Vai trò Công đoàn cần được nâng cao, rõ nét hơn trong công tác kiểm tra, giám sát
Chính sách mới - 06/08/2023 06:21 TẤN MÂN
Đồng chí Vũ Minh Tiến, Viện trưởng Viện Công nhân – Công đoàn phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: TM |
Vấn đề trên đã được đưa ra thảo luận trong Hội thảo Công đoàn tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát, thực trạng và giải pháp. Hội thảo diễn ra vào chiều ngày 4/8, tại trụ sở LĐLĐ TP.HCM do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức. Chương trình có sự tham gia của các đại biểu là đại diện các sở, ban ngành trên địa bàn TP.HCM, Công đoàn Cao su Việt Nam, LĐLĐ TP.HCM và các cán bộ công đoàn chuyên trách cấp trên và cơ sở.
Khai mạc Hội thảo, đồng chí Vũ Minh Tiến, Viện trưởng Viện Công nhân – Công đoàn cho biết, Điều 10 của Hiến pháp năm 2013 và Điều 14 của Luật Công đoàn năm 2012 đều ghi nhận quyền giám sát của Công đoàn Việt Nam. Tuy nhiên, không có sự thống nhất và đồng bộ về quyền giám sát của Công đoàn là chủ động giám sát hay chỉ phối hợp giám sát. Chính vì vậy, đồng chí Tiến đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận về quyền tham gia giám sát của tổ chức Công đoàn được quy định tại Điều 1 và Điều 14 Luật Công đoàn năm 2012.
“Thực tế khảo sát tại các tỉnh, thành cho thấy, công tác tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát của tổ chức Công đoàn tại các doanh nghiệp là rất khó khăn, vì Công đoàn chỉ có quyền tham gia với các đơn vị khác, rất bị động”, đồng chí Tiến đưa ra vấn đề.
Đồng chí Phạm Chí Tâm, Phó Chủ tịch LĐLĐ TP.HCM đưa ra ý kiến tại Hội thảo. Ảnh: TM |
Đồng chí Phạm Chí Tâm, Phó Chủ tịch LĐLĐ TP.HCM cho rằng, việc giám sát của tổ chức Công đoàn hiệu quả hay không là tùy thuộc vào sự phối hợp của tổ chức Công đoàn với các cơ quan liên quan để bảo vệ quyền lợi của đoàn viên, người lao động. Đơn cử như tại TP.HCM có quy chế phối hợp 4 bên gồm LĐLĐ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Mặt trận Tổ quốc và Bảo hiểm xã hội TP.HCM.
Tuy nhiên, do đặc thù diện tích của TP.HCM lớn, số lượng doanh nghiệp đông nên công tác chưa được phủ kín. Chính vì thế, có những tồn tại không giải quyết hết mà chỉ có thể lựa chọn những doanh nghiệp lớn, hoặc có vấn đề lớn thì mới lên kế hoạch giám sát hiệu quả.
Để làm rõ vấn đề này, đồng chí Nguyễn Đình Cường - Phó Chủ tịch LĐLĐ TP Thủ Đức nêu ý kiến rằng, trong thực thế nhiều năm nay, tổ chức Công đoàn trong nhiều trường hợp đã nhìn thấy những vấn đề xảy ra tại các doanh nghiệp ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người lao động. Điển hình như việc ký hợp đồng lao động, nội dung trong hợp đồng không đầy đủ, không cụ thể, rõ ràng. Ngay cả việc chấm dứt hợp đồng cũng không đúng quy định như không thực hiện chế độ nâng bậc lương, không xây dựng thang bảng lương, chậm thanh toán, nợ tiền lương của người lao động…
Mặc dù nhìn thấy như vậy, nhưng tổ chức Công đoàn không thể đơn phương giải quyết vấn đề đó mà phải thông qua các cơ quan quản lý nhà nước, lập đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra. Như vậy, có nhiều bất cập và ảnh hưởng đến quyền lợi người lao động.
Nhiều đại biểu đưa ra ý kiến để kiến nghị thay đổi vai trò của Công đoàn trong giám sát, kiểm tra... Ảnh: TM |
Góp ý tại Hội thảo, các đại biểu cho rằng, hiện nay vai trò của Công đoàn trong việc thực hiện kiểm tra, giám sát, chỉ là thành viên, không phải chủ thể nên rất bị động. Dù trong quá trình tìm hiểu tâm tư, đời sống người lao động phát hiện ra nhiều bất cập trong việc ký kết hợp đồng, xây dựng bảng lương, chậm trả lương, thậm chí nợ lương nhưng vì vai trò giới hạn nên Công đoàn không thể ngay lập tức vào cuộc tự chủ động làm việc, kiểm tra hay yêu cầu làm rõ...
Từ thực tiễn trên, nhiều đại biểu kiến nghị giao quyền chủ động kiểm tra, giám sát. Ít nhất là quyền giám sát ở một số nội dung như thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, xây dựng thỏa ước lao động tập thể và thực hiện kinh phí công đoàn… cho tổ chức Công đoàn. Một điều dễ nhận thấy là việc trở thành chủ thể kiểm tra, giám sát sẽ giúp Công đoàn Việt Nam nâng cao vai trò, vị thế nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi hợp pháp, chính đáng của đoàn viên – lao động.
Cũng trong Hội thảo này, các đại biểu cho rằng, để thực hiện hiệu quả việc giám sát, kiểm tra, thanh tra… công đoàn các cấp cũng cần bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát có đạo đức, có năng lực. Am hiểu các quy định pháp luật và dám đấu tranh khi phát hiện các vi phạm. Điều này cũng rất quan trọng, góp phần đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người lao động được bảo vệ và nâng cao vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Hiến kế giải pháp nâng cao vai trò công đoàn cơ sở trong đối thoại người lao động Theo đồng chí Ngô Trần Tố Uyên - Chủ tịch Công đoàn Công ty CP Cấp thoát nước Quảng Nam, thực tế ở một số ... |
Nâng cao năng lực cán bộ công đoàn để thực hiện tốt các nhiệm vụ mới Công đoàn Viên chức tỉnh Quảng Bình vừa tổ chức thành công Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2023 - 2028. |
Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền trong đoàn viên, người lao động Xác định nhiệm vụ tuyên truyền, vận động là một trong những chức năng rất quan trọng của tổ chức Công đoàn, ngay từ đầu ... |
Tin cùng chuyên mục
Chính sách mới - 20/11/2024 06:00
Bài 5: Một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng
Để góp phần xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi), các cấp công đoàn đã tổ chức hàng loạt hội nghị, hội thảo; tổ chức cho đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri lấy ý kiến của cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động, qua đó không chỉ thu được rất nhiều ý kiến xác đáng để kiến nghị đưa vào dự thảo luật, mà còn tạo môi trường, điều kiện giúp cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động trưởng thành hơn về chính trị cũng như kỹ năng tham gia xây dựng pháp luật.
Chính sách mới - 19/11/2024 06:00
Bài 4: Làm đại biểu Quốc hội để bảo vệ người lao động
Trong vai trò đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương, đồng chí Nguyễn Hoàng Bảo Trân không chỉ gần gũi, sâu sát, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người lao động; mà còn đưa những tiếng nói của người lao động để góp phần xây dựng, hoàn thiện luật pháp, cơ chế chính sách ở Trung ương và địa phương.
Chính sách mới - 18/11/2024 06:00
Bài 3: Đổi mới công tác xây dựng pháp luật, mang tâm huyết của đoàn viên, người lao động vào dự án luật
Các đại biểu Quốc hội là cán bộ công đoàn hoặc từng công tác công đoàn là những người am hiểu sâu sắc phong trào công nhân, hoạt động công đoàn. Chính vì thế, sự tham gia, đóng góp của họ vào quá trình xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) có vai trò đặc biệt quan trọng.
Chính sách mới - 17/11/2024 06:00
Bài 2: Góp phần đưa nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Tổng LĐLĐ Việt Nam là cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan của Quốc hội khẩn trương hoàn thiện, dự kiến sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV (tháng 11/2024). Trước thời điểm Quốc hội thảo luận và “bấm nút” thông qua, phóng viên (PV) Tạp chí Lao động và Công đoàn đã có cuộc trò chuyện với ThS. Lê Đình Quảng, Phó Trưởng Ban Chính sách - Pháp luật, Tổng LĐLĐ Việt Nam, thành viên Ban soạn thảo Luật Công đoàn (sửa đổi).
Chính sách mới - 16/11/2024 06:00
Bài 1: Minh chứng sinh động cho sự đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp
Có thể thấy thời gian qua Quốc hội đã có nhiều đổi mới trong công tác lập pháp mà việc Xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) là một minh chứng sinh động. Tạp chí Lao động và Công đoàn xin giới thiệu loạt 5 kỳ "Xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) - Trách nhiệm với đất nước và người lao động".
Chính sách mới - 05/11/2024 15:11
Hỗ trợ 5000 vé xe cho người lao động Hà Nội về quê đón Tết
LĐLĐ TP Hà Nội sẽ hỗ trợ vé xe bằng tiền cho 5000 công nhân lao động về đón Tết tại một số địa phương lân cận.
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng