Vấn nạn bằng lái xe giả: Ẩn họa khôn lường với xã hội
Đời sống - 23/05/2020 14:00 Nguyễn Thủy
Hiện nay, nhu cầu mua bằng lái xe giả trên mạng đang tràn lan khó kiểm soát (Ảnh minh họa). |
Tràn lan bằng giả trên mạng xã hội
Chỉ với từ khóa “mua bằng lái xe” trên công cụ tìm kiếm Google sẽ có đến 20.400.000 kết quả tìm kiếm trong vòng 0,39 giây. Các cụm từ “mua bằng lái xe, bằng lái xe giá rẻ, mua bằng lái xe không cần thi…” là những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất.
Bằng những lời quảng cáo có cánh, không cần mất thời gian học và thi nhưng vẫn có bằng lái xe, nhiều người dân vì nhẹ dạ cả tin đã vô hình trung sập bẫy của những mánh khóe làm bằng giả trên mạng xã hội hay của những “cò” làm bằng. Anh Trần Văn Hường, lái xe tuyến Mỹ Đình - Thái Bình đã bỏ ra 5 triệu đồng để mua bằng lái xe giả nhằm đối phó với cảnh sát giao thông.
Thế nhưng, ngay sau lần đầu tiên khi vừa cầm chiếc bằng giả, bị lực lượng cảnh sát giao thông đề nghị dừng phương tiện để kiểm tra trên Đại lộ Thăng Long, anh đã bị phát hiện là sử dụng bằng giả và thu giữ phương tiện. “Tôi mua bằng này từ năm 2017 khi chưa thi bằng thật. Năm ngoái, tôi có đi thi bằng nhưng vừa lấy được một tuần khi ra Quảng Ninh thì bị công an giữ bằng vì vi phạm lỗi đi quá tốc độ. Giấy tờ, biên bản không biết để đâu nên tôi lại sử dụng chiếc bằng giả để đối phó với lực lượng chức năng mỗi khi bị gọi lại kiểm tra”.
Không chỉ anh Hường mà rất nhiều người hiện nay đã nghĩ tới việc mua bằng nhằm đối phó với cơ quan chức năng. Không chỉ có các lái xe ô tô mà đến cả những người đi xe máy cũng tìm đến việc mua bằng để đối phó.
Theo Cục CSGT, tại điểm g, khoản 3, Điều 37 - Nghị định 100/2019/NĐ-CP, quy định: Phạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với cá nhân khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được học, kiểm tra, sát hạch mới, cấp lại GPLX, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.
Ngoài ra, theo khoản 14, điều 33, Thông tư 12/2017/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải quy định trong việc sử dụng và quản lý GPLX: “Người tẩy xóa, làm sai lệch các thông tin trên GPLX; sử dụng GPLX đã khai báo mất để điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ; có hành vi gian dối khác để được đổi, cấp lại, cấp mới GPLX, ngoài việc bị cơ quan quản lý GPLX ra quyết định thu hồi GPLX, hồ sơ gốc và cập nhật dữ liệu quản lý trên hệ thống GPLX, còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và không được cấp GPLX trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày phát hiện vi phạm, nếu có nhu cầu cấp lại GPLX, phải học và sát hạch như trường hợp cấp GPLX lần đầu”.
Đối với việc sử dụng GPLX giả, theo quy định của Điều 21, Nghị định 100/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, người điều khiển mô tô sử dụng GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp, GPLX bị tẩy xóa, GPLX không hợp lệ (GPLX có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống quản lý GPLX) bị phạt tiền từ 800 nghìn đến 1,2 triệu đồng và bị tịch thu GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp, GPLX bị tẩy xóa, GPLX không hợp lệ.
Đối với người điều khiển ô tô sử dụng GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp, GPLX bị tẩy xóa, GPLX không hợp lệ (GPLX có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống quản lý GPLX) bị phạt tiền từ 4- 6 triệu đồng và cũng bị tịch thu giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, GPLX bị tẩy xóa, GPLX không hợp lệ.
Ẩn họa khôn lường từ việc sử dụng bằng lái xe giả
Trên thực tế, đã có rất nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra do việc sử dụng bằng giả. Với thủ đoạn tinh vi, nhiều người đã bị các đối tượng làm bằng đưa cho chiếc bằng mà bằng mắt thường không thể phân biệt được đâu là bằng thật, đâu là bằng giả.
Giấy phép lái xe chỉ là một tờ giấy nhỏ, nhưng với một người hiểu giá trị của cuộc sống thì mảnh giấy ấy lại mang sức nặng ngàn cân. Đó là trách nhiệm với bản thân, trách nhiệm với xã hội.
Việc sử dụng bằng lái xe giả tiềm ẩn nhiều nguy cơ khôn lường đối với xã hội |
"Là người thường xuyên phải đi ngoài đường nên tôi thấy một số người hiện nay đi rất ẩu. Họ không ý thức được tính mạng của mình, tôi thấy nhiều khi họ ngồi nói chuyện mua bằng và làm bằng giả mà tôi cũng thấy hoang mang. Giờ mua bằng lái xe lại dễ dàng như vậy nên có khi số vụ tai nạn giao thông xảy ra thường xuyên là do việc mua bằng giả chăng?", chị Nguyễn Thị Hà, bán hàng rong trên quốc lộ 217 chia sẻ.
Trong 4 tháng đầu năm 2020, trên cả nước xảy ra hơn 4.500 vụ tai nạn giao thông làm chết 2.138 người. Và trong số những người bị thương, những người tử vong vì tai nạn giao thông, liệu có bao nhiêu người sử dụng bằng lái xe giả? Và họ có nghĩ đến những hậu quả do việc sử dụng tấm bằng giả đó mang lại?
Thực tế chứng minh có cung thì sẽ có cầu, nhưng vì bất cứ lý do nào khi sử dụng giấy phép lái xe giả đều không thể chấp nhận được. Người điều khiển phương tiện qua đào tạo chính quy, nếu không chú ý và quan sát khi lưu thông vẫn có thể không may để xảy ra tai nạn.
Vì trách nhiệm của mình đối với gia đình và xã hội, mỗi người hãy nâng cao ý thức trong việc tham gia giao thông. Sử dụng giấy phép lái xe theo đúng quy định của pháp luật, không vì nhẹ dạ cả tin mà làm ảnh hưởng đến cả xã hội.
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 23/5 Đến 8h sáng ngày 23/5, số người nhiễm Covid-19 trên toàn cầu đã lên tới hơn 5,3 triệu người với hơn 339 nghìn người đã ... |
Venus đã tiêm gì khiến khách hàng phải đi kêu cứu? Sau khi sử dụng dịch vụ "Tái sinh đa tầng" tại Thẩm mỹ viện Quốc tế Venus, chị N.T.H.N (Hà Đông, Hà Nội) rơi vào ... |
Đi học sớm 15 phút, học sinh lớp 1 bị phạt đứng nắng ngoài cổng trường Hình ảnh cháu bé học sinh lớp 1 tại Trường Tiểu học Quang Trung, quận Ngô Quyền, Hải Phòng, phải đứng cổng trường giữa trời ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.