
![]() |
Xây tượng đài 14 tỷ ở huyện nghèo Quảng Nam đang gây xôn xao dư luận. Ảnh: T.Đ |
Huyện Phước Sơn (Quảng Nam) - một trong những huyện nghèo nhất cả nước - đang gây xôn xao dư luận khi xây dựng tượng đài 14 tỷ. Trước đó, TAND Tối cao cũng gây tranh cãi trong việc lấy hình tượng vua Lý Thái Tông làm tượng đài của ngành như biểu tượng của công lý.
Tượng đài là một công trình hữu hình mà qua đó, cộng đồng ủy nhiệm niềm tin, khát vọng của mình. Rất khó để đánh giá đắt- rẻ. Rất khó để kết luận đáng hay không đáng khi một đơn vị không dùng tiền ngân sách mà dựng tượng để gây dựng niềm tin của mình.
Nhưng, trong hoàn cảnh kinh tế đang khó khăn vì đại dịch, có những gợi ý từ những sự việc đã xảy ra để các đơn vị tham khảo.
Cụ thể ở đây tôi muốn nói là cái miếu nhỏ trong Bệnh viện Việt-Pháp. Gọi là miếu nhưng nó chỉ là một bàn thờ nhỏ với diện tích “công trình” tính bằng vài mét vuông. Cái miếu giản dị đó thờ 6 y, bác sĩ trong và ngoài nước đã tử vong trong lúc chiến đấu ngăn chặn thành công đại dịch SARS ở Việt Nam cách đây hơn 15 năm.
Hơn 15 năm trước, Bệnh viện Việt-Pháp (Hà Nội) bị cách ly, đóng cửa, 65 người nhiễm. Việt Nam là một trong những nước đầu tiên mắc dịch. Đội ngũ y, bác sĩ quốc tế khắp nơi đổ về hỗ trợ.
Bệnh viện Việt-Pháp, tiền đồn chống SARS không chỉ ở Việt Nam mà còn là một trong những tiền đồn ngăn chặn bệnh của thế giới. 45 ngày ròng, các y, bác sĩ và nhân viên bệnh viện đã phải đối mặt với tử thần.
Theo lời kể, lúc cao điểm, một nửa nhân viên có triệu chứng bất thường. Nhiều y, bác sĩ nhiễm bệnh. Sáu y, bác sĩ cả trong và ngoài nước đã ra đi mãi mãi. Trong đó, một bác sĩ trước khi mất đã tình nguyện hiến lá phổi của mình để những người ở lại có cơ sở nghiên cứu và ngăn chặn bệnh. Sau 45 ngày oằn mình với sự sợ sệt bao trùm cả nước, Việt Nam là quốc gia đầu tiên WHO tuyên bố ngăn chặn thành công đại dịch có nguy cơ toàn cầu.
Những giọt nước mắt trong khoảnh khắc ấy của đội ngũ y, bác sĩ Bệnh viện Việt-Pháp vẫn được lưu trữ trong các khuôn hình. Đó là sự hân hoan khi Việt Nam đã thoát khỏi nguy cơ đại dịch. Đó là niềm thương xót với những người đã ngã xuống. Đó còn là niềm tự hào khi nền y tế của quốc gia đã hoàn thành trách nhiệm quốc tế về ngăn chặn đại dịch.
Và nay, cho đến lúc này, ngành Y Việt Nam tiếp tục thể hiện những nỗ lực phi thường để khống chế Covid-19 qua hơn 100 ngày. Mọi việc vẫn đang trong tầm kiểm soát. Và, những nỗ lực này đều được báo chí, chuyên gia quốc tế đánh giá rất cao.
Hơn 100 ngày nhìn lại, tôi nhớ hình ảnh đội ngũ y, bác sỹ Bình Thuận khóc nức nở hô: “Âm tính rồi! Âm tính rồi!” khi có kết quả xét nghiệm mà bệnh nhân họ đang điều trị. Tôi nhớ hình ảnh đội ngũ bác sỹ Bệnh viện Bạch Mai vừa trong vòng cách ly, vừa điều trị, thay người nhà chăm sóc bệnh nhân. Tôi nhớ cả hình ảnh vết khẩu trang hằn sâu lên da mặt khi bác sỹ cởi đồ bảo hộ ra viện…
Vậy những người chống SARS khi xưa hay chống Covid-19 hôm nay có cần tượng đài không?
Tôi không trả lời được. Tôi chỉ chắc rằng, cái miếu nhỏ ở Bệnh viện Việt-Pháp hay những hình ảnh hằn sâu vào tâm trí tôi những ngày qua là đủ tạo nên những tượng đài trong tiềm thức khi nhớ về ngành Y. Và tôi tin, nhiều người cũng cùng suy nghĩ với tôi.
Nó cũng gợi mở cho các đơn vị muốn dựng tượng đài rằng, hãy làm thật tốt công việc của mình. Bản thân việc phụng sự quốc gia, sát cánh cùng những khó khăn của người dân cũng đã tạo nên những tượng đài.
Mà tượng đài trong lòng dân thì vững chãi hơn hết thảy!
![]() Cập nhật thông tin đến 7h sáng ngày 5/5, Covid-19 đã xuất hiện ở 214 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 3,6 triệu ... |
![]() Một số bệnh nhân nhiễm virus có chỉ số oxy trong máu thấp đến mức nguy hiểm nhưng lại không bộc lộ triệu chứng rõ ... |
![]() Sáng nay, hàng triệu HS-SV bắt đầu đến trường sau kì nghỉ chưa từng có trong lịch sử. Mấy ngày nữa, mọi việc sẽ trở ... |
Đọc nhiều
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Thìa sữa trong viện

Kinh hoàng sữa giả

“Miếng cơm” từ cây gạo
Tin tức khác

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu
