Vai trò của công đoàn trong xây dựng quan hệ lao động tại doanh nghiệp
Phóng sự điều tra - 17/06/2022 13:42 HOÀNG LINH
Cán bộ công đoàn trao đổi, thương lượng với lãnh đạo Công ty Chang Shin Việt Nam (Vĩnh Cửu, Đồng Nai) về việc thống nhất, duy trì mức thưởng Tết cho công nhân, người lao động công ty. Ảnh: AN PHƯƠNG. |
Bạn Trần Văn Thủy (Bắc Giang) hỏi: Vừa qua, công ty tôi có xảy ra đình công yêu cầu lãnh đạo công ty xem xét, giải quyết một số vấn đề liên quan đến bố trí ca làm việc và chi trả chế độ làm thêm giờ; cách tính tiền lương... Khi đình công diễn ra tôi thấy công đoàn công ty có tham gia giải quyết: trao đổi, thương lượng với ban lãnh đạo công ty về những yêu cầu của người lao động trong cuộc đình công. Qua sự vụ của công ty, xin hỏi vai trò của công đoàn khi bảo vệ quyền, lợi ích của người lao động và trong xây dựng quan hệ lao động tại doanh nghiệp?
Trả lời: Trong Điều 10, Luật Công đoàn số 12/2012/QH13 của Quốc hội, ngày 20/6/2012 quy định vai trò của công đoàn khi bảo vệ quyền, lợi ích của người lao động:
“Điều 10. Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động
1. Hướng dẫn, tư vấn cho người lao động về quyền, nghĩa vụ của người lao động khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với đơn vị sử dụng lao động.
2. Đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể.
3. Tham gia với đơn vị sử dụng lao động xây dựng và giám sát việc thực hiện thang, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động.
4. Đối thoại với đơn vị sử dụng lao động để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động.
5. Tổ chức hoạt động tư vấn pháp luật cho người lao động.
6. Tham gia với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động.
7. Kiến nghị với tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động hoặc của người lao động bị xâm phạm.
8. Đại diện cho tập thể người lao động khởi kiện tại Tòa án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động bị xâm phạm; đại diện cho người lao động khởi kiện tại Tòa án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động bị xâm phạm và được người lao động uỷ quyền.
9. Đại diện cho tập thể người lao động tham gia tố tụng trong vụ án lao động, hành chính, phá sản doanh nghiệp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động và người lao động.
10. Tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật”.
Công nhân Công ty TNHH Luxshare-ICT (KCN Vân Trung, Bắc Giang) đình công sáng 11/9/2020. Ảnh: TƯỜNG VI. |
Trong xây dựng quan hệ lao động tại doanh nghiệp
Tại Điều 178, Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14 của Quốc hội, ngày 20/11/2019 nêu rõ về quyền và nghĩa vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong quan hệ lao động, cụ thể:
“1. Thương lượng tập thể với người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật này.
2. Đối thoại tại nơi làm việc theo quy định của Bộ luật này.
3. Được tham khảo ý kiến xây dựng và giám sát việc thực hiện thang lương, bảng lương, mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động và những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích của người lao động là thành viên của mình.
4. Đại diện cho người lao động trong quá trình giải quyết khiếu nại, tranh chấp lao động cá nhân khi được người lao động ủy quyền.
5. Tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của Bộ luật này.
6. Tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật của cơ quan, tổ chức đăng ký hoạt động hợp pháp tại Việt Nam nhằm tìm hiểu pháp luật về lao động; về trình tự, thủ tục thành lập tổ chức đại diện người lao động và việc tiến hành các hoạt động đại diện trong quan hệ lao động sau khi được cấp đăng ký.
7. Được người sử dụng lao động bố trí nơi làm việc và được cung cấp thông tin, bảo đảm các điều kiện cần thiết cho hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
8. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, trong doanh nghiệp, tổ chức đại diện người lao động là tổ chức gắn bó trực tiếp với người lao động, có vai trò rất quan trọng trong quan hệ lao động.
Bạn Nguyễn Minh Ngọc (Quảng Ninh) hỏi: Tôi mới được kết nạp đoàn viên công đoàn, tuy nhiên tôi chưa biết cụ thể những quyền lợi, trách nhiệm của một đoàn viên công đoàn là như thế nào?
Trao Quyết định kết nạp đoàn viên công đoàn mới cho công nhân lao động Chi nhánh Công ty TNHH Sao Vàng (TP. Uông Bí - Quảng Ninh). Ảnh: HỒNG DUNG. |
Trả lời: Theo Luật Công đoàn 2012, tại Điều 18 và 19 có quy định cụ thể về quyền và trách nhiệm của đoàn viên công đoàn như sau:
“Điều 18. Quyền của đoàn viên công đoàn
1. Yêu cầu công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm.
2. Được thông tin, thảo luận, đề xuất và biểu quyết công việc của công đoàn; được thông tin về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến công đoàn, người lao động; quy định của công đoàn.
3. Ứng cử, đề cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam; chất vấn cán bộ lãnh đạo công đoàn; kiến nghị xử lý kỷ luật cán bộ công đoàn có sai phạm.
4. Được công đoàn tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí pháp luật về lao động, công đoàn.
5. Được công đoàn hướng dẫn giúp đỡ tìm việc làm, học nghề; thăm hỏi, giúp đỡ lúc ốm đau hoặc khi gặp hoàn cảnh khó khăn.
6. Tham gia hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch do công đoàn tổ chức.
7. Đề xuất với công đoàn kiến nghị cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật đối với người lao động.
Điều 19. Trách nhiệm của đoàn viên công đoàn
1. Chấp hành và thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam, nghị quyết của công đoàn; tham gia các hoạt động công đoàn, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh.
2. Học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp; rèn luyện phẩm chất giai cấp công nhân; sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
3. Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, lao động có hiệu quả và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và tổ chức Công đoàn”.
Do đó, khi gia nhập tổ chức Công đoàn và là đoàn viên công đoàn bạn sẽ được hưởng những quyền lợi theo Điều 18 của Luật Công đoàn; đồng thời, phải có trách nhiệm tham gia các hoạt động công đoàn, chấp hành và thực hiện tốt Điều lệ Công đoàn... để xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh.
Vai trò của Công đoàn trong hướng dẫn, tư vấn giao kết và thực hiện hợp đồng lao động Những năm qua, Tổng LĐLĐ Việt Nam luôn đặt trọng tâm đến việc đại diện, chăm lo lợi ích đoàn viên, người lao động (NLĐ), ... |
Vai trò của bảo hiểm trong quản lý rủi ro nguồn nhân lực Mặc dù vốn trí tuệ (VTT) đã thu hút sự quan tâm ngày càng cao trong các nghiên cứu hiện nay nhưng chủ yếu được ... |
Vai trò Chính phủ trong thúc đẩy xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ Quan hệ lao động có các hình thức tương tác khác nhau. Đối thoại là một trong các hình thức tương tác quan trọng trong ... |
Tin cùng chuyên mục
Phóng sự điều tra - 08/11/2024 14:32
Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm
Kết thúc thời gian thử việc 1 tháng vào ngày 30/8, nhưng hơn 2 tháng sau, anh T. (Thanh Oai, Hà Nội) mới được thanh toán lương sau nhiều lần đòi quyền lợi.
Phóng sự điều tra - 07/11/2024 19:16
Nhân viên tố Công ty Outcubator Việt Nam vi phạm hợp đồng lao động
Một nhân viên kế toán của Công ty TNHH Outcubator Việt Nam (quận Tây Hồ, Hà Nội) vừa làm đơn khiếu nại lãnh đạo Công ty không tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến hợp đồng lao động.
Pháp luật lao động - 06/11/2024 09:48
Công ty CP Môi trường xanh Friendly thoái thác trách nhiệm với người lao động
Làm việc với các cơ quan chức năng của thành phố Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng), Giám đốc Công ty Cổ phần Môi trường xanh Friendly thoái thác trách nhiệm trả nợ tiền lương và đóng bảo hiểm xã hội của người lao động đã làm việc cho Công ty này.
Phóng sự điều tra - 01/11/2024 19:50
Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Những điểm bất hợp lý từ công văn trả lời của Sở Y tế tỉnh
Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có công văn trả lời tạp chí Lao động và Công đoàn liên quan đến vụ việc điều động bác sĩ Lê Khắc Thu tại Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Phú Lộc. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy có nhiều điểm bất hợp lý trong nội dung mà cơ quan này cung cấp so với thực tế diễn ra.
Phóng sự điều tra - 31/10/2024 06:24
Công ty CP Môi trường xanh Friendly lại thất hẹn trả nợ lương người lao động
Đến nay đã hết thời hạn khắc phục sai phạm nhưng Công ty Cổ phần Môi trường xanh Friendly vẫn chây ì khoản nợ lương người lao động.
Pháp luật lao động - 24/10/2024 17:59
Vụ điều động bác sĩ bị bệnh ở Thừa Thiên Huế: Phải chủ động rà soát quy hoạch, kiện toàn tổ chức
Đại diện Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có chỉ đạo Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Phú Lộc phải chủ động rà soát công tác quy hoạch, kiện toàn tổ chức mà không phụ thuộc vào thời gian chữa bệnh của bác sĩ Lê Khắc Thu.