môi trường xanh Friendly - đơn vị đầu tư vận hành Nhà máy xử lý rác thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng) vẫn phớt lờ, chưa trả tiền nợ lương người lao động làm việc tại đây.

Cần quy định rõ công đoàn là ủy quyền đương nhiên bảo vệ người lao động trước tòa

Pháp luật lao động -

Cần quy định rõ công đoàn là ủy quyền đương nhiên bảo vệ người lao động trước tòa

Luật Công đoàn cần quy định rõ, công đoàn là đại diện đương nhiên đứng ra bảo vệ quyền lợi cho người lao động trước tòa mà không cần ủy quyền của từng người.

Lâm Đồng: Công ty CP Môi trường xanh Friendly vẫn chây ì khoản nợ lương công nhân

Pháp luật lao động -

Lâm Đồng: Công ty CP Môi trường xanh Friendly vẫn chây ì khoản nợ lương công nhân

Đến nay, Công ty Cổ phần Môi trường Xanh Friendly - đơn vị đầu tư vận hành Nhà máy xử lý rác thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng) vẫn không trả tiền nợ lương đối với người lao động làm việc tại đây.

Ô tô hư hỏng do thiên tai được bảo hiểm đền bù như thế nào?

Pháp luật lao động -

Ô tô hư hỏng do thiên tai được bảo hiểm đền bù như thế nào?

Trường hợp ô tô bị hư hỏng do thiên tai bão lũ, bảo hiểm tự nguyện sẽ đền bù với tỷ lệ như thế nào? Chủ xe cần lưu ý những gì sau khi xe gặp sự cố?

Lệ phí trước bạ là gì?

Pháp luật lao động -

Lệ phí trước bạ là gì?

Lệ phí trước bạ là gì và tại sao chúng ta phải nộp loại phí này đối với một số mặt hàng nhất định? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp.

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam Video

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025 Tôi công nhân

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 có thể kéo dài 9 ngày, từ 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ (tức 25/1-2/2/2025).

Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động

Đồng chí Lê Thị Kim Huệ, Chủ tịch LĐLĐ quận Đống Đa, TP Hà Nội chia sẻ về những kinh nghiệm đổi mới hoạt động công đoàn, chăm lo thiết thực cho đoàn viên và người lao động.

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam Infographic

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam

Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam thống nhất phối hợp thực hiện 5 nội dung chính giai đoạn 2024 - 2030 với các nội dung sau:
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam Video

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam

Đọc thêm

Siêu bão Yagi: Người lao động có được nghỉ làm không? Chế độ lương ra sao?

Sổ tay pháp luật -

Siêu bão Yagi: Người lao động có được nghỉ làm không? Chế độ lương ra sao?

Tuỳ theo chính sách của từng doanh nghiệp và chỉ thị của từng địa phương mà người lao động có thể phải nghỉ việc trong thời gian siêu bão Yagi (bão số 3) đổ bộ nhằm đảm bảo an toàn về người và tài sản. Vậy trong trường hợp này, người lao động được trả lương ra sao?

Bài 8: Tư vấn sai lệch thông tin là “lừa dối trong giao dịch dân sự”

Phóng sự điều tra -

Bài 8: Tư vấn sai lệch thông tin là “lừa dối trong giao dịch dân sự”

Trước thực trạng khách hàng mất tiền oan và nguy cơ hiện hữu hóa thành “con nợ” của ngân hàng từ những chiếc thẻ ngân hàng không sử dụng, thậm chí thiếu thông tin tư vấn minh bạch, nữ công nhân ở Hải Dương gánh khoản nợ hơn 7,5 triệu đồng từ chiếc thẻ tín dụng được tặng mà chị không sử dụng trong 9 năm, luật sư Lương Minh Tuấn, Công ty Luật TNHH Năng & Partner, đã có những chia sẻ với Tạp chí Lao động và Công đoàn. Cùng với đó đồng chí Hà Sỹ Đồng, Đại biểu Quốc hội (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị) cũng nêu lên một số ý kiến chung quanh vấn đề này.

Tết Dương lịch năm 2025, người lao động được nghỉ mấy ngày?

Sổ tay pháp luật -

Tết Dương lịch năm 2025, người lao động được nghỉ mấy ngày?

Năm 2025, Tết Dương lịch rơi vào ngày thứ Tư nên cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ 1 ngày 1/1/2025 và được hưởng nguyên lương.

Người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không phải báo trước khi nào?

Pháp luật lao động -

Người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không phải báo trước khi nào?

Các trường hợp người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không phải báo trước cho người sử dụng lao động được quy định tại Khoản 2 điều 35 Bộ luật Lao động.

Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo - Kỳ 3: Tội quảng cáo gian dối có thể bị xử lý hình sự

Pháp luật lao động -

Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo - Kỳ 3: Tội quảng cáo gian dối có thể bị xử lý hình sự

Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch khẳng định rằng đường link quảng cáo sản phẩm Lipixgo đã vi phạm nhiều quy định pháp luật, không chỉ về quảng cáo. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân bị lừa dối bởi quảng cáo sai sự thật, có quyền tố cáo hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại thực tế xảy ra bởi nguyên nhân quảng cáo sai sự thật.

Người sử dụng lao động có quyền đóng cửa nơi làm việc không?

Pháp luật lao động -

Người sử dụng lao động có quyền đóng cửa nơi làm việc không?

Người sử dụng lao động có quyền đóng cửa nơi làm việc không và nếu được, sẽ đóng cửa trong những trường hợp nào, thời điểm ra sao?

Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo - Kỳ 2: Những cuộc gọi thúc giục chốt đơn

Pháp luật lao động -

Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo - Kỳ 2: Những cuộc gọi thúc giục chốt đơn

Đường link quảng cáo về loại “thuốc Lipixgo" lặng lẽ được lan truyền trên mạng xã hội, cho biết không thể tìm thấy sản phẩm này tại các hiệu thuốc. Cũng tại đây, người ta tạo một mẫu đơn hàng đặc biệt với chương trình ưu đãi tới 50% nhằm kích thích người mua.

Người lao động phấn khởi trước tin Công đoàn thắng kiện

Pháp luật lao động -

Người lao động phấn khởi trước tin Công đoàn thắng kiện

Người lao động phấn khởi khi được Công đoàn thông tin thắng kiện trong vụ án tranh chấp lao động xảy ra tại Công ty CP Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng mà Công đoàn là đại diện bên khởi kiện.

Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo - Kỳ 1: Bịa đặt thông tin, thổi phồng công dụng

Phóng sự điều tra -

Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo - Kỳ 1: Bịa đặt thông tin, thổi phồng công dụng

Đường link “https://mydb.mynature.site/...” đang bịa đặt ra một câu chuyện gây sốc liên quan tới bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn (Tuấn “tim”) để quảng cáo cho sản phẩm Lipixgo – vốn là một thực phẩm chức năng nhưng được thổi phồng như “thần dược” làm sạch mạch, giúp “tránh 100% nhiều bệnh tật và cái chết đau đớn do mạch bị ô nhiễm gây ra…”.

Bài 6: “Trách nhiệm về phía ngân hàng là không thể trốn tránh được”

Pháp luật lao động -

Bài 6: “Trách nhiệm về phía ngân hàng là không thể trốn tránh được”

Trước thực trạng phát hành thẻ ngân hàng “tràn lan” theo kiểu mạnh ai nấy được, dẫn đến nhiều hệ lụy, gây tổn thất tài chính không đáng có cho khách hàng, trong đó có đông đảo công nhân, người lao động, Tạp chí Lao động và Công đoàn đã nhận được một số ý kiến, chia sẻ của Đại biểu Quốc hội, đặc biệt là những phân tích, định hướng gợi mở giải pháp để giải quyết những bất cập của thực trạng này.