
![]() |
Nguyễn Vũ Hoàng Như (bên trái) và Nguyễn Thị Hồng Cơ (bên phải). |
Những lá đơn tình nguyện
Gặp chúng tôi sau khi đi kiểm tra sức khỏe của người dân ở 3 ổ dịch địa phương tại đường Tô Hiệu – Giáp Văn Cương, P. Hòa Minh, Q. Liên Chiểu, Đà Nẵng, vầng trán của Nguyễn Vũ Hoàng Như (sinh viên năm 2 ngành Y đa khoa, Trường ĐH Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng) vẫn hằn lên vết lằn do đội mũ chắn giọt bắn quá lâu.
![]() |
Vết hằn trên trán Như khi đội mũ chắn giọt bắn quá lâu. |
Là một trong số hơn 400 sinh viên của Trường ĐH Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng được tăng cường cho công tác chống dịch tại địa phương, Hoàng Như luôn cẩn thận trong mọi thao tác, đảm bảo sức khỏe để “chiến” đường dài cùng các nhân viên y tế khác tại Trạm Y tế Hòa Minh.
Đợt dịch này quay trở lại ngay khi Như và các bạn đang trong kì thi kết thúc học kì II, tình hình diễn biến phức tạp Trường ĐH Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng quyết định tạm dừng việc dạy học và thi cử. Phong trào sinh viên tình nguyện vào tuyến đầu chống dịch cũng được Đoàn trường phát động. Nhận được thông báo, Như đăng ký tham gia ngay, với em lựa chọn theo đuổi chiếc áo blouse trắng thì bản thân ý thức được mình cần phải góp sức mình trong công tác phòng chống dịch của thành phố.
“Khi có thông báo em đăng ký ngay, sau đó mới gọi về gia đình. Mẹ em lo lắng nhưng tin tưởng vào sự lựa chọn của con, mẹ dặn dò việc phải cẩn thận và động viên đã chọn theo con đường này thì em phải cố gắng trước những khó khăn”, Như bộc bạch.
Cũng giống Như, Nguyễn Thị Hồng Cơ (bạn cùng lớp Như) đăng ký tham gia tuyến đầu chống dịch thông qua Đoàn trường. Vậy nhưng, sau khi gọi về mẹ tại Đăk Lăk, Cơ lại không được sự ủng hộ của mẹ.
“Mẹ nghe dịch là điện ra bảo em thu xếp về quê. Sau khi nghe em đăng ký công tác chống dịch, mẹ lo lắng và khuyên không nên tham gia. Nhưng em vẫn quyết định đăng ký, em giải thích cho mẹ hiểu và bản thân cũng sẽ cẩn thận hơn để đảm bảo an toàn”.
Để chính thức tham gia hỗ trợ công tác phòng chống dịch, các sinh viên tình nguyện đều phải tham gia một khóa tập huấn về kỹ năng truy vết, mặc đồ bảo hộ, lấy mẫu xét nghiệm, kiến thức cơ bản về dịch bệnh Covid-19 vào hai ngày 28 và 29/7, ngày 30 các sinh viên được phân về những điểm chống dịch để trực tiếp tham gia công tác hỗ trợ.
Ngót nghét gần 10 ngày góp sức cho “cuộc chiến”, Như đã tập làm quen với cái nóng khi mặc đồ bảo hộ và những vết hằn mỗi khi em tháo chiếc mũ chắn giọt bắn ra.
![]() |
Các bạn sinh viên giúp đỡ các cô Trạm Y tế nhập dữ liệu theo dõi sức khỏe |
Những trải nghiệm quý giá
Với Như và Cơ, tham gia tuyến đầu chống dịch cũng cho cả hai nhiều trải nghiệm và niềm tin yêu đối với việc lựa chọn ngành học mình đang theo đuổi. Như nhận nhiệm vụ trực tiếp đến các điểm dân cư là vùng dịch để đo nhiệt độ và theo dõi tình hình sức khỏe của người dân. Những ngày đầu em có chút lo sợ, tuy nhiên dần dần tâm lý được cải thiện hơn. Hiện nay, khi nhiều người tại vùng dịch lo lắng, thì Như luôn tận tình giải thích để trấn an tinh thần. Bên cạnh đó, em còn giữ liên lạc trong trường hợp những người có biểu hiện bất thường về sức khỏe.
Còn với Cơ, nhận nhiệm vụ tại Trạm Y tế để tiếp nhận khai báo, đã có trường hợp đến khai báo là F1 và sau đó được xác định dương tính. Tuy nhiên vì luôn cẩn thận trong từng hoạt động, Cơ đã giữ khoảng cách và có những đồ bảo hộ đảm bảo an toàn trước những trường hợp trên.
Với những sinh viên y khoa như Như và Cơ, những ngày qua, được “sống với nghề” chứng kiến các anh chị tại Trạm phải chạy ngược, chạy xuôi, không quản khó khăn để đẩy nhanh hơn công tác truy vết Covid khiến các em càng cảm thấy yêu nghề hơn.
“Các anh chị tại Trạm rất nhiệt tình hướng dẫn, các anh chị còn quan tâm đến sức khỏe của bọn em. Tham gia thế này, chúng em mới thấy hết được những vất vả của tuyến đầu. Em cảm phục và cũng rất đỗi tự hào với ngành nghề mình theo đuổi”, Như chia sẻ.
Hơn nữa, các bạn đều có niềm tin rằng y học Việt Nam, những chỉ đạo của Chính phủ, cùng sự đoàn kết đồng lòng của người dân sẽ đưa đất nước vượt qua dịch bệnh.
“Tham gia công tác chống dịch, chúng em cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân. Mọi người mang quà đến, gửi lời động viên,… Những tình cảm đó rất đáng quý với chúng em. Với tinh thần đoàn kết đó, em tin là chúng ta sẽ vượt qua dịch bệnh”, Cơ tâm sự.
![]() |
![]() |
![]() |
Đọc nhiều
Tin mới hơn

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm
Tin tức khác

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Công nhân và việc học tập suốt đời

Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ
