“Văn hóa đổ lỗi” trong xử lý tai nạn lao động

An toàn, vệ sinh lao động - QUỐC THẮNG

Những năm qua, tình hình tai nạn lao động (TNLĐ) giảm ở tất cả các chỉ số. Đây là một tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng người lao động bị tai nạn trong quá trình làm việc nhưng họ chưa được giải quyết chế độ, chính sách theo quy định. Đặc biệt, có trường hợp doanh nghiệp không có trách nhiệm đối với TNLĐ dẫn đến những thiệt hại cho người lao động.

Trong cuộc nói chuyện giữa chúng tôi với một cán bộ công đoàn, anh cho biết, điều khiến anh phải bận tâm nhất, bên cạnh vấn đề doanh nghiệp nợ Bảo hiểm xã hội là vấn đề giải quyết TNLĐ. Qua phân tích, chúng tôi đi đến kết luận, những rắc rối đó là do “văn hóa đổ lỗi”.

“Văn hóa đổ lỗi” làm sụt giảm hiệu quả hợp tác và sự sáng tạo, khiến cho việc giải quyết các vấn đề khúc mắc trở nên khó khăn hơn. Để loại trừ “văn hóa đổ lỗi”, cốt lõi của vấn đề là thay vì hỏi “Ai là người mắc lỗi?”, “Người nào đã mắc lỗi gì?” thì hãy hỏi “Đâu là nguyên nhân nảy sinh ra vấn đề này?”.

Những doanh nghiệp không lưu tâm đến việc ngăn chặn “văn hóa đổ lỗi” sẽ có nhiều hậu quả trước mắt và tiềm ẩn những nguy cơ về mặt lâu dài. Đây là một trong những khía cạnh trọng yếu của quy tắc ứng xử và đạo đức trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. “Văn hóa đổ lỗi” khiến cho chúng ta không quan tâm đến các quy định của pháp luật về trách nhiệm của các bên trong giải quyết TNLĐ.

“Văn hóa đổ lỗi” trong xử lý tai nạn lao động

Nơi xảy ra vụ việc sập giàn giáo ở Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 8/1/2022. Ảnh minh họa: MINH HÒA (tuoitre.vn)

Tình huống giả định mà một số giảng viên đưa ra trong các giờ giảng của mình trong nhiều năm cho sinh viên ngành Quản trị kinh doanh để họ thảo luận là: “Công trình xây dựng khu công nghiệp Đông Nam do Công ty Xây dựng Tấn Phát làm chủ đầu tư. Trong quá trình thi công, ông Hùng bị ngã từ giàn giáo xuống và bị gãy chân. Ông Hùng đổ lỗi tai nạn xảy ra là do Công ty gây nên. Bởi vì, để tăng thêm lợi nhuận Công ty cắt giảm những khoản chi tiêu dành cho vấn đề an toàn lao động. Giám sát công trình ông Hải đã phủ nhận nhận định này, thay vào đó, ông cho hay, ông Hùng đã từng bị kỉ luật ở các công ty trước đây ông ta đã làm việc và ông còn uống rượu trong giờ cơm trưa cách vài tiếng đồng hồ trước khi xảy ra tai nạn”.

Trong tình huống trên, ai sẽ là người chịu trách nhiệm và chúng ta xử lý như thế nào? Những sinh viên lúng túng trong việc giải quyết tình huống đều là những bạn không có tư duy điều tra tình huống và không phân tích dựa trên luật pháp.

Các nhóm tranh luận sôi nổi nhất nhưng nộp báo cáo cho giảng viên chậm nhất và có điểm số thấp là các nhóm không nghĩ đến quy định của pháp luật mà cứ chăm chăm phân tích mỗi tình huống để phân định ai đúng, ai sai.

Thực tế cũng vậy, rắc rối chỉ xảy ra khi người sử dụng lao động và người lao động không quan tâm một cách sâu sát, thực chất đến Bộ luật Lao động và Luật Vệ sinh, an toàn lao động hiện hành. Đặc biệt, có nhiều trường hợp kéo dài nhiều năm bởi hai bên chưa thống nhất được phương thức giải quyết và người lao động vẫn chưa được hưởng chế độ bảo hiểm TNLĐ và các khoản bồi thường khác theo quy định.

Nguyên nhân chính là do người sử dụng lao động vừa “phớt lờ” luật pháp, vừa đổ lỗi cho người lao động. Vì luật pháp quy định rõ ràng về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị TNLĐ: từ khai báo TNLĐ với cơ quan chức năng đến việc thành lập Đoàn điều tra TNLĐ cấp cơ sở, phối hợp với các Đoàn điều tra cấp trên và công bố thông tin (Điều 35, Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015). Điều 38 của Luật An toàn, vệ sinh lao động cũng quy định rõ về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị TNLĐ, bệnh nghề nghiệp.

Theo đó, bất luận lỗi TNLĐ hoàn toàn hay một phần do người lao động gây nên thì người sử dụng lao động đều phải thanh toán chi phí sơ cứu, trả lương, trợ cấp cho người lao động theo các mức quy định cụ thể trong điều luật trên.

Trong giải quyết các vấn đề liên quan TNLĐ, bên cạnh việc dựa vào các quy định của luật pháp hiện hành, chúng ta nên vừa xét về khía cạnh nhân văn. Bộ luật Lao động năm 2019, có hiệu lực từ 01/01/2021 cũng đặt tính nhân văn lên trên hết đối với người lao động khi nêu rõ ở Điều 4 về Chính sách của Nhà nước về lao động, rằng: Nhà nước luôn bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người làm việc không có quan hệ lao động; khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động.

Khía cạnh nhân văn trở thành một trong những yếu tố then chốt để giải quyết vấn đề. Đây là điều mà doanh nghiệp, người sử dụng lao động cần ý thức một cách thường trực. Vì bản thân người lao động là lực lượng mang lại sự phát triển cho doanh nghiệp. Bị tai nạn trong quá trình lao động tức là người lao động bị rủi ro trong khi họ đang cống hiến cho sự phát triển này.

Giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 Giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2016 - 2020

Giai đoạn 2016 - 2020 Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã giải quyết cho 14.255 trường hợp được hưởng trợ ...

Giải đáp chế độ bảo hiểm tai nạn lao động Giải đáp chế độ bảo hiểm tai nạn lao động

Bạn Nguyễn Văn Bình ở Hà Giang hỏi: Xin cho biết thủ tục, hồ sơ để hưởng chế độ Bảo hiểm tai nạn lao động ...

Không có tai nạn lao động nghiêm trọng dù nguy cơ mất an toàn cao Không có tai nạn lao động nghiêm trọng dù nguy cơ mất an toàn cao

Mặc dù phần lớn người lao động làm việc trong môi trường lao động hiểm trở, nặng nhọc nhưng Tổng công ty Bảo đảm an ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

An toàn lao động đã trở thành thói quen, hành vi của từng cán bộ, nhân viên ngành Điện lực

Người lao động -

An toàn lao động đã trở thành thói quen, hành vi của từng cán bộ, nhân viên ngành Điện lực

Trong ngành Điện lực, công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) luôn được coi trọng và đặt lên hàng đầu, bởi đây là lĩnh vực đặc thù, có mức độ nguy hiểm cao, đòi hỏi sự nghiêm ngặt trong mọi hoạt động liên quan đến vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống điện.

Cuộc thi trực tuyến về ATVSLĐ thiết thực với thực tiễn sản xuất ngành Than

Người lao động -

Cuộc thi trực tuyến về ATVSLĐ thiết thực với thực tiễn sản xuất ngành Than

Công đoàn Công ty CP Than Núi Béo cho biết, cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” với các nội dung kiến thức phong phú, rất sát với thực tiễn sản xuất của đơn vị.

Làm thế nào để có nước sạch sinh hoạt sau lũ lụt?

Người lao động -

Làm thế nào để có nước sạch sinh hoạt sau lũ lụt?

Sau bão, đi kèm với lũ và ngập lụt, người dân và người lao động đặc biệt cần nước sạch để sinh hoạt. Vậy trong điều kiện thiếu thốn nguồn nước an toàn, cần xử lý nước thế nào để làm sạch nước, có nguồn nước đảm bảo sử dụng, phòng chống dịch bệnh?

"Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?

An toàn, vệ sinh lao động -

"Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?

Bão Yagi đổ bộ, người dân, hộ gia đình, cũng như các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần cẩn trọng, chủ động phòng ngừa cháy, nổ trong mọi thời điểm.

"Siêu bão" Yagi: Chuyên gia đưa lời khuyên ứng phó cho các ngành nghề

Người lao động -

"Siêu bão" Yagi: Chuyên gia đưa lời khuyên ứng phó cho các ngành nghề

Chuyên gia Tổng cục Khí tượng Thủy văn đưa ra lời khuyên trong phòng, tránh "siêu bão" Yagi sắp tới, để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.

"Đau chết lặng vì tai nạn lao động, bố tôi vẫn nhận lỗi do mình chủ quan"

An toàn, vệ sinh lao động -

"Đau chết lặng vì tai nạn lao động, bố tôi vẫn nhận lỗi do mình chủ quan"

Mỗi lần nhớ về người bố đã khuất, chị Nguyễn Thị Thanh Hoàn - Công đoàn cơ sở Văn phòng I Tập đoàn Dệt May Việt Nam luôn nhớ về hình ảnh bố mình bặm môi, ngực loang lổ vết máu ở phòng cấp cứu, vẫn nhận lỗi tai nạn do mình chủ quan.

Talk Công đoàn: Hoạt động ít cũng được nhưng phải “chất” Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Hoạt động ít cũng được nhưng phải “chất”

Đồng chí Quách Tấn Công, Trưởng ban Tuyên giáo - Nữ công LĐLĐ tỉnh Phú Thọ chia sẻ về những hoạt động công đoàn có sức lan tỏa mạnh mẽ nhờ công tác truyền thông hiệu quả.

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025 Tôi công nhân

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 có thể kéo dài 9 ngày, từ 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ (tức 25/1-2/2/2025).

Đón xem Talk Công đoàn: Hoạt động ít cũng được nhưng phải “chất” Talk Công đoàn

Đón xem Talk Công đoàn: Hoạt động ít cũng được nhưng phải “chất”

Talk Công đoàn 20 giờ, ngày 21/9 là cuộc trò chuyện với đồng chí Quách Tấn Công, Trưởng Ban Tuyên giáo – Nữ công LĐLĐ tỉnh Phú Thọ.

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam Infographic

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam

Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam thống nhất phối hợp thực hiện 5 nội dung chính giai đoạn 2024 - 2030 với các nội dung sau:
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Cà phê tối: Trái tim người thầy Video

Cà phê tối: Trái tim người thầy

Hình ảnh người thầy cầm trên tay danh sách học sinh với những nét tô vàng, đỏ bật khóc trước hội trường đang được lan truyền trong mặt. Trong đó, thầy Khang, người nhận nuôi các em học sinh ở Làng Nủ nói trong nước mắt cùng sự xúc động tột độ

Đọc thêm

Sẽ ra mắt nhiều sản phẩm truyền thông mới về phòng, chống tác hại thuốc lá

An toàn, vệ sinh lao động -

Sẽ ra mắt nhiều sản phẩm truyền thông mới về phòng, chống tác hại thuốc lá

Nhiều sản phẩm truyền thông mới của Công đoàn về phòng, chống tác hại thuốc lá sẽ ra mắt trong năm nay là lời khẳng định của đại diện lãnh đạo Tạp chí Lao động và Công đoàn tại toạ đàm diễn ra sáng nay (20/8).

Từ kinh nghiệm thực tế đến Giải thưởng về công tác an toàn vệ sinh lao động

An toàn, vệ sinh lao động -

Từ kinh nghiệm thực tế đến Giải thưởng về công tác an toàn vệ sinh lao động

Từ ý thức, trách nhiệm, kinh nghiệm thực tế về an toàn vệ sinh lao động, cùng với sự vận dụng linh hoạt các kiến thức pháp luật đã giúp anh Hồ Nam Hải (Skypec) đoạt giải trong cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu công tác ATVSLĐ”.

Phòng ngừa tai nạn lao động nhìn từ chất lượng huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

An toàn, vệ sinh lao động -

Phòng ngừa tai nạn lao động nhìn từ chất lượng huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là một nội dung quan trọng của công tác ATVSLĐ. Thực hiện tốt công tác này sẽ giúp nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng và cả thái độ cho người sử dụng lao động (SDLĐ), người lao động. Qua đó, bảo đảm ATVSLĐ, phòng ngừa, góp phần giảm thiểu các vụ tai nạn lao động.

An toàn cho người thân yêu - thông điệp sâu sắc từ cuộc thi "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ"

An toàn, vệ sinh lao động -

An toàn cho người thân yêu - thông điệp sâu sắc từ cuộc thi "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ"

Cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” đã thu hút đoàn viên, NLĐ ở nhiều ngành, nghề tham gia, truyền tải thông điệp sâu sắc và góp phần khẳng định vai trò Công đoàn trong công tác ATVSLĐ.

Công đoàn vào cuộc, tập trung điều trị tốt nhất cho công nhân nghi ngộ độc ở Vĩnh Long

An toàn, vệ sinh lao động -

Công đoàn vào cuộc, tập trung điều trị tốt nhất cho công nhân nghi ngộ độc ở Vĩnh Long

Sáng nay 14/8, lãnh đạo UBND tỉnh Vĩnh Long đã trực tiếp thăm hỏi các công nhân nhập viện do nghi ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Bo Hsing. LĐLĐ tỉnh cũng đang phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức hỗ trợ, điều trị tốt nhất các các công nhân nhập viện, tích cực phối hợp làm rõ nguyên nhân vụ nghi ngộ độc thực phẩm đông người này.

Công đoàn thăm hỏi, động viên gia đình các nạn nhân trong vụ nổ ở Công ty TNHH LC Buffalo, Bình Phước

An toàn, vệ sinh lao động -

Công đoàn thăm hỏi, động viên gia đình các nạn nhân trong vụ nổ ở Công ty TNHH LC Buffalo, Bình Phước

Ngày 5/8, Công đoàn khu công nghiệp Đồng Xoài- Đồng Phú, Bình Phước đã đến thăm hỏi, động viên, hỗ trợ người thân của 02 công nhân bị tử vong trong vụ nổ tại Công ty TNHH LC Buffalo xảy ra trong sáng cùng ngày.

Khởi tố để điều tra; khẩn trương khắc phục hậu quả vụ TNLĐ đặc biệt nghiêm trọng tại Tằng Loỏng

An toàn, vệ sinh lao động -

Khởi tố để điều tra; khẩn trương khắc phục hậu quả vụ TNLĐ đặc biệt nghiêm trọng tại Tằng Loỏng

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai vừa ra quyết định khởi tố vụ án "Vi phạm quy định về an toàn lao động" để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật trong vụ tại nạn lao động (TNLĐ) xảy ra trưa ngày 2/8 tại KCN Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai khiến 2 người chết và 4 người bị thương. Ngày 2/8, UBND tỉnh Lào Cai cũng đã ban hành Công điện hỏa tốc chỉ đạo các cơ quan, đơn vị địa phương phối hợp xử lý vụ tai nạn, ngăn chặn các vụ tai nạn lao động tương tự.

"Chuyển đổi số giúp công tác an toàn, vệ sinh lao động hiệu quả hơn"

An toàn, vệ sinh lao động -

"Chuyển đổi số giúp công tác an toàn, vệ sinh lao động hiệu quả hơn"

Chuyển đổi số (CĐS) là xu hướng tất yếu của thời đại, trong đó an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) cũng không phải là ngoại lệ. Để hiểu hơn về quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực này, phóng viên (PV) Tạp chí Lao động và Công đoàn đã có cuộc trò chuyện cùng PGS. TS. Nguyễn An Lương, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực ATVSLĐ, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Bảo hộ lao động (nay là Viện Khoa học ATVSLĐ), nguyên Chủ tịch Hội ATVSLĐ Việt Nam.

Vài góp ý về an toàn vệ sinh lao động sau các vụ tai nạn lao động gần đây ở ngành Than

An toàn, vệ sinh lao động -

Vài góp ý về an toàn vệ sinh lao động sau các vụ tai nạn lao động gần đây ở ngành Than

Mặc dù Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) luôn xác định công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, nhưng tai nạn lao động vẫn diễn biến phức tạp. Đầu năm 2024 đã xảy ra 4 vụ tai nạn lao động làm chết 7 người, 8 người bị thương.

Làm gì để an toàn khi tiếp xúc nghề nghiệp với các loại cồn trong ngành sản xuất điện tử?

An toàn, vệ sinh lao động -

Làm gì để an toàn khi tiếp xúc nghề nghiệp với các loại cồn trong ngành sản xuất điện tử?

Theo Trung tâm An toàn lao động, Viện Khoa học An toàn vệ sinh lao động, khi tiếp xúc nghề nghiệp với các loại cồn trong ngành sản xuất điện tử, để bảo vệ sức khoẻ, người lao động cần lưu ý các kỹ thuật an toàn.